Thêm một doanh nghiệp Việt lâu đời sắp về tay đại gia tỷ USD Thái Lan
(Dân trí) - Các tập đoàn tỷ USD của Thái Lan liên tục thâu tóm những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa, bao bì. Trong thông tin chào mua công khai, Indorama công bố giá mục tiêu là 26.219 đồng/cổ phần. Để mua lại toàn bộ hơn 81 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa, phía đối tác nước ngoài sẽ chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. Như vậy, mức định giá doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam chỉ tương đương với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Nhà đầu tư ngoại chào mua, cổ đông đăng ký thoái hết vốn
Công ty Indorama Netherlands vừa công bố chào mua công khai 100% vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (Nhựa Ngọc Nghĩa). Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt là đại lý thực hiện thương vụ chào mua công khai này.
Ngay sau khi Indorama Netherlands thông báo ý định mua lại 100% cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa, các cổ đông lớn của doanh nghiệp phía Việt Nam lần lượt công bố thoái vốn.
Trong cơ cấu cổ đông Nhựa Ngọc Nghĩa, gia đình anh em Tổng Giám đốc La Bùi Hồng Ngọc và Chủ tịch La Bùi Hoàng Nghĩa sở hữu gần 60% cổ phần, nắm quyền chi phối công ty. Trong khi đó, quỹ Tempel Four Limited thuộc Tập đoàn VinaCapital nắm giữ 36% cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa.
Với động thái này, gần như chắc chắn công ty hàng đầu trong ngành bao bì nhựa của Việt Nam sẽ về tay ông chủ ngoại. Được thành lập năm 1993, Nhựa Ngọc Nghĩa cho biết đang giữ vị trí trong nhóm dẫn đầu về sản xuất chai nhựa PET tại Việt Nam. Công ty tuyên bố cứ mỗi 3 chai nhựa tại Việt Nam, có 1 chai được xuất xưởng từ Nhựa Ngọc Nghĩa.
Một nhà máy của Nhựa Ngọc Nghĩa tại Bắc Ninh (Ảnh: NNC).
Hiện tại doanh nghiệp này có 3 nhà máy tại TPHCM, Tây Ninh, Bắc Ninh với năng lực sản xuất hơn 7 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm. Danh sách khách hàng của công ty bao gồm nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như Coca-Cola, Pepsi, Unilever, Vinamilk, Nutifood.
Theo báo cáo tài chính năm 2021, doanh thu của Nhựa Ngọc Nghĩa đạt gần 1.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là hơn 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của công ty đạt hơn 2.100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 1.400 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối hơn 330 tỷ đồng.
Những đế chế tỷ USD của Thái Lan
Trong thông tin chào mua công khai, Indorama công bố giá mục tiêu là 26.219 đồng/cổ phần. Để mua lại toàn bộ hơn 81 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa, phía đối tác nước ngoài sẽ chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. Như vậy, mức định giá doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam chỉ tương đương với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Indorama Netherlands giới thiệu đặt trụ sở tại Hà Lan, có vốn điều lệ khiêm tốn chưa đến 500 triệu đồng (18.000 euro). Tuy nhiên, Indorama Netherlands là một thành viên thuộc Indorama Ventures, doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Lan và là một trong những nhà sản xuất hóa chất, chai nhựa PET lớn trên toàn cầu.
Indorama Ventures hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thái Lan với giá trị vốn hóa gần 8 tỷ USD. Năm ngoái, tập đoàn này đạt doanh thu 13 tỷ USD và lợi nhuận 1,3 tỷ USD. Công ty này liên tục mở rộng địa bàn hoạt động thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập. Theo Forbes, trong 20 năm qua, Indorama đã thực hiện thành công hơn 50 thương vụ thâu tóm doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
Nhà sáng lập kiêm CEO Indorama Ventures là ông Aloke Lohia, quốc tịch Ấn Độ. Vị tỷ phú 63 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản 2,6 tỷ USD, hiện sống ở Bangkok, Thái Lan để điều hành công ty. Forbes xếp ông chủ Indorama vào danh sách những người giàu nhất Thái Lan thay vì Ấn Độ.
Nhà đầu tư ngoại chào mua, cổ đông đăng ký thoái hết vốn
Công ty Indorama Netherlands vừa công bố chào mua công khai 100% vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (Nhựa Ngọc Nghĩa). Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt là đại lý thực hiện thương vụ chào mua công khai này.
Ngay sau khi Indorama Netherlands thông báo ý định mua lại 100% cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa, các cổ đông lớn của doanh nghiệp phía Việt Nam lần lượt công bố thoái vốn.
Trong cơ cấu cổ đông Nhựa Ngọc Nghĩa, gia đình anh em Tổng Giám đốc La Bùi Hồng Ngọc và Chủ tịch La Bùi Hoàng Nghĩa sở hữu gần 60% cổ phần, nắm quyền chi phối công ty. Trong khi đó, quỹ Tempel Four Limited thuộc Tập đoàn VinaCapital nắm giữ 36% cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa.
Với động thái này, gần như chắc chắn công ty hàng đầu trong ngành bao bì nhựa của Việt Nam sẽ về tay ông chủ ngoại. Được thành lập năm 1993, Nhựa Ngọc Nghĩa cho biết đang giữ vị trí trong nhóm dẫn đầu về sản xuất chai nhựa PET tại Việt Nam. Công ty tuyên bố cứ mỗi 3 chai nhựa tại Việt Nam, có 1 chai được xuất xưởng từ Nhựa Ngọc Nghĩa.
Một nhà máy của Nhựa Ngọc Nghĩa tại Bắc Ninh (Ảnh: NNC).
Hiện tại doanh nghiệp này có 3 nhà máy tại TPHCM, Tây Ninh, Bắc Ninh với năng lực sản xuất hơn 7 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm. Danh sách khách hàng của công ty bao gồm nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như Coca-Cola, Pepsi, Unilever, Vinamilk, Nutifood.
Theo báo cáo tài chính năm 2021, doanh thu của Nhựa Ngọc Nghĩa đạt gần 1.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là hơn 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của công ty đạt hơn 2.100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 1.400 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối hơn 330 tỷ đồng.
Những đế chế tỷ USD của Thái Lan
Trong thông tin chào mua công khai, Indorama công bố giá mục tiêu là 26.219 đồng/cổ phần. Để mua lại toàn bộ hơn 81 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa, phía đối tác nước ngoài sẽ chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. Như vậy, mức định giá doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam chỉ tương đương với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Indorama Netherlands giới thiệu đặt trụ sở tại Hà Lan, có vốn điều lệ khiêm tốn chưa đến 500 triệu đồng (18.000 euro). Tuy nhiên, Indorama Netherlands là một thành viên thuộc Indorama Ventures, doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Lan và là một trong những nhà sản xuất hóa chất, chai nhựa PET lớn trên toàn cầu.
Indorama Ventures hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thái Lan với giá trị vốn hóa gần 8 tỷ USD. Năm ngoái, tập đoàn này đạt doanh thu 13 tỷ USD và lợi nhuận 1,3 tỷ USD. Công ty này liên tục mở rộng địa bàn hoạt động thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập. Theo Forbes, trong 20 năm qua, Indorama đã thực hiện thành công hơn 50 thương vụ thâu tóm doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
Nhà sáng lập kiêm CEO Indorama Ventures là ông Aloke Lohia, quốc tịch Ấn Độ. Vị tỷ phú 63 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản 2,6 tỷ USD, hiện sống ở Bangkok, Thái Lan để điều hành công ty. Forbes xếp ông chủ Indorama vào danh sách những người giàu nhất Thái Lan thay vì Ấn Độ.
Tỷ phú Aloke Lohia, ông chủ Indorama Ventures (Ảnh: Forbes).
Thương vụ trên đánh dấu việc các tập đoàn lớn của Thái Lan tiếp tục thâu tóm những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất bao bì, nhựa Việt Nam.
Giữa năm 2021, tập đoàn Thái Lan SCG hoàn tất mua lại 70% cổ phần hai mảng kinh doanh bao bì, nhựa gia dụng của Công ty Nhựa Duy Tân. Thương vụ này có giá trị khoảng 6.400 tỷ đồng (280 triệu USD). Công ty Việt Nam giữ lại mảng kinh doanh nhựa tái chế và nhựa kỹ thuật cao. Thương hiệu Nhựa Duy Tân ra đời năm 1987, đạt doanh thu mỗi năm khoảng gần 5.000 tỷ đồng.
Cuối năm 2020, SCG cũng đã chi gần 2.100 tỷ đồng (89 triệu USD) mua 94% cổ phần của Công ty Bao bì Biên Hòa (SOVI), doanh nghiệp thành lập từ năm 1968 với doanh thu hàng năm gần 2.000 tỷ đồng. SCG trước đó cũng đã thâu tóm nhiều doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực bao bì, nhựa như Tín Thành, Nhựa Bình Minh.
Tương tự Indorama, SCG cũng là một tập đoàn đa ngành lớn tại Thái Lan với vốn hóa 14 tỷ USD.
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/them-mot-doanh-nghiep-viet-lau-doi-sap-ve-tay-dai-gia-ty-usd-thai-lan-20220320171743685.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét