Xem thêm: Kinh tế học: Ồ quá dễ !
Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Ngày Sách Việt Nam hằng năm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm../.
http://vietnamplus.vn/quyet-dinh-ngay-214-hang-nam-la-ngay-sach-viet-nam/245635.vnp
(Giáo dục) - Sáng ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực. Tại phiên họp, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày dự thảo quyết định về việc thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo.
Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các phó chủ tịch Ủy ban dự kiến bao gồm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Một trong các chức năng và nhiệm vụ của ủy ban là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chiến lược, chương trình, đề án quốc gia, dự án quan trọng có tính chất liên ngành, đa lĩnh vực về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước…
Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, chủ trì Phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng để nghe và thảo luận 3 đề án quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đó là: Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam
Thủ tướng sẽ đứng đầu Ủy ban QG đổi mới giáo dục
(TTXVN) LÚC : Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam.
(Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Quyết định nêu rõ, Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đồng thời tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Ngày Sách Việt Nam hằng năm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm../.
http://vietnamplus.vn/quyet-dinh-ngay-214-hang-nam-la-ngay-sach-viet-nam/245635.vnp
Thủ tướng sẽ đứng đầu Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục
(Giáo dục) - Sáng ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực. Tại phiên họp, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày dự thảo quyết định về việc thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo.
Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các phó chủ tịch Ủy ban dự kiến bao gồm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Một trong các chức năng và nhiệm vụ của ủy ban là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chiến lược, chương trình, đề án quốc gia, dự án quan trọng có tính chất liên ngành, đa lĩnh vực về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước…
Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, chủ trì Phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng để nghe và thảo luận 3 đề án quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đó là: Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng
Đề án Xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 và Đề án thành lập Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Hội đồng.
Sau khi nghe báo cáo về 3 đề án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các thành viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực đã tập trung thảo luận và cho ý kiến từng vấn đề cụ thể.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với việc khẳng định rõ vai trò và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo trong triển khai đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ nên đề cập đến trách nhiệm cụ thể và sự vào cuộc quyết liệt của từng cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm phục vụ quá trình đổi mới giáo dục.
Đồng tình với chủ trương phải bám sát vào các giải pháp của Nghị quyết số 29, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trước hết nên tập trung vào chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông, tạo nền tảng quan trọng trong đào tạo cốt cách con người và định hướng nghề nghiệp...
Tại phiên họp này, một số chuyên gia và nhà khoa học đã đề cập vấn đề quyết định thành bại của đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo với đầy đủ năng lực và phẩm chất.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cầu: Chương trình hành động cần bám sát và cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương với 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đặt ra; song song với đó, rà soát lại danh mục cụ thể của đề án để triển khai có trọng tâm trọng điểm; quá trình thực hiện đặc biệt lưu ý đến tính khả thi.
Đối với Đề án Xây dựng chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng và các Bộ, ngành liên quan cần tham gia vào quá trình giám sát, phản biện của Quốc hội, qua đó chỉnh sửa, sớm hoàn thiện đề án trình Quốc hội thông qua.
Thủ tướng nhấn mạnh, trước mắt cần triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông đáp ứng yêu cầu hiện nay, tiến tới nghiên cứu lập đề án, tổ chức hội thảo xây dựng chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, có tiếp thu kinh nghiệm thế giới để hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, giáo dục suốt đời.H.H (Tổng hợp).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét