Thay đổi trong cách chuẩn bị nghỉ hưu của người Việt
22/3/2022, TP HCM - Kết quả một số khảo sát cho thấy nếu được lựa chọn, đa số người Việt muốn nghỉ hưu ở ngưỡng tuổi 50, rất ít người đợi đủ tuổi. Một khảo sát trên VnExpress có hơn 4.300 độc giả trả lời, chỉ 9% xác định lúc nào đến tuổi nghỉ hưu mới nghỉ. Còn lại 7% muốn nghỉ hưu dưới tuổi 40, 32% muốn nghỉ trong độ tuổi 40-50 và 52% muốn nghỉ từ 50 đến dưới tuổi nghỉ hưu theo luật. Điều này cho thấy hầu hết người Việt có mong muốn nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi quy định, thậm chí một số người đã bắt đầu thực hiện mong muốn này.Một trong những thú vui anh Huynh chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu là làm vườn, bằng việc đã tạo ra một khu vườn trên sân thượng 300 m2, mô phỏng lại những xóm làng ở quê cũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ đầu năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Huynh, 50 tuổi (quận 12, TP HCM) quyết định dừng toàn bộ công việc để nghỉ hưu non.
Nhịp sống của họ hàng ngày là thức dậy từ 5h sáng, lên vườn tưới cây, cho chim ăn. Sau khi các con đến trường, vợ chồng rủ nhau đi mua sắm hoặc cà phê với bạn. Khoảng thời gian vui nhất là sau 17h, cả nhà lên vườn sân thượng tập thể dục và thu hái hoa trái. "Đến 21h, nhà tôi không ai còn thức", anh Huynh chia sẻ.
"Bây giờ là lúc thích dậy và ngủ giờ nào tùy thích, làm việc cũng tùy hứng", người đàn ông quê Hà Tây cũ nói.
Để có sự dứt khoát như vậy, anh Huynh đã chia cuộc đời của mình ra từng giai đoạn và phấn đấu hoàn thành mục tiêu. Theo anh, độ tuổi 20 đến 40 tuổi là giai đoạn học tập, lao động, đầu tư và tích lũy; bước sang 40-50 tuổi giảm đầu tư, lao động mạo hiểm, tăng cường đầu tư cơ bản, tích lũy; đến 50 tuổi nhất định phải ổn định, nghỉ ngơi và từ 60 tuổi trở đi sẽ không đầu tư, kinh doanh hay làm bất cứ việc gì vì tiền nữa.
Hiện tại, anh Huynh vẫn làm thêm các việc đầu tư hay môi giới với điều kiện làm không áp lực vì tiền, nguồn thu nhập này chỉ để du lịch và phục vụ những việc theo sở thích. Còn lại, anh đã có nguồn đảm bảo chi phí cho sinh hoạt và học tập cho gia đình ổn định từ việc đầu tư như cho thuê nhà, cổ phần trong công ty... "Nguồn thu này trong giai đoạn hưu non đủ chi phí trung bình hàng tháng của gia đình tôi", anh tiết lộ.
Vợ chồng anh Huynh nằm trong số hơn 28% người Việt đã lên kế hoạch về cuộc sống như mong muốn khi về già, theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thực hiện cuối năm 2021. Trong hơn 2.000 người được hỏi, 41% dự kiến nghỉ hưu ở độ tuổi từ 45-55 và gần 39% sẽ nghỉ hưu từ 55 đến dưới tuổi quy định. Có hơn một nửa số người ở thành thị dự định nghỉ hưu ở độ tuổi 45-55.
Một khảo sát trên VnExpress có hơn 4.300 độc giả trả lời, chỉ 9% xác định lúc nào đến tuổi nghỉ hưu mới nghỉ. Còn lại 7% muốn nghỉ hưu dưới tuổi 40, 32% muốn nghỉ trong độ tuổi 40-50 và 52% muốn nghỉ từ 50 đến dưới tuổi nghỉ hưu theo luật. Điều này cho thấy hầu hết người Việt có mong muốn nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi quy định, thậm chí một số người đã bắt đầu thực hiện mong muốn này.
Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, người đã và đang thực hiện kế hoạch nghỉ hưu trước tuổi chủ yếu là người trẻ thành công trong kinh doanh, IT, bất động sản, chứng khoán hay tiền ảo... Dù chủ định hay vô tình, họ đều theo đuổi trào lưu FIRE (tự do tài chính và nghỉ hưu sớm) xuất hiện vài năm qua trên thế giới.
Hùng Nguyễn, 30 tuổi quê Ninh Bình, dự kiến sẽ đạt mốc tự do tài chính trong vòng 5 năm tới, khi tích lũy đủ một triệu USD. Anh đã mua nhà ở Hà Nội và có tài sản khoảng 8 tỷ đồng.
Khi mới ra trường, cử nhân Luật này làm việc đúng ngành học, song sau một thời gian không nhìn thấy tương lai. Từ năm 25 tuổi, anh chuyển qua môi giới bất động sản. Sau khi có chút tích lũy, anh đầu tư chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo. Một năm qua, anh chủ yếu đầu tư tiền điện tử, trung bình mỗi tháng lãi từ 70-100 triệu đồng. Công việc linh hoạt cho phép Hùng chủ động thời gian, thể thao, nghỉ ngơi và bổ sung kiến thức. "Trên thực tế bốn năm qua tôi sống không khác gì người đã về hưu", Hùng nói.
Lý do anh muốn về hưu sớm vì không thích cuộc sống xô bồ. "Tôi không quan trọng ở đâu, miễn đó là cuộc sống gần gũi thiên nhiên và được hoàn toàn dành thời gian đầu tư cho bản thân", anh nói thêm.
Mong muốn được nghỉ hưu sớm ngày càng rõ sau các biến động do Covid-19 nhưng không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Việt Nam hiện có 12,6 triệu người trên 60 tuổi, trong đó hơn 4,3 triệu cần hỗ trợ chăm sóc, hơn 70% trong số này vẫn phải lao động kiếm sống.
Phó giáo sư Giang Thanh Long, Viện trưởng Chính sách Công và Quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, người dân ở một số quốc gia, ví dụ Nhật Bản, ở thời kỳ dân số vàng, tỷ lệ tiết kiệm lên đến 53%, con số này được đầu tư lại vào nền kinh tế để tạo thu nhập cho tương lai. Trái lại, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam ở thời kỳ dân số vàng hiện nay chỉ khoảng 28%.
Dù vậy, một tín hiệu đáng mừng là người trẻ ngày càng có ý thức về bài toán tiết kiệm, theo lãnh đạo một công ty bảo hiểm, trước đây đa số khách hàng tham gia bảo hiểm nằm ở nhóm độ tuổi trên 45 thì hiện nay có khoảng 25% ở trong độ tuổi 30-44.
Vợ chồng Hồng Thắm, 28 tuổi, quê Nghệ An, hiện làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính là một ví dụ điển hình. Khác với những người trẻ Việt đặt mục tiêu du lịch hay mua nhà, họ ưu tiên xây dựng quỹ hưu trí. Gia đình chị đang ở nhà thuê 5 triệu đồng mỗi tháng, song từ hơn ba năm trước đã dành từng đó tiền cho bốn hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm hưu trí cho bố, mẹ và giáo dục cho con. Tổng thu nhập của gia đình các năm qua đã tăng từ 25 lên trên 40 triệu đồng mỗi tháng, đồng nghĩa số tiền cho hưu trí cũng tăng lên.
"Chúng tôi chia thu nhập của mình thành 50% chi tiêu thiết yếu, 20% hưu trí, giáo dục, bảo vệ tài chính, 5% phát triển bản thân, tự do tài chính, 15% tiết kiệm cho kế hoạch ngắn hạn và 10% hưởng thụ, từ thiện", Hồng Thắm tiết lộ.
Nhịp sống của họ hàng ngày là thức dậy từ 5h sáng, lên vườn tưới cây, cho chim ăn. Sau khi các con đến trường, vợ chồng rủ nhau đi mua sắm hoặc cà phê với bạn. Khoảng thời gian vui nhất là sau 17h, cả nhà lên vườn sân thượng tập thể dục và thu hái hoa trái. "Đến 21h, nhà tôi không ai còn thức", anh Huynh chia sẻ.
"Bây giờ là lúc thích dậy và ngủ giờ nào tùy thích, làm việc cũng tùy hứng", người đàn ông quê Hà Tây cũ nói.
Để có sự dứt khoát như vậy, anh Huynh đã chia cuộc đời của mình ra từng giai đoạn và phấn đấu hoàn thành mục tiêu. Theo anh, độ tuổi 20 đến 40 tuổi là giai đoạn học tập, lao động, đầu tư và tích lũy; bước sang 40-50 tuổi giảm đầu tư, lao động mạo hiểm, tăng cường đầu tư cơ bản, tích lũy; đến 50 tuổi nhất định phải ổn định, nghỉ ngơi và từ 60 tuổi trở đi sẽ không đầu tư, kinh doanh hay làm bất cứ việc gì vì tiền nữa.
Hiện tại, anh Huynh vẫn làm thêm các việc đầu tư hay môi giới với điều kiện làm không áp lực vì tiền, nguồn thu nhập này chỉ để du lịch và phục vụ những việc theo sở thích. Còn lại, anh đã có nguồn đảm bảo chi phí cho sinh hoạt và học tập cho gia đình ổn định từ việc đầu tư như cho thuê nhà, cổ phần trong công ty... "Nguồn thu này trong giai đoạn hưu non đủ chi phí trung bình hàng tháng của gia đình tôi", anh tiết lộ.
Vợ chồng anh Huynh nằm trong số hơn 28% người Việt đã lên kế hoạch về cuộc sống như mong muốn khi về già, theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thực hiện cuối năm 2021. Trong hơn 2.000 người được hỏi, 41% dự kiến nghỉ hưu ở độ tuổi từ 45-55 và gần 39% sẽ nghỉ hưu từ 55 đến dưới tuổi quy định. Có hơn một nửa số người ở thành thị dự định nghỉ hưu ở độ tuổi 45-55.
Một khảo sát trên VnExpress có hơn 4.300 độc giả trả lời, chỉ 9% xác định lúc nào đến tuổi nghỉ hưu mới nghỉ. Còn lại 7% muốn nghỉ hưu dưới tuổi 40, 32% muốn nghỉ trong độ tuổi 40-50 và 52% muốn nghỉ từ 50 đến dưới tuổi nghỉ hưu theo luật. Điều này cho thấy hầu hết người Việt có mong muốn nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi quy định, thậm chí một số người đã bắt đầu thực hiện mong muốn này.
Theo khảo sát của phóng viên VnExpress, người đã và đang thực hiện kế hoạch nghỉ hưu trước tuổi chủ yếu là người trẻ thành công trong kinh doanh, IT, bất động sản, chứng khoán hay tiền ảo... Dù chủ định hay vô tình, họ đều theo đuổi trào lưu FIRE (tự do tài chính và nghỉ hưu sớm) xuất hiện vài năm qua trên thế giới.
Hùng Nguyễn, 30 tuổi quê Ninh Bình, dự kiến sẽ đạt mốc tự do tài chính trong vòng 5 năm tới, khi tích lũy đủ một triệu USD. Anh đã mua nhà ở Hà Nội và có tài sản khoảng 8 tỷ đồng.
Khi mới ra trường, cử nhân Luật này làm việc đúng ngành học, song sau một thời gian không nhìn thấy tương lai. Từ năm 25 tuổi, anh chuyển qua môi giới bất động sản. Sau khi có chút tích lũy, anh đầu tư chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo. Một năm qua, anh chủ yếu đầu tư tiền điện tử, trung bình mỗi tháng lãi từ 70-100 triệu đồng. Công việc linh hoạt cho phép Hùng chủ động thời gian, thể thao, nghỉ ngơi và bổ sung kiến thức. "Trên thực tế bốn năm qua tôi sống không khác gì người đã về hưu", Hùng nói.
Lý do anh muốn về hưu sớm vì không thích cuộc sống xô bồ. "Tôi không quan trọng ở đâu, miễn đó là cuộc sống gần gũi thiên nhiên và được hoàn toàn dành thời gian đầu tư cho bản thân", anh nói thêm.
Mong muốn được nghỉ hưu sớm ngày càng rõ sau các biến động do Covid-19 nhưng không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Việt Nam hiện có 12,6 triệu người trên 60 tuổi, trong đó hơn 4,3 triệu cần hỗ trợ chăm sóc, hơn 70% trong số này vẫn phải lao động kiếm sống.
Phó giáo sư Giang Thanh Long, Viện trưởng Chính sách Công và Quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, người dân ở một số quốc gia, ví dụ Nhật Bản, ở thời kỳ dân số vàng, tỷ lệ tiết kiệm lên đến 53%, con số này được đầu tư lại vào nền kinh tế để tạo thu nhập cho tương lai. Trái lại, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam ở thời kỳ dân số vàng hiện nay chỉ khoảng 28%.
Dù vậy, một tín hiệu đáng mừng là người trẻ ngày càng có ý thức về bài toán tiết kiệm, theo lãnh đạo một công ty bảo hiểm, trước đây đa số khách hàng tham gia bảo hiểm nằm ở nhóm độ tuổi trên 45 thì hiện nay có khoảng 25% ở trong độ tuổi 30-44.
Vợ chồng Hồng Thắm, 28 tuổi, quê Nghệ An, hiện làm trong lĩnh vực tư vấn tài chính là một ví dụ điển hình. Khác với những người trẻ Việt đặt mục tiêu du lịch hay mua nhà, họ ưu tiên xây dựng quỹ hưu trí. Gia đình chị đang ở nhà thuê 5 triệu đồng mỗi tháng, song từ hơn ba năm trước đã dành từng đó tiền cho bốn hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm hưu trí cho bố, mẹ và giáo dục cho con. Tổng thu nhập của gia đình các năm qua đã tăng từ 25 lên trên 40 triệu đồng mỗi tháng, đồng nghĩa số tiền cho hưu trí cũng tăng lên.
"Chúng tôi chia thu nhập của mình thành 50% chi tiêu thiết yếu, 20% hưu trí, giáo dục, bảo vệ tài chính, 5% phát triển bản thân, tự do tài chính, 15% tiết kiệm cho kế hoạch ngắn hạn và 10% hưởng thụ, từ thiện", Hồng Thắm tiết lộ.
Hồng Thắm và ông xã. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một thay đổi nữa trong quan niệm nghỉ hưu của người Việt là mọi người đang dần thoát khỏi tư tưởng "già cậy con". Theo phó giáo sư xã hội học Trịnh Văn Tùng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN), tư tưởng này gắn liền với xã hội thuần nông nghiệp. Khi không còn sức lao động, người Việt thường không có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người chủ động tích lũy để tránh sự phụ thuộc vào con cháu. Thậm chí, nhiều người cao tuổi còn có tiết kiệm để hỗ trợ con. "Sự thay đổi rõ nhất chính là mong muốn tự lập, không phụ thuộc vào thế hệ sau", chuyên gia này nói.
Vợ chồng anh Huynh xác định không xây dựng cuộc sống "lấy con cái làm trung tâm". Sở dĩ anh chọn nghỉ hưu non, một phần giảm tải công việc, bảo vệ sức khỏe, một phần khác cũng muốn chuẩn bị để cho giai đoạn "nghỉ hưu già" không quá bỡ ngỡ. "Xây dựng kế hoạch về hưu quan trọng nhất không phải có bao nhiêu tiền, mà là nguyên tắc biết đủ. Dù chuẩn bị kinh tế, sức khỏe tốt, nhưng sống quá vì con hay sẵn sàng lo cho cả cháu sẽ không bao giờ là đủ", anh nói.
Khi anh dừng các hạng mục kinh doanh đang vận hành tốt, nhiều người thắc mắc sao không đợi con cái lớn rồi bàn giao. Anh giải thích, mình không thể vất vả thêm 10 hay 20 năm nữa đợi con trưởng thành rồi cứ thế nhận thành quả.
"Tôi cũng không bắt các con bỏ cuộc sống riêng của chúng để kế nghiệp. Cách tốt nhất là dừng lại, dành năng lượng để lo cho cuộc sống của mình", anh Huynh nói.
Phan Dương
https://vnexpress.net/thay-doi-trong-cach-chuan-bi-nghi-huu-cua-nguoi-viet-4441210.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét