“PHI NGHĨA” hay “CHÍNH NGHĨA” về cuộc chiến Nga-Ucraina
Fb Bá viễn nguyễn - Tôi từng nhiều năm học tập nghiên cứu ở Kiev, Ucraina và Saint Peterburg, Nga. Cũng như các bạn, tôi luôn coi Украина и Россия là quê hương thứ hai của mình . Tôi luôn thấy những con người thân thiện, đặc biệt là các cô gái Украина kiều diễm dễ gần, những cô gái Nga xinh đẹp dễ mến, thân thiện...Tôi nghĩ rằng mọi cuộc chiến tranh đều không nên xảy ra , ...Thôi thì lịch sử để cho lịch sử phán xét! Dù là ai - ủng hộ hay không ủng hộ Nga, cũng cần suy ngẫm lại đôi điều:1. Vũ khí, suy cho cùng cũng là loại sản phẩm công nghiệp, khi đã là sản phẩm được sản xuất ra phải được tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Muốn vậy, Chính phủ Mỹ (đại diện cho giới tài phiệt, các tập đoàn sản xuất vũ khí…) cần phải có chiến tranh, có xung đột ở mọi nơi hoặc phải tạo nên “xung đột” giữa các phe phái, sắc tộc.
Với nguyên tắc “sống chết mặc bay (dân thường)” của giai cấp thống trị, của hàng ngũ lãnh đạo không có lương tâm thì sự “Hoà bình” của nhân loại đâu có được tôn trọng. Cái chuyện vì “hoà bình”, tôn trọng “tự do”, “nhân quyền” thì những người dân thường ở Apganistan, Syria, I-rắc. … đang được trải nghiệm. Riêng với cuộc “khủng hoảng” Ucraina -Nga thì Mỹ và NATO ngoài "bán" sản phẩm vũ khí, họ còn cần có “động cơ” để “trừng phạt” với mục tiêu “kìm hãm nước Nga phát triển”, thậm chí “đánh sập nền kinh tế” của Nga (phát biểu của một Bộ trưởng EU). Còn đối với dân Ucraina (thậm chí cả dân Nga) có “sống ra sao” họ đâu cần quan tâm.
Chính vì vậy, phương Tây cần có chiến tranh ở Ucraina để "tiêu " vũ khí cũ và sản xuất vũ khí mới (phá huỷ thì phí, lưu kho thì tốn kém vì phải “bảo dưỡng”). Các nước phương Tây không ngừng đổ vũ khí vào Ucraina (vừa được tiếng, vừa được miếng) nhưng với chiêu bài “tránh xung đột trực tiếp với Nga”. Các vũ khí “viện trợ” cho Ucraina chỉ dừng ở loại vũ khí chiến thuật, không hiện đại, còn vũ khí có tính chiến lược, thực sự hiện đại thì “hãy đợi đấy…”.
Ngoài ra, cuộc chiến “Nga-Ucraina” còn là cuộc “tranh bá” của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và NATO trên bàn cờ chính trị thế giới. Hậu quả là gì? Đất nước Ucraina bị tàn phá, môi trường bị huỷ hoại, kinh tế trì trệ và cuộc sống người dân thường ở Ucraina thì lầm than, tương lai mờ mịt, sự đói nghèo luôn thường trực không biết khi nào thoát được. Đây là bài học đắt giá cho các “chính tri gia” và họ cần nhận thức trước khi thực hiện “cuộc cách mạng” trên đất nước mình. Đừng tự lừa dối mình vì những “tự do, độc lập chủ quyền” mơ hồ, thiếu thực tế, để biến đất nước mình thành “bãi chiến trường”, nơi “thử vũ khí”, biến dân tộc mình thành “con tốt thí” của các nước lớn trên bàn cờ “địa chính trị”, giúp họ đạt được mộng "đơn cực", “bá chủ”, “đại bá”, “lãnh đạo thế giới”.
2. Và rồi:
- Dù với bất kỳ nguyên nhân nào, “Chiến tranh” chỉ xảy ra khi “tổng tư lệnh” (thường là Tổng thống, Vua hoặc Chủ tịch nước) ban “lệnh tấn công”. Sự khác nhau khi phát động chiến tranh của các vị “Tổng tư lệnh” chỉ là “chiến tranh nhằm mục đích gì”, “lợi hại và ai là người gánh chịu”.
- Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tranh nào, dù chính nghĩa hay phi nghĩa, dù cục bộ hay toàn diện, người dân thường ở vùng chiến sự vẫn là người chịu hậu quả thảm khốc nhất, đặc biệt là các cuộc chiến tranh hiện nay có sử dụng vũ khí hiện đại, sức tàn phá, huỷ hoại môi trường sống cho cả người, động vật, thực vật không thể cân đong đo đếm được.
- Cuộc chiến tranh được gọi là “phi nghĩa” hay “chính nghĩa” sẽ thể hiện ở “mục tiêu và cách thực hiện chiến tranh”. Cuộc chiến “chính nghĩa” là cuộc chiến ái quốc, bảo vệ dân thường, hạn chế “đổ máu” của con người (cả ta và địch), hạn chế phá huỷ công trình dân sự, huỷ hoại môi trường ở mức tối thiểu. Cuộc chiến “phi nghĩa” là cuộc chiến các bên thực hiện không cần biết “máu của dân thường” đổ nhiều hay ít, môi trường sống bị hủy hoại lâu dài hay không miễn sao đát được mục tiêu “chiến thắng”. Cuộc chiến lật đổ Haddam Hussein ở Irắc hay cuộc chiến do IS gây ra ở Trung đông, do lực lương Taliban ở Afganistan là cho chúng ta hình ảnh rõ ràng nhất.
- Vậy còn cuộc chiến hiện nay ở Ucraina?. Mặc dù có nhiều thông tin trái chiều của cả hai bên tham chiến và phương Tây, mặc dù có sự đổ lỗi lẫn nhau về “giết hại dân thường” (мирныe жителя) nhưng sự thật vẫn được phơi bày: Quân Nga và phe ly khai trước khí tấn công, thực hiện thông báo trước cho dân thường sơ tán, khi bao vây thành phố (Киев, Мариуполь, Харьков…) luôn “mở hành lang an toàn” để dân thường sơ tán khỏi thành phố bị bao vây.
Phía “lực lượng chính phủ”, đặc biệt là lực lượng “nasionalitst” (Националист) mà tiêu biểu là “tiểu đoàn Азов, Аида” thì sao?. Họ bắn phá các công trình dân sinh, khu dân cư, ngăn cản dân thường rời khỏi vùng chiến sự, thậm chí họ còn dồn dân thường vào khu vực đã được rải mìn sẵn, tuyên bố sẽ cho nổ tung cả người và công trình nếu bị lực lượng Nga và phe ly khai tấn công (dồn 60 dân thường vào trường phổ thông số 34, nhà máy thép ở Thành phố Мариуполь…).
Còn Chính phủ Ucraina thì luôn kêu gọi phương Tây cung cấp thêm vũ khí càng nhiều, càng có nhiều lực phá hoại, lực sát thương càng tốt. Họ quên mất một điều cơ bản nhất là: Vũ khí này khi sử dụng trên đất Ucraina, ngoài tiêu điệt “địch” còn huỷ diệt môi trường sống, công trình xây dựng của chính nơi vũ khí được sử dụng, còn kẻ “địch” là ai? Một phần họ là “công dân Ucraina” còn hầu hết là “cùng một dân tộc Nga” (dân Nga và Ucraina cùng một dân tộc- lịch sử đã chứng minh điều đó. Đây chính là “dùng vũ khí viện trợ để tự bắn vào chân mình”.
- Chiến tranh hiện đại, đặc biệt khi sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hạt nhân thì cuộc chiến sẽ “không có ai chiến thắng”, cũng có thể Tổng thống Nga Putin và chính quyền do ông lãnh đạo nhận thức được sự tàn khốc của chiến tranh đối với dân thường và cuộc chiến tranh giữa các cường quốc vũ khí, nên Ông không có kế hoạch “tấn công” với bất kỳ ai. Hiện nay, nước Nga và TT Putin đã bị dồn đến chân tường vượt qua “Lằn ranh đỏ”, để đảm bảo an ninh lâu dài cho nước Nga và dân tộc Nga nói chung, dù không muốn chiến tranh nhưng TT Putin vẫn phải ra lệnh phát động “chiến tranh”, dù “chiến tranh” để tấn công chính “đất nước, dân tộc anh em”.
Là người lãnh đạo thông minh (theo nhận xét của cựu TT Mỹ Trump), có tầm nhìn xa, trông rộng, làm sao Ông không biết, dù có hạn chế, dù có tránh thì dù chỉ “phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự, không phá huỷ công trình dân sự, tấn công khu dân cư…” nhưng đã là “chiến tranh” thì làm sao tránh khỏi máu của dân thường không đổ? Các công trình dân dụng không bị tàn phá, dù chỉ do “tên rơi đạn lạc”?.
- Câu hỏi: Nước Nga hiếu chiến hay không? Có phải người Nga muốn chiến tranh? (Хотят ли русские войны?). Hãy nhìn vào chiều dài lịch sử, đặc biệt từ các cuộc chiến tranh chống Napoleon Bonapac cuối thế kỷ 18, hoặc nước Nga phải “tham chiến” trong hai cuộc thế chiến I, II thì sẽ rõ. TT Putin giỏi hay tầm thường, tốt hay xấu? Chỉ cần nhìn dưới sự lãnh đạo của Ông, nước Nga tiến bộ ra sao, Ông mang lại cái gì cho dân Nga và các nước “đồng minh” của Nga. Dưới thời lãnh đạo của ông có ba cuộc chiến: 2008 với Grugia vì Apxazia (dù khi đó Ông chỉ là “thủ tướng còn Tổng thống ông Medvedev), năm 2014 vì sáp nhập Crưm và nay vì “giúp đỡ” vùng ly khai Донбасс nhưng phải nhìn lý do, cách thực hiện và mục đích của các “cuộc chiến” này mới có thể đánh giá được con người Ông.
- Đối với phương Tây nói chung và Mỹ, NATO nói riêng, có một vấn đề cần nhình rõ đó là: Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã có một thời được gọi là “đế quốc” vì đi xâm lược các nước khác, và phương Tây là từ chung để chỉ các nước “đế quốc” nằm về phía Tây của các nước XHCN, mặc dù ngày nay hệ thống XHCN không còn, mặc dù các nước “đế quốc” đã phần nào từ bỏ “dã tâm xâm lược” nhưng từ “phương Tây” về cơ bản vần được dùng để chỉ Mỹ và các đồng minh thân cận của Mỹ (cụ thể là Mỹ và NATO).
Trong ngạn ngữ Việt có câu “non sông dễ đổi, bản tính khó dời”, khi “dã tâm” đã biến thành “bản tính” tính thì làm sao “dời” được?. Cũng chính vì vậy “phương Tây” vẫn là “phương Tây” dù “bản tính” có “tiến bộ”, có ít nhiều thay đổi, dù có được che đậy bằng những từ “hiện đại hơn”, phù hợp với “xu thế” phát triển ở thời đại “4.0” thì cái “bản chất” vẫn không thay đổi, chả thế mà người ta vẫn từ dùng “Nga ngố”, “thâm Tàu” “ ranh ma như Do thái”…Nói như vậy để biết, dù có “hội nhập”, “xích lại gần nhau” tôn trọng không can thiệp vào nội bộ của nhau” thì ngăn cách giữa “Đông” và “Tây” vẫn tồn tại. “Đông” vẫn là “Đông”, “Tây” vẫn là “Tây”. ...
3. Về tính “phi nghĩa” hay “chính nghĩa” của cuộc chiến tranh “Nga-Ucraina” không khỏi liên quan đến vấn đề: Tại sao tại Hội đồng liên hợp quốc, có đa số các nước bỏ phiếu phản đối Nga trong cuộc chiến Nga -Ucraina?. Trước tiên phải xác nhận là: “Hiến chương Liện hợp quốc”, “Luật pháp Quốc tế” là cơ sở Pháp lý dùng để đấu tranh trên mặt trận “Ngoại giao” còn trong “thực chiến” thì lại khác.
Nếu tuân theo “Luật pháp Quốc tế” thì Trung Quốc không có đường “Lưỡi bò”, không chiếm Hoàng Xa, không có “tranh chấp trên biển Đông”. Tại sao khi “gây hấn chiến tranh” các bên “gây chiến” phải tạo ra “cớ” (nguyên nhân” để “tấn công”). Hãy tìm hiểu “sự kiện vịnh Bắc bộ” trước khi Mỹ ném bom miền Bắc năm 1964, Nguyên nhân do Trung Quốc viện cớ để gây cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979; Để biết vai trò của “Hiến chương Liên hiệp quốc”, “Luật pháp quốc tế” trong cuộc đấu tranh “ngoại giao” và trong “thực chiến”.
Vậy công tác “ngoai giao” là gì?. Nói một các đơn giản, dễ hiểu nhất thì: “Ngoại giao” là công việc cần làm, “nhiều khi bắt buộc phải làm” mặc dù trong “thâm tâm” không muốn. Dễ nhận biết nhất của “công tác ngoại giao”, “chào hỏi ngoại giao” trong quan hệ quốc tế là: Khi hai bên “xung đột” gặp nhau trong các cuộc “đàm phán”, dù là “kẻ thù” nhưng vẫn “bắt tay”, vẫn “chào hỏi” như “thường” vì “phép xã giao”. Trong cuộc sống đời thường hàng ngày, có mấy ai không tham dự các buổi “gặp mặt ngoại giao”, dự “lễ cưới”, “đám hiếu” vì “ngoại giao” nên phải làm.
Các cuộc họp Hội đồng LHQ là cuộc họp mang nặng tính “ngoại giao”, các “nghị quyết” cũng chỉ mang tính chất “ngoại giao” nên vẫn có chuyện, “ngoài mặt thì ủng hộ, trong thì chống đối”, vẫn có chuyện “thoả thuận ngầm”. Ngay cách thể hiện khi “bỏ phiếu” cũng có “đồng ý”, “phản đối” hoặc “bỏ phiếu trắng” (không thể hiện lập trường công khai). Suy cho cùng, ngay cả trên phương diện “Hiến chương LHQ”, “Luật pháp quốc tế” vẫn không thoát khỏi “chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Ngoài ra cũng cần nói thêm là “chân lý chưa chắc đã thuộc về đám đông”, đặc biệt là khi “đám đông” không cùng “đẳng cấp”. Ví dụ điển hình nhất là: Các nhà khoa học chỉ chiếm phần thiểu số của nhân loại nhưng chính họ mới tìm ra “chân lý” hoặc “ý kiến lãnh đạo” là “nguyên tắc”…
Bất kỳ một sự kiện nào xảy ra trên thế giới cần được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở cái nhìn đa chiều, có cơ sở phân tích khoa học, khách quan, đặc biệt phải dựa trên tính “nhân loại” và “đạo đức làm người”… Không phụ thuộc sự ủng hộ của “đa số” hay “thiểu số”.
Trích đăng bài PHÁT BIỂU CỦA NGHỊ SĨ ALICE WEIDEL (QUỐC HỘI ĐỨC) VỀ VẤN ĐỀ NGA - UCRAINA....“Đó là một sai lầm chết người. Bỡn cợt Ucraina bằng những lời hứa không thể thực hiện được, cụ thể là gia nhập liên minh Châu Âu và gia nhập NATO. Vô hình chung, chúng ta đã lôi Ukraina vào cuộc đối đầu và thử thách nguy hiểm này. Lẽ ra, chúng ta phải hành xử sáng suốt hơn nhiều. Như Henry Kisinger đã nói từ năm 2014. Khi đó ông ấy đã nói rất đúng, để có thể tồn tại và phát triển, Ucraina phải không được làm tiền đồn của bất cứ ai, việc là thành viên NATO sẽ là lằn ranh đỏ đối với nước Nga. Nước Nga không thể để điều đó xảy ra như đã từng chấp nhận NATO mở rộng về phía Đông trước đó. Điều này nước Nga đã nói 20 năm liền rồi, có biết bao nhiêu cơ hội từ lúc đó- để đưa ra cho được - cho Ucraina một vị trí an ninh trung lập. Điều đó chỉ có lợi cho tất cả các bên. Và, như thế, Ucraina có thể trở thành đất nước làm cầu nối giữa Đông và Tây, thay vì là đối tượng tranh cãi giữa các bên.
Thay vì thế, những người theo đường lối cứng rắn vẫn theo logic thời chiến tranh lạnh, lại tiếp tục hứa chắc như đinh đóng cột với Ucraina về vị trí thành viên NATO. Như vậy thì khác gì cao ngạo thông báo với nước Nga rằng, nước Nga chẳng là cái gì cả, rằng, nước Nga không phải là cường quốc. Và, đó là một sai lầm lịch sử của phương Tây khi hạ nhục nước Nga....)
Phát biểu này đến nay càng đúng, chuẩn và dậy sóng!
Bình pha lê Louis chọi với ấm Samovar xem cái nào bể.
Ну Погоди!!!_Trạng chết thì chúa cũng băng hà'!!
Cầu mong chiến tranh sớm chấm dứt. Hòa bình trở về với mọi nhà! như lời Bài hát "Hãy để mặt trời mãi chiếu sáng"- (Пусть всегда будет солнце)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét