Sau tuyên bố của Tổng thống Nga, giá đồng ruble tăng vọt
Ngày 23/3, giá đồng ruble đã tăng sau khi có thông báo một số nước phương Tây sẽ phải mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.Theo đài RT, thông báo này khiến đồng tiền của Nga ngay lập tức tăng lên mức giá cao nhất trong ba tuần, ở mức 95 ruble đổi 1 USD. Giá đồng ruble cũng tăng 3,5% so với tiền tệ của Liên minh châu Âu khi giao dịch ở mức 110,5 ruble đổi 1 euro.Đồng ruble đã giảm giá xuống mức thấp nhất lịch sử vào đầu tháng này khi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây giáng vào nền kinh tế Nga. Khi đó, cần tới 132 ruble mới đổi được 1 USD và 147 ruble chỉ đổi được 1 euro vào ngày 7/3. Vào giữa tháng 2, tỷ giá hối đoái của đồng ruble là khoảng 75 ruble/USD và 85 ruble/euro.
Ngày 23/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết rằng Nga định không dùng các loại tiền tệ khác trong giao dịch thanh toán khí đốt. Ông nói thêm rằng quyết định bất hợp pháp của một số nước phương Tây nhằm đóng băng tài sản của Nga đã phá hủy mọi niềm tin vào tiền tệ của họ. Do đó, các quốc gia không thân thiện sẽ phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Tổng thống Nga đã chỉ thị cho Ngân hàng Trung ương Nga và chính phủ trong vòng một tuần phải đưa ra quy định về việc mua đồng ruble trên thị trường nội địa cho những nước mua khí đốt của Nga.
Ông Putin nói thêm rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt và theo các nguyên tắc định giá đã ký kết trong hợp đồng. Chỉ có đơn vị tiền tệ thanh toán sẽ thay đổi.
Trước đó, cùng ngày, người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết nước này đã phong tỏa khoảng 850 triệu euro tài sản của các công dân Nga tại Pháp, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Cuối tuần qua, phát biểu trên kênh truyền hình LCI của Pháp, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cho biết đến nay nước này đã phong tỏa khoảng 150 triệu euro trong các tài khoản ngân hàng của công dân Nga liên kết với các thể chế tài chính của Pháp và 539 triệu euro tài sản cố định (nhà đất và bất động sản) trên lãnh thổ Pháp. Pháp cũng đã đình chỉ hoạt động đối với 2 du thuyền trị giá khoảng 150 triệu euro thuộc sở hữu của người Nga.
Trong khi đó, cùng ngày 23/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố nước này sẽ cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine. Thủ tướng Kishida đồng thời khẳng định mong muốn mở rộng hoạt động viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Hôm 18/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào 15 cá nhân và 9 công ty của Nga. Tính đến thời điểm đó, Nhật Bản đã áp đặt trừng phạt tổng cộng 76 cá nhân, 7 ngân hàng và 12 công ty của Nga.
TT Nga yêu cầu phương Tây mua khí đốt phải trả bằng đồng rúp
Nga yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” khi mua khí đốt của nước này phải trả bằng đồng rúp. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23.3 tuyên bố. Động thái này được cho là có tác động trực tiếp đến phương Tây.
Ông Putin nói một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm xói mòn lòng tin của Nga với hai đồng tiền phổ biến trên thế giới là USD và euro.
Ông Putin cho rằng, Nga “không còn cảm thấy” cần phải bán hàng hóa của nước này cho Mỹ và phương Tây để thu về USD hay euro. Tổng thống Nga nói các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán các khoản tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
“Trong vài tuần qua, mọi người biết đấy, một số quốc gia phương Tây tuyên bố phong tỏa tài sản Nga”, ông Putin nói trong cuộc họp chính phủ. “Phương Tây đang tự hủy hoại uy tín đồng tiền của họ”.
“Mỹ và phương Tây mặc nhiên áp đặt một loạt quy định với Nga. Nhưng giờ đây, ai trên thế giới cũng biết rằng, Nga không có nghĩa vụ phải giao dịch bằng đồng USD hay euro”, ông Putin nói.
Ông Putin nói lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu không đổi theo đúng hợp đồng ký kết, chỉ có đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán sẽ thay đổi.
Tuyên bố của ông Putin khiến giá trị đồng rúp tăng mạnh trên thị trường, lên mức 97,7 rúp/USD, nhưng vẫn thấp hơn so với thời điểm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thị trường khí đốt châu Âu cũng chao đảo vì quyết định của ông Putin, giá khí đốt ở một số nước châu Âu tăng 30%. Ước tính châu Âu nhập khẩu khoảng 200-800 triệu euro khí đốt từ Nga mỗi ngày.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng, Nga đã vi phạm hợp đồng ký kết khi đơn phương thay đổi đơn vị tiền tệ sử dụng trong giao dịch. Ba Lan và Hà Lan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu khác như Bulgaria nói sẽ không gặp vấn đề gì khi thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. “Điều này hơi bất thường nhưng các đối tác tài chính ở Bulgaria có thể thực hiện giao dịch bằng đồng rúp”, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Nikolov nói.
Hồi đầu tháng này, Nga công bố danh sách một loạt các quốc gia mà nước này coi là “không thân thiện”, do áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Danh sách chủ yếu gồm Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á. Khác với châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc và một số quốc gia khác không bị ảnh hưởng do không mua khí đốt của Nga.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tham vấn với đồng minh và mỗi quốc gia có thể đưa ra quyết định riêng, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Trong khi đó, cùng ngày 23/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố nước này sẽ cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine. Thủ tướng Kishida đồng thời khẳng định mong muốn mở rộng hoạt động viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Hôm 18/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào 15 cá nhân và 9 công ty của Nga. Tính đến thời điểm đó, Nhật Bản đã áp đặt trừng phạt tổng cộng 76 cá nhân, 7 ngân hàng và 12 công ty của Nga.
TT Nga yêu cầu phương Tây mua khí đốt phải trả bằng đồng rúp
Nga yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” khi mua khí đốt của nước này phải trả bằng đồng rúp. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23.3 tuyên bố. Động thái này được cho là có tác động trực tiếp đến phương Tây.
Ông Putin nói một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm xói mòn lòng tin của Nga với hai đồng tiền phổ biến trên thế giới là USD và euro.
Ông Putin cho rằng, Nga “không còn cảm thấy” cần phải bán hàng hóa của nước này cho Mỹ và phương Tây để thu về USD hay euro. Tổng thống Nga nói các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán các khoản tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
“Trong vài tuần qua, mọi người biết đấy, một số quốc gia phương Tây tuyên bố phong tỏa tài sản Nga”, ông Putin nói trong cuộc họp chính phủ. “Phương Tây đang tự hủy hoại uy tín đồng tiền của họ”.
“Mỹ và phương Tây mặc nhiên áp đặt một loạt quy định với Nga. Nhưng giờ đây, ai trên thế giới cũng biết rằng, Nga không có nghĩa vụ phải giao dịch bằng đồng USD hay euro”, ông Putin nói.
Ông Putin nói lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu không đổi theo đúng hợp đồng ký kết, chỉ có đơn vị tiền tệ sử dụng trong thanh toán sẽ thay đổi.
Tuyên bố của ông Putin khiến giá trị đồng rúp tăng mạnh trên thị trường, lên mức 97,7 rúp/USD, nhưng vẫn thấp hơn so với thời điểm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thị trường khí đốt châu Âu cũng chao đảo vì quyết định của ông Putin, giá khí đốt ở một số nước châu Âu tăng 30%. Ước tính châu Âu nhập khẩu khoảng 200-800 triệu euro khí đốt từ Nga mỗi ngày.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng, Nga đã vi phạm hợp đồng ký kết khi đơn phương thay đổi đơn vị tiền tệ sử dụng trong giao dịch. Ba Lan và Hà Lan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu khác như Bulgaria nói sẽ không gặp vấn đề gì khi thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. “Điều này hơi bất thường nhưng các đối tác tài chính ở Bulgaria có thể thực hiện giao dịch bằng đồng rúp”, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Nikolov nói.
Hồi đầu tháng này, Nga công bố danh sách một loạt các quốc gia mà nước này coi là “không thân thiện”, do áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Danh sách chủ yếu gồm Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á. Khác với châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc và một số quốc gia khác không bị ảnh hưởng do không mua khí đốt của Nga.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tham vấn với đồng minh và mỗi quốc gia có thể đưa ra quyết định riêng, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét