Nga tiếp tục tăng cường tấn công Kiev và toàn Ukraine
Trung tâm Kiev rung chuyển ngay trong giờ đầu ngày thứ 20 chiến sự Ukraine. Ngày thứ 20 chiến sự Ukraine: Trung tâm Kiev rung chuyển. Vào sáng nay 15/3, hàng loạt vụ oanh kích diễn ra gây ra ba vụ nổ lớn ở trung tâm thủ đô Kiev, gây hư hại các tòa chung cư.Giao tranh xung quanh thủ đô Ukraine tiếp tục gia tăng trong những ngày gần đây, khi lực lượng Nga đang tăng áp lực với các mục tiêu lớn hơn, trong đó có Kiev. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và một số tòa nhà bị hư hỏng nặng trong đợt pháo kích Kiev rạng sáng 15/3, ở các địa điểm Sviatoshynsky, Podilsk và Osokorky. Thị trưởng Kiev Vitaliy Klitschko sau đó ra lệnh giới nghiêm kéo dài 35 tiếng, từ 20h ngày 15/3 đến 7h ngày 17/3.
Giới chức Ukraine cho biết các vụ pháo kích ban đêm đã gây "thiệt hại khủng khiếp" ở thành phố miền đông Dnipro, trong đó sân bay bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Oleh Syniehubov, lãnh đạo tỉnh Kharkov, nói rằng có 65 vụ pháo kích nhằm vào thành phố cùng tên ngày 14/3, khiến một người thiệt mạng và một người bị thương nặng. Ông cho biết giao tranh đang diễn ra ở Izium, Balaklia và Dergachi, ba thành phố trong tỉnh Kharkov.
Volodymyr Matsokin, phó thị trưởng thành phố Izium, cho biết nơi này đã "bị bao vây trong hai tuần, không có nước, điện, nhiệt, thực phẩm, thuốc men và kết nối liên lạc". Vitalii Koval, người đứng đầu chính quyền tỉnh Rivne ở tây bắc Ukraine, cho biết cuộc tấn công nhằm vào một tháp truyền hình hôm 14/3 đã khiến ít nhất 19 người thiệt mạng và 9 người bị thương.
Khoảng 2.000 ôtô đã đưa người dân rời thành phố miền nam Mariupol, trong khi 2.000 chiếc khác đang sẵn sàng xuất phát. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói rằng một đoàn xe tiếp tế nhu yếu phẩm đang mắc kẹt ở thành phố Berdyansk gần đó, cáo buộc Nga không tuân thủ thỏa thuận hỗ trợ dân thường bị mắc kẹt.
Tổng thống Ukraine ám chỉ Kiev có thể sẵn sàng thỏa hiệp về nỗ lực gia nhập NATO, điều mà Moskva coi là lằn ranh đỏ.
"Ukraine không phải thành viên NATO. Chúng ta hiểu điều đó. Suốt nhiều năm qua, chúng ta luôn nghe rằng những cánh cửa rộng mở, nhưng cũng phải hiểu rằng Ukraine không thể gia nhập liên minh. Đó là thực tế và cần được chấp nhận", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc họp trực tuyến với giới chức quân đội hôm 15/3.
Phái đoàn Nga và Ukraine tiếp tục hội đàm sau một ngày tạm hoãn. "Các vấn đề thảo luận gồm quản lý chung, ngừng bắn và rút binh sĩ Nga khỏi lãnh thổ đất nước", Mykhailo Podolyak, cố vấn Tổng thống Ukraine và thành viên đoàn đàm phán, viết trên Twitter.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala và Thủ tướng Slovenia Janez Jansa đi tàu hỏa đến Kiev, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo nước ngoài tới thủ đô của Ukraine từ khi Nga mở chiến dịch quân sự.
Chính phủ Ba Lan cho biết ba lãnh đạo đến Kiev với tư cách "đại diện của Liên minh châu Âu (EU)" và dự kiến gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Dù vậy, một quan chức EU nói rằng chuyến đi ẩn chứa nhiều nguy cơ an ninh nghiêm trọng và có thể phá hỏng các cuộc đàm phán.
Theo Liên Hợp Quốc, 3 triệu dân thường Ukraine, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã rời bỏ đất nước để tránh chiến sự.
Điện Kremlin cho rằng còn quá sớm để kết luận về những cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. "Công việc rất phức tạp, nhưng dấu hiệu tích cực là hoạt động này vẫn tiếp diễn. Chúng tôi không muốn đưa ra dự báo nào. Hãy cùng chờ những kết quả rõ ràng", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Oleksiy Arestovich, cố vấn Tổng thống Ukraine, cho rằng chiến sự có thể kết thúc vào tháng 5 hoặc sớm hơn, phụ thuộc vào nguồn lực Nga có thể huy động.
"Chúng tôi đang ở ngã ba đường khi sẽ có thỏa thuận hòa bình được ký kết chóng vánh trong một đến hai tuần với hoạt động rút quân và những điều khác. Hoặc sẽ có nỗ lực tập hợp lực lượng cho đợt tiếp theo và khi chúng tôi đánh bại họ, sẽ có một thỏa thuận vào giữa hoặc cuối tháng 4", ông nói.
M240 - khẩu cối "khủng bố" của Nga: 1 quả, nghiền nát 1 pháo đài.
Cối M240 với những quả đạn dài 1,5 mét chứa 75 kg thuốc nổ, có uy lực rất khủng khiếp trong việc tấn công đối phương trong công sự.
Súng cối M240 240 mm của Nga là một trong những loại vũ khí có cỡ nòng lớn nhất thế giới vẫn được sử dụng trên chiến trường ngày nay, với uy lực hủy diệt vô cùng khủng khiếp.
Một khẩu cối M240 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Loại đạn khổng lồ của nó được thiết kế riêng cho mục đích nghiền nát các cứ điểm quân sự kiên cố, nhưng nhiều quân đội lại thường xuyên được sử dụng nó để bắn phá các khu vực đô thị đông dân cư.
Trước đây, quân đội các nước trên thế giới thường tỏ ra hoài nghi với các khẩu súng lớn bởi các thiết kế nguyên mẫu của chúng luôn bị xem là thiếu tính thực tế nên hiếm khi được sản xuất và sử dụng phổ biến trên chiến trường. Tuy nhiên, cối M240 là một ngoại lệ.
Liên Xô lần đầu sản xuất cối khổng lồ M240 trong thập niên 1950. Kể từ đó, nó được quân đội Liên Xô, Nga, Ai Cập và Syria sử dụng trong nhiều cuộc xung đột khác nhau như chiến tranh Yom Kippur 1973, nội chiến Lebanon trong thập niên 1980, cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, cuộc chiến tranh của Nga với Chechnya năm 1999, cuộc chiến của Nga tại Syria và một số cuộc chiến gần đây.
Súng cối là vũ khí cá nhân trang bị cho bộ binh. Khác với lựu pháo hạng nặng và dã pháo, cối hạng nhẹ có thể được các binh sĩ tháo lắp, mang vác và tùy nghi sử dụng mà không cần có một kíp pháo thủ vận hành.
Súng cối sử dụng đầu đạn nổ có cỡ tương đương đạn pháo nhưng có hỏa lực lớn hơn dù tầm bắn ngắn hơn. Một súng cối hạng trung hoặc hạng nặng hiện đại có tầm bắn 5-6,5 km với đạn thường trong khi lựu pháo hạng nặng thông thường có tầm bắn từ 24 km trở lên.
Tuy nhiên, M240 khó có thể được coi là súng cối theo các tiêu chuẩn này. Rất hiếm loại cối nào sử dụng đạn trên 120 mm, trong khi đạn cối M240 có đường kính gấp đôi. Đây cũng không phải là vũ khí hạng nhẹ bởi trọng lượng của cối M240 lên tới hơn 4 tấn, và một khẩu đội cối phải mất 25 phút mới có thể triển khai tác chiến. Mỗi quả đạn cối dài 1,5 m của nó nặng gần 128 kg và chứa tới 75 kg thuốc nổ có sức công phá lớn.
Khẩu cối lớn này có thể bắn từ khoảng cách từ 800 m-8 km với tốc độ một phát/ phút, và tầm bắn của nó có thể lên tới 24 km nhờ cơ chế phản lực đặc biệt của đạn.
Mỗi phát bắn của cối M240 có tiếng kêu giống một chiếc chuông khổng lồ ngân vang khi quả đạn dài của nó được phóng ở góc gần như thẳng đứng lên trời, khác với tiếng kêu ngắt quãng đặc trưng của hầu hết súng cối khác.
Với hỏa lực cực mạnh và tầm bắn tương đối ngắn, cối M240 là một vũ khí lý tưởng dùng để tấn công các mục tiêu bị vây hãm. M240 có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vũ khí khác có cùng cỡ nòng, chẳng hạn như lựu pháo M1 240 mm nặng 32 tấn, và tầm bắn ngắn của nó cũng không gây trở ngại trong việc bắn phá các mục tiêu kiên cố trong thành trì của đối phương.
Trong chiến tranh Yom Kippur 1973, Liên Xô đã cung cấp cối M240 cho quân đội Ai Cập và Syria, và đây cũng là lần đầu tiên vũ khí này được thử lửa trong thực chiến. Cối M240 của Ai Cập đã nghiền nát các công sự kiên cố của Israel dọc kênh đào Suez, trong khi các khẩu đội cối của quân đội Syria đè bẹp các tiền đồn ở điểm cao Hermon và Ted Fares trên Cao nguyên Golan, cắt đứt mạng lưới liên lạc, xóa sổ các trạm quan sát pháo binh và thu thập tin tức tình báo của Israel.
Đạn cối M240 (phải) so với một quả đạn cối thông thường. Ảnh: YouTube
"Khi cối 240 mm khai hỏa, việc báo động hay ẩn náu thực sự không còn ý nghĩa, bởi nếu bạn nằm trong tầm bắn của nó, bạn sẽ thiệt mạng hoặc bị thương bởi các mảnh đạn khổng lồ và các mảnh vỡ của nó văng ra", Alon Harksberg, một cựu chiến binh trong cuộc chiến trên Cao nguyên Golan nhớ lại.
Phóng viên New York Times cũng nhận xét trong một bài báo là đạn M240 "giống một quả bom hơn là đạn cối bởi nó tạo ra một hố sâu đường kính hơn 4,5 m".
Liên Xô lần đầu tiên sử dụng cối M240 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Konstantin Scherbakov, một pháo thủ thuộc Tiểu đoàn Pháo binh số 1074 nhớ lại vụ tấn công năm 1985 vào một pháo đài ở Thung lũng Panjshir của lãnh chúa Afghanistan Ahmad Shah Massoud. Khi đó, tiểu đoàn 1074 đã sử dụng cối M240 gắn trên xe kéo bọc thép MT-LB và đạn dẫn đường bằng laser Smel’Chak để tấn công pháo đài.
"Sau khi bị đối phương chặn đà tiến công bằng súng máy hạng nặng DShK khai hỏa từ một cứ điểm kiên cố bên trong pháo đài của Massoud, chỉ huy tiểu đoàn đã điều động cối M240 phá hủy ụ súng địch sử dụng đạn thường và đạn dẫn đường laser. 12 phút sau khi M240 khai hỏa, pháo đài trở thành đống đổ nát", Scherbakov nói.
Cuộc chiến này đã chứng tỏ ưu điểm của cối M240. Giống các loại cối khác, M240 có thể bắn đạn cầu vồng theo góc cao, vượt qua các bức tường của pháo đài, trong khi đạn pháo 122 mm bắn ở góc cao nhất đều trúng vào tường. Ngoài ra, độ chính xác của cối được cải thiện đáng kể nhờ thiết bị dẫn đường bằng laser.
Cối M240 gắn trên xe bánh xích 2S4. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, vũ khí này sẽ trở nên nguy hiểm nếu pháo thủ không được huấn luyện bài bản. "Khi khai hỏa, điều đặc biệt quan trọng là cần lau sạch nòng sau mỗi phát bắn, nếu không đạn sẽ bị kẹt trong nòng và không thể đẩy hoặc kéo nó ra", Scherbakov cho hay.
Liên Xô đã cải thiện khả năng cơ động của M240 bằng cách gắn nó lên xe bánh xích tự hành 2S4 nặng 30 tấn với kíp pháo thủ 9 người. Cối tự hành 2S4 trên tiếp tục phát huy hiệu quả trên chiến trường Afghanistan, nơi chúng liên tục phá hủy các công sự và hang núi kiên cố của phiến quân.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cối tự hành 2S4 từng được trang bị cho các lữ pháo binh hỏa lực mạnh của Liên Xô, và thậm chí được trang bị cả đầu đạn hạt nhân. Gần nhất, cối M240 vẫn được Nga sử dụng trong cuộc xung đột tại Syria.
Súng cối M240 240 mm của Nga là một trong những loại vũ khí có cỡ nòng lớn nhất thế giới vẫn được sử dụng trên chiến trường ngày nay, với uy lực hủy diệt vô cùng khủng khiếp.
Một khẩu cối M240 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Loại đạn khổng lồ của nó được thiết kế riêng cho mục đích nghiền nát các cứ điểm quân sự kiên cố, nhưng nhiều quân đội lại thường xuyên được sử dụng nó để bắn phá các khu vực đô thị đông dân cư.
Trước đây, quân đội các nước trên thế giới thường tỏ ra hoài nghi với các khẩu súng lớn bởi các thiết kế nguyên mẫu của chúng luôn bị xem là thiếu tính thực tế nên hiếm khi được sản xuất và sử dụng phổ biến trên chiến trường. Tuy nhiên, cối M240 là một ngoại lệ.
Liên Xô lần đầu sản xuất cối khổng lồ M240 trong thập niên 1950. Kể từ đó, nó được quân đội Liên Xô, Nga, Ai Cập và Syria sử dụng trong nhiều cuộc xung đột khác nhau như chiến tranh Yom Kippur 1973, nội chiến Lebanon trong thập niên 1980, cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, cuộc chiến tranh của Nga với Chechnya năm 1999, cuộc chiến của Nga tại Syria và một số cuộc chiến gần đây.
Súng cối là vũ khí cá nhân trang bị cho bộ binh. Khác với lựu pháo hạng nặng và dã pháo, cối hạng nhẹ có thể được các binh sĩ tháo lắp, mang vác và tùy nghi sử dụng mà không cần có một kíp pháo thủ vận hành.
Súng cối sử dụng đầu đạn nổ có cỡ tương đương đạn pháo nhưng có hỏa lực lớn hơn dù tầm bắn ngắn hơn. Một súng cối hạng trung hoặc hạng nặng hiện đại có tầm bắn 5-6,5 km với đạn thường trong khi lựu pháo hạng nặng thông thường có tầm bắn từ 24 km trở lên.
Tuy nhiên, M240 khó có thể được coi là súng cối theo các tiêu chuẩn này. Rất hiếm loại cối nào sử dụng đạn trên 120 mm, trong khi đạn cối M240 có đường kính gấp đôi. Đây cũng không phải là vũ khí hạng nhẹ bởi trọng lượng của cối M240 lên tới hơn 4 tấn, và một khẩu đội cối phải mất 25 phút mới có thể triển khai tác chiến. Mỗi quả đạn cối dài 1,5 m của nó nặng gần 128 kg và chứa tới 75 kg thuốc nổ có sức công phá lớn.
Khẩu cối lớn này có thể bắn từ khoảng cách từ 800 m-8 km với tốc độ một phát/ phút, và tầm bắn của nó có thể lên tới 24 km nhờ cơ chế phản lực đặc biệt của đạn.
Mỗi phát bắn của cối M240 có tiếng kêu giống một chiếc chuông khổng lồ ngân vang khi quả đạn dài của nó được phóng ở góc gần như thẳng đứng lên trời, khác với tiếng kêu ngắt quãng đặc trưng của hầu hết súng cối khác.
Với hỏa lực cực mạnh và tầm bắn tương đối ngắn, cối M240 là một vũ khí lý tưởng dùng để tấn công các mục tiêu bị vây hãm. M240 có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vũ khí khác có cùng cỡ nòng, chẳng hạn như lựu pháo M1 240 mm nặng 32 tấn, và tầm bắn ngắn của nó cũng không gây trở ngại trong việc bắn phá các mục tiêu kiên cố trong thành trì của đối phương.
Trong chiến tranh Yom Kippur 1973, Liên Xô đã cung cấp cối M240 cho quân đội Ai Cập và Syria, và đây cũng là lần đầu tiên vũ khí này được thử lửa trong thực chiến. Cối M240 của Ai Cập đã nghiền nát các công sự kiên cố của Israel dọc kênh đào Suez, trong khi các khẩu đội cối của quân đội Syria đè bẹp các tiền đồn ở điểm cao Hermon và Ted Fares trên Cao nguyên Golan, cắt đứt mạng lưới liên lạc, xóa sổ các trạm quan sát pháo binh và thu thập tin tức tình báo của Israel.
Đạn cối M240 (phải) so với một quả đạn cối thông thường. Ảnh: YouTube
"Khi cối 240 mm khai hỏa, việc báo động hay ẩn náu thực sự không còn ý nghĩa, bởi nếu bạn nằm trong tầm bắn của nó, bạn sẽ thiệt mạng hoặc bị thương bởi các mảnh đạn khổng lồ và các mảnh vỡ của nó văng ra", Alon Harksberg, một cựu chiến binh trong cuộc chiến trên Cao nguyên Golan nhớ lại.
Phóng viên New York Times cũng nhận xét trong một bài báo là đạn M240 "giống một quả bom hơn là đạn cối bởi nó tạo ra một hố sâu đường kính hơn 4,5 m".
Liên Xô lần đầu tiên sử dụng cối M240 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Konstantin Scherbakov, một pháo thủ thuộc Tiểu đoàn Pháo binh số 1074 nhớ lại vụ tấn công năm 1985 vào một pháo đài ở Thung lũng Panjshir của lãnh chúa Afghanistan Ahmad Shah Massoud. Khi đó, tiểu đoàn 1074 đã sử dụng cối M240 gắn trên xe kéo bọc thép MT-LB và đạn dẫn đường bằng laser Smel’Chak để tấn công pháo đài.
"Sau khi bị đối phương chặn đà tiến công bằng súng máy hạng nặng DShK khai hỏa từ một cứ điểm kiên cố bên trong pháo đài của Massoud, chỉ huy tiểu đoàn đã điều động cối M240 phá hủy ụ súng địch sử dụng đạn thường và đạn dẫn đường laser. 12 phút sau khi M240 khai hỏa, pháo đài trở thành đống đổ nát", Scherbakov nói.
Cuộc chiến này đã chứng tỏ ưu điểm của cối M240. Giống các loại cối khác, M240 có thể bắn đạn cầu vồng theo góc cao, vượt qua các bức tường của pháo đài, trong khi đạn pháo 122 mm bắn ở góc cao nhất đều trúng vào tường. Ngoài ra, độ chính xác của cối được cải thiện đáng kể nhờ thiết bị dẫn đường bằng laser.
Cối M240 gắn trên xe bánh xích 2S4. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, vũ khí này sẽ trở nên nguy hiểm nếu pháo thủ không được huấn luyện bài bản. "Khi khai hỏa, điều đặc biệt quan trọng là cần lau sạch nòng sau mỗi phát bắn, nếu không đạn sẽ bị kẹt trong nòng và không thể đẩy hoặc kéo nó ra", Scherbakov cho hay.
Liên Xô đã cải thiện khả năng cơ động của M240 bằng cách gắn nó lên xe bánh xích tự hành 2S4 nặng 30 tấn với kíp pháo thủ 9 người. Cối tự hành 2S4 trên tiếp tục phát huy hiệu quả trên chiến trường Afghanistan, nơi chúng liên tục phá hủy các công sự và hang núi kiên cố của phiến quân.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cối tự hành 2S4 từng được trang bị cho các lữ pháo binh hỏa lực mạnh của Liên Xô, và thậm chí được trang bị cả đầu đạn hạt nhân. Gần nhất, cối M240 vẫn được Nga sử dụng trong cuộc xung đột tại Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét