Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

"Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?

Câu trong bảng nên dịch đúng là: Cấm tiểu tiện "về phía" hay "hướng về" nước Nga.
Tấm biển lạ ở biên giới NATO-Nga: "Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?
Tất Đạt | 31/03/2022 Theo Euronews, một tấm biển tự chế tại một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đông bắc Na Uy đã kêu gọi mọi người không đi tiểu về phía lãnh thổ Nga. Tấm biển được viết bằng tiếng Anh, nói rằng mọi người "không được đi tiểu về phía Nga" nếu không sẽ chịu một khoản tiền phạt rất nặng.


Tấm biển gây xôn xao cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. 
Thông báo được đặt trên bờ sông Jakobselva ngăn cách Na Uy và Nga, bên cạnh một biển báo chính thức thông báo rằng khu vực này đang được lực lượng biên phòng Na Uy giám sát bằng video.

Quan chức quản lí biên giới Na Uy Jens-Arne Høilund đã xác nhận các báo cáo rằng tấm bảng hiệu đã xuất hiện gần làng Grense Jakobselv.

"Biển báo có lẽ đã được đặt ở đó bởi những người có thiện chí, để cảnh báo những người đi qua chống lại hành vi mang tính xúc phạm", Høilund nói trong một tuyên bố với AFP.

Theo luật của Na Uy, việc thực hiện "hành vi mang tính xâm phạm ở biên giới, nhắm vào quốc gia láng giềng hoặc chính quyền của quốc gia đó" là bất hợp pháp và có mức phạt lên tới 3.000 kroner (khoảng 350 USD).

Høilund cho biết thêm: "Tiểu tiện về bản chất không mang tính công kích, việc này còn tùy vào góc nhìn. Nhưng ở đây nó thuộc luật cấm có hành vi xâm phạm ở biên giới."

Đáng lưu ý, tấm biển này đã đăng truyền thông đăng tải từ tháng 8/2021, tức là trước chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine gần nửa năm. Việc một quốc gia NATO đặt tấm biển cảnh báo cho thấy nước láng giềng với Nga rất thận trọng về vấn đề biên giới giữa hai nước.

Quan chức Na Uy nói thêm rằng chính quyền Nga chưa bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì mà tấm biển cảnh báo.



Truyền thông Na Uy trước đó đã đưa tin về các vụ việc công dân bị phạt hoặc bị chặn lại bởi lực lượng biên phòng vì vượt biên trái phép hoặc ném đá qua sông Jakobselva về phía Nga.

Quan chức Høilund nói: "Nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng chúng tôi thực thi các quy định về biên giới rất gắt gao".

Trong nhiều thập kỷ, người Na Uy đã duy trì thái độ cẩn trọng đối với nước láng giềng ở cực bắc của họ. Na Uy tự hào về thực tế là biên giới Nga-Na Uy không thay đổi kể từ năm 1826 và Na Uy là nước láng giềng duy nhất mà Nga chưa từng có chiến tranh.

Vào năm 1950, một năm sau khi đồng sáng lập NATO, Na Uy đã bỏ phiếu trong cái gọi là "riksgrenseloven", một đạo luật được thiết kế để quản lý biên giới của nước này với Liên Xô (nhưng không đề cập đến tên nước láng giềng này). Theo đó, luật đặc biệt nghiêm cấm:

- Hành vi tấn công nhắm vào quốc gia láng giềng hoặc chính quyền của quốc gia đó

- Chụp ảnh lãnh thổ của nước láng giềng ở khoảng cách lên đến 1.000 mét tính từ biên giới;

- Trò chuyện hoặc giao tiếp khác qua biên giới giữa những người không được phép của cơ quan liên quan.

Được biết, chỉ 6% biên giới trên bộ của Nga tiếp xúc với các nước NATO. Nga có biên giới trên bộ với 14 quốc gia. Chỉ 5 trong số đó là thành viên NATO.

Nga và Mỹ - trụ cột của NATO - có chung đường biên giới trên biển. Hai quốc gia đối mặt nhau qua vùng biển lạnh giá của eo biển Bering, nơi chia cắt quần đảo Diomede thành hai phía: Diomede Lớn của Nga còn Diomede Nhỏ của Mỹ. Ở giữa hai đảo là Đường Ngày Quốc tế, và đây cũng là lý do tại sao chúng còn được gọi là "Đảo Ngày mai" và "Đảo Ngày hôm qua".

Nguyên nhân có biển cấm kì lạ

Theo quan chức biên giới Na Uy Jens Høilund, khách du lịch thường bị thu hút bởi những gì bị cấm, vì vậy họ đổ xô đến Jakobselva để xem những biển cấm trải dọc biên giới với nước Nga.


NÓNG: Tổng thống Zelensky tuyên bố "sẵn sàng" cho các cuộc tấn công ở Donbass

Jens Høilund lưu ý rằng: "Biển báo cấm tiểu tiện được dựng ở một nơi mà khách du lịch thường dừng chân - thường là điểm dừng chân đầu tiên sau một chuyến lái xe dài. Có khả năng một số người đã buồn đi vệ sinh nên cần tìm chỗ tiểu tiện".

Tuy nhiên, các vị khách được khuyến nghị không nên thực hiện hành động đó. Khu vực này được giám sát bằng camera, và lực lượng biên phòng Na Uy rất nghiêm khắc. Một vài năm trước, họ đã bắt giữ bốn người ném đá qua sông. Năm ngoái, một phụ nữ bị quay phim "đưa tay trái qua biên giới" và bị phạt 8.000 kroner (918 USD).

Tờ Barents Observer không đề cập đến việc liệu có ai đã bị phạt vì đi tiểu về phía Nga hay chưa, nhưng với căng thẳng giữa NATO và Điện Kremlin hiện đang ở mức cao chưa từng thấy, các lực lượng biên phòng của Na Uy chắc chắn sẽ để mắt đến bất kỳ ai có ý định xâm phạm lãnh thổ bên kia sông - nhất là trong tình huống khẩn cấp.

https://soha.vn/tam-bien-la-o-bien-gioi-nato-nga-cam-tieu-tien-vao-lanh-tho-nga-canh-bao-khong-thua-20220330164944077rf20220330164944077.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét