Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc nhờ nước đi của TT Putin
Mới đây, TT Putin đồng ý đối tác phương Tây có thể thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la và sau đó chuyển sang đồng rúp.
Đức yêu cầu Nga giải thích bằng văn bản
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin chấp nhận cho các đối tác châu Âu thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la và chuyển đến ngân hàng Gazprom, ngân hàng này sẽ chuyển số tiền đó thành đồng rúp. Ngân hàng Gazprom hiện không nằm trong danh sách trừng phạt của các nước phương Tây.
Ông Putin cũng giải thích rằng việc thay đổi đơn vị tiền tệ thanh toán sẽ không dẫn đến các điều kiện bất lợi cho các nhà nhập khẩu Đức.
"Thủ tướng Scholz đã không đồng ý với thủ tục này nhưng yêu cầu phía Nga cung cấp thông tin bằng văn bản để hiểu rõ hơn", thông báo cho biết thêm.
Đức phụ thuộc vào Nga hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên và 1/3 lượng dầu nhập khẩu. So với một số nước EU khác, các nhà lãnh đạo Đức ít "mặn mà" hơn với các biện pháp trừng phạt nhằm vào năng lượng Nga.
Thủ tướng Scholz từng nói năng lượng của Nga là "thiết yếu" đối với nền kinh tế Đức. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cho biết, Đức đang cố gắng thực hiện các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng đồng thời thừa nhận điều này rất khó khăn.
Thủ tướng Đức yêu cầu Nga giải thích bằng văn bản liên quan đến các khoản thanh toán khí đốt. Ảnh: Reuters
Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc
Hồi tuần trước, Tổng thống Putin tuyên bố, Moscow sẽ chỉ chấp nhận đồng rúp trong thanh toán vận chuyển khí đốt tới các quốc gia "không thân thiện", bao gồm cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Về quyết định này, Điện Kremlin cho hay lý do là các nước thành viên EU đã vi phạm luật pháp quốc tế và đóng băng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng Nga.
Trước yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga, các nước thuộc nhóm G7 đã từ chối yêu cầu của Moscow về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và mô tả đây là hành vi vi phạm hợp đồng .
Nhưng thái độ của Nga rất cứng rắn. Ông Ivan Abramov, Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách Kinh tế của Hội đồng Liên bang Nga, trả lời rằng việc châu Âu từ chối các yêu cầu của Nga "chắc chắn sẽ dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên".
Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cùng ngày cũng cho biết nếu châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng rúp, Nga sẽ không "làm từ thiện".
Trước áp lực "cắt nguồn cung cấp", ngày 30/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã "bật" cảnh báo cấp 1 về "kế hoạch ứng phó khẩn cấp về khí đốt tự nhiên". Ông Habeck cho biết nguồn cung khí đốt vẫn được đảm bảo trong thời điểm hiện tại, nhưng Đức đang theo dõi chặt chẽ dòng cung cấp với các nhà khai thác thị trường.
Ông Peskov nói Nga không làm từ thiện, khẳng định: Không thanh toán, không có khí đốt!
Đồng thời, Đức đang tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Ông Habeck gần đây đã đến thăm Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong đó Qatar và Đức đã đạt được thỏa thuận hợp tác năng lượng dài hạn.
Mặt khác, đồng rúp của Nga, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, đã trở lại mức cao mới sau hơn một tháng và chứng khoán Nga cũng dần được cải thiện.
Ngày 29/3, tỷ giá đồng rúp Nga so với đô la Mỹ đã vượt mốc 88, lên mức cao mới trong hơn một tháng.
Hồi tuần trước, Tổng thống Putin tuyên bố, Moscow sẽ chỉ chấp nhận đồng rúp trong thanh toán vận chuyển khí đốt tới các quốc gia "không thân thiện", bao gồm cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Về quyết định này, Điện Kremlin cho hay lý do là các nước thành viên EU đã vi phạm luật pháp quốc tế và đóng băng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng Nga.
Trước yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga, các nước thuộc nhóm G7 đã từ chối yêu cầu của Moscow về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và mô tả đây là hành vi vi phạm hợp đồng .
Nhưng thái độ của Nga rất cứng rắn. Ông Ivan Abramov, Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách Kinh tế của Hội đồng Liên bang Nga, trả lời rằng việc châu Âu từ chối các yêu cầu của Nga "chắc chắn sẽ dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên".
Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cùng ngày cũng cho biết nếu châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng rúp, Nga sẽ không "làm từ thiện".
Trước áp lực "cắt nguồn cung cấp", ngày 30/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã "bật" cảnh báo cấp 1 về "kế hoạch ứng phó khẩn cấp về khí đốt tự nhiên". Ông Habeck cho biết nguồn cung khí đốt vẫn được đảm bảo trong thời điểm hiện tại, nhưng Đức đang theo dõi chặt chẽ dòng cung cấp với các nhà khai thác thị trường.
Ông Peskov nói Nga không làm từ thiện, khẳng định: Không thanh toán, không có khí đốt!
Đồng thời, Đức đang tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Ông Habeck gần đây đã đến thăm Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong đó Qatar và Đức đã đạt được thỏa thuận hợp tác năng lượng dài hạn.
Mặt khác, đồng rúp của Nga, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, đã trở lại mức cao mới sau hơn một tháng và chứng khoán Nga cũng dần được cải thiện.
Ngày 29/3, tỷ giá đồng rúp Nga so với đô la Mỹ đã vượt mốc 88, lên mức cao mới trong hơn một tháng.
Sau khi bị đình chỉ gần một tháng, thị trường chứng khoán Nga cũng đã tăng trở lại vào ngày giao dịch thứ 4, chỉ số RTS của Nga có lúc tăng hơn 10%, trong khi cổ phiếu các công ty Nga bao gồm Aeroflot, Rosneft và Sberbank, cũng tăng mạnh.
https://soha.vn/mac-phuong-tay-trung-phat-dong-rup-va-co-phieu-nga-khoi-sac-nho-nuoc-di-cua-tt-putin-20220331110439931rf20220331110439931.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét