Vì sao FBI nhanh chóng tóm gọn những kẻ khủng bố ở Boston?
Chỉ trong vòng vẻn vẹn 3 ngày sau vụ đánh bom khủng bố trong cuộc chạy marathon ở Boston, 17 giờ 10 thứ năm, ngày 18/4/2013 FBI tự tin công bố danh tính nghi phạm; Và 4 ngày sau, 20:45 tối qua, 19/4/2013 (tức 7:45 sáng nay, 20/4 theo giờ VN) FBI đã tóm gọn kẻ số 2 trong vụ đánh bom khủng bố. Trong khi đó, suốt cả ngày đầu tiên, FBI hầu như không có bất cứ một manh mối nào về thủ phạm. Vậy nguyên nhân nào đã giúp FBI trong vụ “mò kim đáy bể” này?
Hai anh em nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev - người anh (mũ đen)
Bức ảnh ghi lại hình ảnh hai anh em nghi phạm trước
Hình ảnh trước khi bom nổ tại Boston, tên Dzhokhar Tsarnaev
đội mũ trắng và cậu bé 8 tuổi thiệt mạng trong vụ nổ bom.
Dzhokhar Tsarnaev bị bắt tại Watertown, ngoại ô Boston.
Nhờ sự tăng cường các camera an ninh, cơ quan công lực đã có tới hàng terabyte dữ liệu hình ảnh và video liên quan đến vụ đánh bom ở Boston. Với sự trợ giúp của máy tính, một người có thể mất hàng năm mới có thể xem hết các hình ảnh và video đó. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ video trong vài năm trở lại đây, những chương trình máy tính đã có thể nhận dạng các chi tiết theo như cách mà con người hay làm.
Chương trình sẽ chỉ lấy ra các video có liên quan, từ đó giúp con người ít tốn thời gian xem các video hơn. Alex Shipp, giám đốc điều hành công ty chuyên về phần mềm giám sát video 3VR nói với tờ Morning Editon rằng: “Chúng ta có thể đưa ra các yêu cầu như “hãy cho tôi xem tất cả chiếc xe màu đỏ đi về hướng Đông.” Phần mềm này cũng có thể tìm ra những thứ như là kẻ tình nghi đội mũ đen và trắng trong ngày xảy ra vụ đánh bom. Với các video độ phân giải cao, ứng dụng 3VR có thể nhận dạng được những người có giới tính và độ tuổi cụ thể.
Trong tương lai, camera giám sát thậm chí còn có nhiều tính năng hay hơn. Một công ty có tên BRS Labs, đang phát triển một hệ thống camera có thể quan sát một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định, “học thuộc” các diễn biến bình thường ở khu vực này. Từ đó, hệ thống có thể chỉ ra được khoảng thời gian mà nó nhận ra các hành động bất thường, như là các kẻ lảng vảng, để lại các gói hành lý rồi bỏ đi. BRS Labs đã ký kết một hợp đồng với công ty quản lý hệ thống giao thông công cộng của San Francisco để triển khai công nghệ này.
Hiện tại thì chúng ta vẫn mất khá nhiều thời gian cho việc tìm ra kẻ tình nghi từ các video giám sát. Công nghệ nhận dạng tự động mặc dù vẫn rất hữu ích để tăng tốc độ tìm kiếm, tuy nhiên đôi khi nó lại làm việc không hiệu quả, đặc biệt là với các đoạn video độ phân giải thấp hoặc khung cảnh quá hỗn loạn. Hy vọng trong tương lai, các công nghệ video đang phát triển sẽ giúp chúng ta giám sát tốt hơn tình hình an ninh để bảo vệ đám đông hoặc sẽ tìm được các kẻ tình nghi nhanh hơn.
Nhà báo Đỗ Dũng của Người Việt TV phân tích thêm về vấn đề này:
Xem Clip trong trang gốc: http://googletienlang.blogspot.ch/2013/04/clip-vi-sao-fbi-nhanh-chong-tom-gon.html#more
Tony Nguyễn- Gửi về từ Hoa Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét