Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

SÀI GÒN NGÀY PHONG TOẢ THỨ CHÍN: NHỮNG TẤM LÒNG

SÀI GÒN NGÀY PHONG TOẢ THỨ CHÍN: NHỮNG TẤM LÒNG
FB 
DODUYNGOC - Đã qua ngày thứ chín, Sài Gòn trong tình trạng phong toả. Biết bao chuyện bi hài kịch diễn ra, biết bao nước mắt nhưng cũng không thiếu niềm vui từ những tấm lòng của người đến với người trong cơn hoạn nạn. Sáng nay nhận được một tấm ảnh ghi lại những xác chết vì dịch được bó kín lại trước khi đem thiêu. Tấm ảnh gợi lại cảnh bi thảm ở Ấn Độ, ở Indonesia, ở Philipines... một bức ảnh đầy ám ảnh mà tôi cố quên đi như cố quên những con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn trong tuần lễ vừa qua. 
Tôi tìm đọc những tấm lòng thiện nguyện, những nhà hảo tâm đang miệt mài tìm kiếm nguồn thực phẩm cho dân nghèo. Họ gặp không biết bao khó khăn và trở ngại, họ đụng rất nhiều cản trở nhưng họ vẫn thực hiện công việc bằng tấm lòng vì đồng bào.

Lý tưởng cộng sản của Fidel đã tàn phá Cuba như thế nào?

Lý tưởng cộng sản của Fidel đã tàn phá Cuba như thế nào?
Mạnh Kim 12 tháng 7, 2021 - Trước cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro, Cuba là một trong những quốc gia giàu nhất Mỹ Latin. 51 năm sau, trong buổi ăn trưa với nhà báo Mỹ Jeffrey Goldberg, vị cha đẻ cuộc cách mạng lật đổ một “kẻ độc tài thân Mỹ” để xây dựng một Cuba “anh hùng” làm “ngọn cờ đầu cho phong trào vô sản thế giới”, đã phải thừa nhận: “Mô hình Cuba không còn hiệu quả cho chúng tôi”. Có thể khác như thế được không, khi mà toàn bộ sinh lực quốc gia bị dành hết để mạ vàng cho cụm từ vô nghĩa “xã hội chủ nghĩa”? Đây là cách mà sự điên rồ của một lãnh đạo có thể phá tan nát một quốc gia
Đòn cấm vận của Mỹ chỉ là một yếu tố. Cho đến ngày 31 Tháng Bảy 2006 khi truyền hình nhà nước Cuba loan tin Fidel nhập viện phẫu thuật và tạm giao quyền cho em trai Raúl Castro, Cuba trông chẳng khác gì một mẩu xì gà cháy dở mà Fidel ném lại: nham nhở, nặng mùi và méo mó. Di sản Fidel mà Raúl tiếp nhận khi ngồi ghế chủ tịch vào Tháng Hai 2008 là một “ngọn đuốc cách mạng” gần tàn. Không một thể chế kinh tế nào có thể phát triển nếu nó “kiên định” với đường lối phi thị trường. Ấy thế Fidel vẫn ôm tất.

Tp.HCM thí điểm cho chợ truyền thống hoạt động trở lại

Tp.Hồ Chí Minh thí điểm cho chợ truyền thống hoạt động trở lại
Hoan hô lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận phương án cho khôi phục hoạt động các chợ truyền thống ở những khu vực tương đối an toàn như một giải pháp để giảm tải áp lực cho hệ thống siêu thị đang quá tải. Tuy nhiên, để người bán có thể huy động được nguồn hàng và người mua đến mua được thì lãnh đạo tp cần nới lỏng quy định đi lại, nhất là không cho phép các lực lượng chức năng chặn đường phạt tiền một cách vô lý như trong một tuần qua.
Lực lượng chức năng phong toả một phần chợ Nhật Tảo, phường 4, quận 10, TP. HCM liên quan COVID-19. (Ảnh: Bạch Cúc)

Thế này đã có thể được gọi là 'bung", là "toang" chưa ?

Thế này đã có thể được gọi là 'bung", là "toang" chưa ?
16 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
17/07/2021 Thủ tướng quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 16 tỉnh, thành phía Nam trong 14 ngày, từ 0h ngày 19/7. Các địa phương gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

TP.HCM ngày thực hiện giãn cách xã hội 
theo Chỉ thị 16. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Với các địa phương đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày 17/7, căn cứ kết quả chống dịch trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định tiếp tục giãn cách xã hội như trước đây, hoặc kéo dài thời gian cùng với các tỉnh mới được bổ sung.

Việt Nam đang làm gì thế này?

Việt Nam đang làm gì thế này?
Xin hãy nhìn vào bảng thống kê này, 95% người nhiễm COVID thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc nhẹ. Nhóm người này không phải chữa trị gì, chỉ bổ sung Vitamin để nâng thể trạng và sức đề kháng của họ (bởi COVID không có thuốc đặc trị, không thể giết được nó, giống như các loại virus cúm thông thường).... Đặc biệt, số người chết vì COVID cũng chiếm tỉ lệ vô cùng thấp!
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản
Thế thì tại sao chúng ta lại tập trung tất cả những người nhiễm COVID, bất kể nặng nhẹ ntn vào bệnh viện hay các cơ sở Y tế chuyên biệt để rồi trên 95% "không cần phải điều trị gì cả", ngược lại vừa làm khổ họ, vừa làm cho việc lây lan bệnh trở nên dễ dàng hơn. Thật sự khó hiểu!!! Theo tôi chỉ cần xét nghiệm, phát hiện các F0 và F1 rồi cho họ tự cách ly và điều trị ở nhà họ là tốt nhất.

Rùng mình nhớ thời ngăn sông cấm chợ

Rùng mình nhớ thời ngăn sông cấm chợ
24/05/2017, Blog 
Nguyễn Thông - Nhớ lại một thời ngăn sông cấm chợ, để thấy rằng dân chúng chịu đựng được chừng ấy năm là quá giỏi.

Hàng hóa khan hiếm nhưng
Chuyện đã qua cũng mấy chục năm rồi. Cụm từ “ngăn sông cấm chợ” được sinh sau năm 1975, đầu tiên phổ biến ở miền Nam, rồi lan ra cả nước. Miền Bắc trước đó cũng có ngăn cấm lưu thông hàng hóa nhưng người ta không gọi vậy, mà dùng chữ khéo léo hơn, là “quản lý thị trường”. Tôi đã cố công tìm hiểu, thấy có lẽ tình trạng ngăn sông cấm chợ hình như chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Cũng may nó chỉ tác oai tác quái gần 2 chục năm, nếu kéo dài thêm chút nữa, chả biết dân mình, nước mình sẽ đi đến đâu.

PHẢI THAY ĐỔI CÁCH THỨC CHỐNG DỊCH

Tôi rất đồng tình với nhận định của bác Sơn: Hãy buông bớt những đối tượng không thực sự cần đến y tế, tập trung nhân lực, vật lực cho nhóm bệnh nhân nặng, từ phát hiện triệu chứng trở nặng, đến cải thiện khả năng tiếp cận, vận chuyển, và cứu chữa. Sẽ có rất nhiều ca chết oan, nếu lãnh đạo TPHCM, và nhà nước Việt nam cứ tiếp tục cách chống dịch hao của, tốn nhân lực, kém hiệu quả, ôm đồm những thứ không cần thiết, gây quá tải vô lí như hiện nay.
PHẢI THAY ĐỔI CÁCH THỨC CHỐNG DỊCH
FB Bs Võ Xuân Sơn - Đọc báo, thấy ông Chủ tịch UBND TPHCM nhắc đến việc lãnh đạo quận 7 “nhờ giúp vì một ca F0 đang rất nguy cấp mà gọi không có bệnh viện nào tiếp nhận. Sau đó, tôi phải gọi cho anh Bỉnh là giải quyết xong”.
Hôm qua có đọc một bản tin, nói rằng TPHCM đã có hơn 100 trường hợp tử vong do dịch, nhưng do báo cáo sao đó mà Bộ Y tế mới đưa lên có hơn 40 ca. Cũng không biết trục trặc ở đâu. Nghe nói Bộ Y tế đổ lỗi cho TPHCM báo cáo không đầy đủ các mục nên họ không công bố được.

NÃO TRẠNG “NGĂN SÔNG CẤM CHỢ” VẪN CHƯA THAY ĐỔI!

Mấy hôm nay đọc tin cấm chợ ngăn sông ở Gài Gòn, mình phẫn nộ và thương người dân đồng bằng Nam Bộ quá. Bài dưới đây cho biết phường xã, công an và dân phòng lâu nay quen bị dân chửi khi tiến hành cưỡng chế giải tỏa thu hồi đất, dẹp lòng lề đường, nên họ nóng giận đá đổ hàng của người mua gánh, bán bưng, nay thực hiện chỉ thị phong tỏa, phường 6 Gò Vấp còn ban hành chỉ tiêu phạt người dân không chấp hành chỉ thị 16, họ quá hăng máu! Họ phạt rất nặng người dân ra đường tập thể dục, phạt tiệm bách hóa, quán ăn, cà phê, xe bánh mì… lén bán cho người mang về. Thành ra, cuộc chống dịch Cúm Vũ Hán biến thành cuộc “ngăn sông cấm chợ” triệt để hơn thời bao cấp! Vậy mà người dân Sài Gòn không thể phản ứng được chắc vì đã trở nên quá sợ hãi trước chính quyền. Mình nhớ năm 1984 được theo học lớp quản lý kinh tế trung ương 4,5 tháng ở trường Hành Chính Quốc Gia số 10 đường 3/2 Sài Gòn, học cùng lớp mình còn có bác Nguyễn Hà Phan, lúc đó là Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, sau này làm tới chức thường trực Ban Bí thư, và mấy thứ trưởng, bộ trưởng nữa. Lớp 100% do chuyên gia Liên Xô giảng, có phiên dịch. Hàng tuần lớp đều tổ chức các buổi thảo luận tổ để vận dụng những điều vừa học vào thực tiễn cuộc sống. Hè năm đó, đúng dịp Trung ương tổ chức các đoàn vào Nam truyền đạt nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 4 khóa V về đổi mới kinh tế có nói tới giảm dần tình trạng xóa bỏ cấm chợ ngăn sông. Khi đó anh em tổ mình phản đối cấm chợ ngăn sông rất hăng, thậm chí lúc giải lao mình còn nghe loáng thoáng thấy chị Hai Hạnh, phó bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, nói với mọi người "Đỗ Mười chứ Đỗ Một Trăm cũng phải đem ra xử bắn" vì Đỗ Mười là người chủ xướng và lãnh đạo cấm chợ ngăn sông. Sau thất bại giá lương tiền năm 1985, dân đồng bằng Nam Bộ rất dũng cảm phê phán mạnh mẽ chủ trương cấm chợ ngăn sông và cải cách giá lương tiền sai lầm của Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại các Hội nghị trung ương dẫn đến việc Trung ương phải nhận sai lầm và cắt chức các Phó thủ tướng Tố Hữu, Trần Phương, Trần Quỳnh... Trước đó năm 1983-1984, Bí thư Long An Nguyễn Văn Chính bất chấp ngăn cản của Trung ương, đã thực hiện bù giá vào lương ở tỉnh này để tiền tệ hóa tiền lương và các hoạt động kinh tế, từ đó xóa bỏ cấm chợ ngăn sông. Tự do hóa kinh tế của bác Chính rất thành công, nhiều tỉnh khác muốn học tập; An Giang đã tiến hành thử nghiệm... Lo sợ phong trào lan rộng, Trung ương đã phải điều bác Chính ra Hà Nội làm Phó thủ tướng ngồi chơi xơi nước. Vậy nên cấm chợ ngăn sông đã kéo dài đến đầu thập kỷ 1990 mới chấm dứt nhờ công của chính ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt. Bây giờ tình trạng cấm chợ ngăn sông lại tái diễn ở đồng bằng Nam Bộ, hậu quả kinh tế xã hội bước đầu đã khá lớn. Mình tin là nếu tình trạng này kéo dài thì sự phản đối của người dân như trong thập kỷ 1980 sẽ bùng nổ, nhưng chưa chắc đã xuất hiện các quan chức dũng cảm dám lên tiếng phản đối chính sách cấm chợ ngăn sông hiện nay như hồi đó.
NÃO TRẠNG “NGĂN SÔNG CẤM CHỢ” VẪN CHƯA THAY ĐỔI!
Mai Ba Kiem - Tôi không hiểu tại sao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Cúm Vũ Hán của TpHCM và Sở Công thương không phác họa vài kich bản về tiếp liệu và cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến hộ gia đinh khi toàn TP phải phong tỏa?

Có phải các siêu thị và cửa hàng tiện ích là sân sau của Sở Công thương mà Sở cứ ngang nhiên đóng cửa các chợ đầu mối đến các chợ truyền thống, mà không sợ rằng nó đã cắt đứt 70% lượng hàng hóa cung ứng cho TP hàng ngày?

COVID-19: Trái chín không ai mua, cá cua không ai ngó

Miền Tây giữa dịch COVID-19: Trái chín không ai mua, cá cua không ai ngó
LĐO | 14/07/2021 Trái chín trên cây không thương lái đến mua. Cá, cua đầy chợ thiếu người đến ngó. Thu hoạch thì nhiều nhưng do việc vận chuyển khó khăn, chi phí lại tăng cao khiến những người làm ra các đặc sản của Miền Tây đang lao đao vì COVID-19.
Từ ngày dịch bùng phát tại các tỉnh miền Tây, cây trái, hoa màu gần như ứ đọng tại vựa cây ăn trái của cả nước. Nguyên nhân được cho là các chợ đầu mối ngưng “ăn hàng”, vận chuyển vô cùng khó khăn.
Ông Thạch San (xã Lai Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Hơn 2ha nhãn của gia đình ông đang chín vàng trên cây nhưng không thương lái nào đến mua. Tiếc của, ông tự hái đi bán. Tuy nhiên, cả thị xã bị giãn cách, các tỉnh lân cận đóng chốt kiểm dịch, muốn đi phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Vậy là ông phải “quay đầu”.

Bẫy nợ Trung Quốc đang xiết cổ những con mồi đau khổ

Bẫy nợ Trung Quốc đang xiết cổ những con mồi đau khổ 
Những con đường dẫn đến hư không, đường sắt bỏ hoang và những cây cầu xây dở - Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng các dự án "bẫy nợ" để gài bẫy các nước nghèo hơn và bành trướng thế lực trên toàn thế giới. Việt Nam tuy không tham gia sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Quốc, nhưng cũng đang rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh với dự án Cát Linh - Hà Đông. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ nơi nào, khi chính phủ nơi đó còn bị mờ mắt trước những lời hứa hẹn đường mật của Trung Quốc, khi các quan chức của họ sẵn sàng bán rẻ lương tâm để nhận những đồng tiền tham nhũng mà Bắc Kinh trao cho để đổi lấy quyền lợi của đất nước mình, thì nơi ấy, ngoại giao bẫy nợ và BRI vẫn còn cơ sở để tồn tại.

Công nhân đang gỡ một phông diễn đàn Vành đai và Con đường bên ngoài địa điểm của diễn đàn ở Bắc Kinh ngày 27/4/2019. (Greg Baker / AFP qua Getty Images)

Mỹ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna

Tin mới toanh, Mỹ lại viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna. Cách đây vài ngày Mỹ vừa chuyển cho VN 2 triệu liều, giờ thêm 3 triệu liều nữa. Không hiểu tên cao bồi Mỹ có âm mưu gì với người Việt Nam ta đây ? Sao lại có chuyện lạ lùng, tên trùm tư bản trở nên tốt bụng kinh người, trong khi ông anh 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt và đối tác chiến lược toàn diện... chỉ viện trợ duy nhất 0,5 triệu liều lại còn quy định VN chỉ được dùng để tiêm cho người Tầu và người Việt thân Tầu. Các bạn thấy có nên đề nghị Bộ Công An điều tra xem động cơ viện trợ của Mỹ là gì không nhỉ ?
Mỹ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna
16/07/2021 TTO - Mỹ viện trợ cho Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna thông qua chương trình COVAX, theo thông tin Tuổi Trẻ Online vừa nhận được. 
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna thông qua chương trình COVAX.
Đây là một thông tin rất đáng mừng trong bối cảnh dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP.HCM. Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam, số vắc xin này sẽ được chuyển đến Việt Nam trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Covid: Tại sao VN luôn luôn chậm chân so với thế giới ?

Covid: Tại sao VN luôn luôn chậm chân so với thế giới ?
Các nhà lãnh đạo VN thường xuyên vỗ ngực tự hào là có tầm dự báo chiến lược nên ngay từ lúc nọ, ngay từ lúc kia đã nắm bắt được tình hình và do đó đã kịp thời tổ chức thực hiện được nhiều việc sớm hơn so với thế giới. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đã quá chủ quan trước tình hình dịch bệnh, cho rằng dịch bệnh đã cút khỏi nước ta..., nên QUÁ CHẬM CHÂN, thực chất là không quan tâm tới việc tìm mua vaccine tiêm phòng Covid-19, dẫn đến tình trạng hoàn toàn không có vaccine và để cho dịch bệnh bùng lên mạnh mẽ như hiện nay.
Thuốc Molnupiravir mang đến nhiều 
kỳ vọng cho người dân khắp thế giới
Đến nay trong khi khoảng 25% dân số thế giới đã tiêm chủng ít nhất một liều thì tỷ lệ tiêm  Việt Nam mới khoảng 4,5%. Con số đó lẽ ra chưa đến 1% nếu như không nhờ sự viện trợ miễn phí bất ngờ từ “trên trời rơi xuống": Nhật tặng 3 triệu liều, Mỹ tặng 2 triệu liều, Covax 2,5 triệu liều, Trung Quốc 0,5 triệu liều và Úc 1,5 triệu liều. Tôi không hiểu nếu như thời điểm này đất nước không có số vaccine viện trợ của các nước trên thì chính phủ và người dân VN sẽ còn hoảng loạn đến mức nào ?

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Sáp nhập tỉnh ko phải là biện pháp để VN hùng mạnh

Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của TS Chu trong bài dưới đây. Sáp nhập hay chia tách tỉnh là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Về lâu dài 1-2 chục năm tới tôi ủng hộ việc sáp nhập, nhưng về ngắn hạn, nhất là thời điểm hiện nay cả nước đang rối ren vì Covid mà Bộ Nội vụ và Chính phủ lại đề xuất thêm việc đại sự là sáp nhập tỉnh thì càng làm đất nước rối ren, hiệu quả và hiệu lực quản lý của nhà nước sẽ đi xuống. Nếu nhà nước muốn sáp nhập thì chỉ nên sáp nhập một số Bộ, ngành với nhau, như sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông với Bộ Xây dựng...
Sáp nhập tỉnh không phải là biện pháp để Việt Nam hùng mạnh
FB Nguyễn Ngọc Chu 16-7-2021 - Nghe tin Bộ Nội vụ chuẩn bị phương án nhập tỉnh mà buồn. Buồn vì thấy rằng những nhà quản lý hiện tại không học được bài học thực tiễn 50 năm (1954-2004) chia tách và sáp nhập tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '1997 61 tỉnh NUT NƯOC CẢNƯỚC thành Tỉnh Bắc Thái BẮC KẠN THÁI NGUYÊN TÁCH Tỉnh Letnamy VIETNAM TÁCH Hà Bắc BẮC GIANG BẮCNINH BẮC NINH Tỉnh Nam Hà HÀ NAM TÁCH NAM ĐỊNH HẢI DƯƠNG Tỉnh Hải Hưng TÁCH HƯNG YÊN'
Quản lý nhà nước cần phải nắm được quy luật lúc nào thì chia tách và sáp nhập tỉnh, và việc chia tách hay sáp nhập tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Quản lý nhà nước thì phải học từ bài học thực tiễn đã có về tách nhập tỉnh của tiền nhân. Cả 3 vấn đề vừa nêu đều chưa được để ý.

Ông Bách Hoá Xanh!

Ngày 16/7 trong khi dân tp HCM kêu trời khi mua thực phẩm trong Bách hóa Xanh giá đắt gấp 2-4 lần so với trong BigC hay ngoài chợ, thì cùng ngày chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh trên đường Lê Văn Việt và Đặng Văn Bi TP Thủ Đức, TP.HCM đã được Cục quản lý Thị trường TP.HCM kiểm tra về giá bán hàng, nhưng kết luận kiểm tra là giá cả bình thường.
Ông Bách Hoá Xanh!
FB Nguyễn Tiến Tường - Một người phụ nữ chân chất một ngày đẹp trời lai chym nghiến răng nói: Cả đời tui chưa bao giờ lai chym nhưng phải làm. Dứt lời, chị đưa lên một nhúm rau răm kiểu “rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” của BHX kèm cái bill, giá: 14k!
Không có mô tả ảnh.
Sau khi tôi đăng nhẹ cái tút, bà con cô bác comment một loạt hoá đơn dưới đây. Rau củ vào BHX đều mang giá của sơn hào hải vị, sâm quế ngọc châu cả.

Nỗi thống khổ thời Covid: Bán vàng để sống qua ngày

Nỗi thống khổ thời Covid: Bán vàng để sống qua ngày
Trước tình trạng dịch bệnh Covid lây lan trên diện rộng với số ca nhiễm phát hiện mỗi ngày từ trên 1.000 tới xấp xỉ gần 3.000 trong tuần gần đây, thành phố Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác quyết định hạn chế đi lại, lập chốt kiểm soát người ra vào địa phương với hy vọng bớt ca nhiễm mới.

Hà Nội dù tình hình lây nhiễm có đỡ hơn nhưng vì là thủ đô, đầu mối giao thông quan trọng, nên từ 0 giờ ngày 13/7, chính quyền thành phố đã quyết định đóng cửa các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, dẹp chợ tạm và thành lập 22 chốt kiểm soát phương tiện và người ra vào thủ đô. Những người đến từ vùng dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào Hà Nội.

Người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi

Người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi
FB Nhà văn Trần Tiến Dũng - Dịch bệnh cúm Tàu lần thứ tư không có dấu hiệu thuyên giảm, đang trở thành nỗi ám ảnh rằng Sài Gòn có nguy cơ sẽ rơi vào khủng hoảng thành phố ma như Vũ Hán đầu năm 2020 và các lò thiêu xác bệnh nhân tử nạn như Ấn Độ. Ai đang sống ở Sài Gòn lúc này, nếu là người trung thực sẽ thấy bất lực trước lẽ sinh tồn ngày mai; nhưng hệ thống phòng chống dịch đang bất lực muốn buông xuôi thì lại càng muốn kiểm soát khắc nghiệt những dân lành đang hốt hoảng trong cơn khủng hoảng vì đại dịch chưa từng có trong lịch sử.
Sợ hãi, các thế hệ cư dân Sài Gòn sau biến cố 30/4 chứng kiến người Sài Gòn sợ hãi! Không ai có kinh nghiệm về nạn đại dịch để so sánh về tầm mức sợ hãi của mình, cộng đồng mình. Đa phần từng người, từng nhà, từng hẻm phố chỉ chung cảm giác cả không gian đô thị với hơn 10 triệu dân cư, nay trở nên hoang vắng, trống hoác, lạnh tanh giữa mùa hè. Để cho sóng thần hắc ám của dịch bệnh và từ thông tin hù dọa về dịch bệnh nhận chìm, ăn mòn, hủy hoại tinh thần và thể xác con người.

Cần làm gì khi bạn trở thành F0, F1 hoặc F2?

Cần làm gì khi bạn trở thành F0, F1 hoặc F2?
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp với số ca nhiễm liên tục tăng vọt trên nhiều tỉnh thành; chuyên gia dịch tễ, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra một số lời khuyên dành cho những người thuộc diện F0, F1 hoặc F2 khi đang trong khu cách ly hoặc ở nhà.

Theo báo Thanh Niên, chuyên gia dịch tễ, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, nếu một người trở thành F0 hoặc F1 thì cần:

Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể mạnh gấp 6 lần vaccine

Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể mạnh gấp 6 lần so với tiêm vaccine ngừa COVID-19
16/07/21 Hãng tin Life Site News trích dẫn một thống kê mới đây ở Israel chỉ ra rằng, phản ứng miễn dịch tự nhiên của những người đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 cao hơn 6,72 lần so với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cụ thể, theo báo cáo từ Tin tức Quốc gia Israel (Israel National News), dữ liệu được gửi cho Bộ Y tế của Israel cho thấy: “Những bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi sau khi nhiễm virus có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn nhiều so với những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID”.

Một nhân viên y tế Israel chuẩn bị một liều vaccine Pfizer/BioNTech COVID-19 tại Magen David Adom ở Tel Aviv, vào ngày 5/7/2021. (Jack Guez / AFP qua Getty Images)

SỐNG CHUNG VỚI VIRUS THẾ NÀO?

SỐNG CHUNG VỚI VIRUS THẾ NÀO?
FB 
Dương Quốc Chính - Kịch bản mà chúng ta cần chuẩn bị tinh thần là virus sars cov 2 sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, nó sẽ trở thành như cúm mùa, cho dù có vaccine, vì nó sẽ biến thể liên tục. Vì thế, cần chuẩn bị tinh thần để sống chung với nó, ngay từ bây giờ.

Từ đầu dịch mình đã ví ta chống dịch kiểu đắp đê ngăn lũ, giống miền Bắc, nhưng không tránh được rủi ro vỡ đê, nước rò rỉ thì cố bưng bít nhưng khi đê vỡ thì dân dễ hoảng loạn do không có sự chuẩn bị tình huống xấu nhất. Còn Tây thì chống dịch kiểu sống chung với lũ, kiểu miền Tây chống lũ, lũ to thì vẫn chết nhiều nhưng dân không hoảng loạn. Đây cũng là quan điểm chung cơ bản của cánh tả và cánh hữu. Cánh hữu muốn thuận tự nhiên, muốn chống lại tự nhiên thì cũng phải lựa theo tự nhiên. Cánh tả có xu hướng áp đặt, cưỡng bức, không e ngại việc chống lại tự nhiên.

BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐANG ĐÒI… NGƯỜI DÂN BIẾT BAY?

BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐANG ĐÒI… NGƯỜI DÂN BIẾT BAY?
Báo Pháp luật TP.HCM ra hôm nay(14/7/2021) có bài: “Người từ TP Vũng Tàu sang các huyện phải được cả 2 địa phương đồng ý”. Tối 13-7, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có công văn hỏa tốc về việc áp dụng thực hiện giãn cách xã hội toàn TP Vũng Tàu theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Theo đó: “Những người từ TP Vũng Tàu về các địa phương khác trong tỉnh phải được chấp thuận của UBND (cấp huyện) hai địa phương”.

Điều đó có nghĩa là: Người dân từ Tp Vũng Tàu muốn đi đến các địa phương khác, thì trước hết họ phải đến UBND TP Vũng Tàu xin phép đi, sau đó họ đến xin UBND cấp huyện các địa phương cần đến để xin chấp thuận cho đến. Ngược lại, người dân từ các địa phương khác muốn đến TP Vũng Tàu thì cũng cần phải đến UBND huyện mình xin phép đi, sau đó họ phải đến UBND TP Vũng Tàu xin phép được đến.

LÚC HOẠN NẠN MỚI HIỂU LÒNG NHAU

LÚC HOẠN NẠN MỚI HIỂU LÒNG NHAU
Chỉ có Mỹ, Nhật, Úc, Hàn tặng, biếu, cho không, ... vắc xin cho Việt Nam không kèm điều kiện. Trang thông tin của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn, ông Blinken, ngoại trưởng Mỹ, đã viết: "Các đồng nghiệp ở mọi cấp độ của chúng tôi ở Washington đều cam kết ủng hộ mạnh mẽ tương lai tươi sáng cũng như cuộc chiến đầy can đảm của Việt Nam chống COVID-19. Bạn lúc hoạn nạn mới là bạn đích thực. Việt Nam không đơn độc. Chúng ta đang sát cánh cùng nhau và cùng nhau chúng ta sẽ đánh bại COVID-19. (Our colleagues in Washington at all levels are firmly committed to supporting Vietnam’s bright future and its courageous fight against COVID-19. A friend in need is a friend indeed. Vietnam is not alone. We’re in this together and together we will defeat COVID-19).

Phía "bạn vàng" của Đảng cộng sản Việt Nam đã giúp:
1. Đặc phái viên Nga sang, đem theo 1.000 liều Sputnik V chỉ để quảng cáo, giới thiệu hàng mẫu, gạ mua.
2. Tàu cộng 500.000 liều vắc xin Sinopharm với điều kiện dành cho 500.000 công dân Tàu cộng đang đội lốt lao động, ngầm phục, chờ biến động ...

Buổi bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ

Buổi bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ
Một ngày cuối năm 1991. Thư viện, cũng là nơi dùng làm phòng họp, phòng dạy của Labo đã được trang hoàng và bày biện sẵn sàng cho buổi bảo vệ luận án của Kiểm Lâm. Hai ngày trước Kiểm Lâm đã trình bày thử, mọi việc suôn sẻ. Luận án của Kiểm Lâm vào thời đó là nghiên cứu tiên phong về Phả Hệ Phát Sinh các Động Vật Có Xương Sống bằng cách so sánh phân tử RNA của cấu phần nhỏ robosome. Đây là công trình được sự quan tâm của Trường đại học Orsay (Phòng Thí Nghiệm Sinh Học Tế Bào, nhóm Sinh Học Phân Tử), Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Paris (ngành Ngư Học và ngành Cổ Sinh Vật Học). 
Kiểm Lâm nắm chắc chắn nội dung, từ những chủ đề chính tới từng chi tiết của luận án. Anh đã thuộc gần như nằm lòng bài trình bày. Anh đã nghiên cứu kỹ và thực tập cách trình bày, các ý tưởng sắp xếp ra sao, ngôn từ thế nào, cử chỉ ra sao… Phần lớn buổi trình bày sẽ đứng cạnh bảng chiếu, có những đoạn nào vừa đi vừa nói, có lúc nhìn bao quát khán phòng nói rõ và chậm, có lúc tạo một khoảng dừng, từng động tác của cánh tay ra sao… Nói chung Kiểm Lâm tự tin mình nắm vững nội dung lẫn cách trình diễn.

Lây nhiễm chéo Covid-19 trong khu cách ly, khu phong tỏa

Việc lây nhiễm chéo Covid-19 trong khu cách ly và khu phong tỏa sờ sờ ra đó; ai cũng biết chỉ có chính phủ VN và các chính quyền cấp dưới không biết hoặc cố ý làm như không biết. Tôi cho rằng Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói “Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng không loại trừ đã xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại các khu cách ly và khu phong tỏa”... là lừa dối dư luận và né tránh sự thật. Bộ Y tế vừa cho biết tính từ 19h30 ngày 15/7 đến 6h ngày 16/7, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 ca Covid-19 mới, trong đó TP.HCM có 1.071 ca. Đáng nói là số ca mới này chủ yếu được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả (1247/1438). Vậy mà lúc nào quan chức cũng leo lẻo không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại các khu cách ly và khu phong tỏa. Bây giờ người dân sợ vào khu cách ly và khu phong tỏa hơn là sợ bị nhiễm Covid, vì bị nhiễm thì còn được ở nhà tự chữa (nếu chưa bị nhà nước phát hiện) hoặc nằm viện và được cứu chữa chứ sống trong các khu trên vừa như tù giam lỏng, vừa bị lây nhiễm chéo.
Lây nhiễm chéo Covid-19 trong khu cách ly, khu phong tỏa
Tại buổi sơ kết 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16 chiều 15.7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở ngành, quận huyện và TP.Thủ Đức cần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay. 
Cụ thể, công tác xét nghiệm Covid-19 vẫn còn một vài nơi tập trung đông người, không tuân thủ giãn cách tại nơi lấy mẫu; đôi lúc trả kết quả mẫu PCR đơn còn chậm, dẫn đến việc chậm chuyển số F0 đến nơi điều trị.Các khu cách ly, khu phong tỏa tại TP.HCM vẫn còn tình trạng người đang thực hiện cách ly còn giao lưu, tiếp xúc nhau, không đảm bảo nghiêm quy định về giãn cách; một số F0 chậm được chuyển đến bệnh viện điều trị còn chậm. Công tác chỉ đạo có lúc còn lúng túng do công tác phòng chống dịch là những vấn đề mới, chưa có tiền lệ.

Thế khó của siêu thị ở TP.HCM

Những lúc khó khăn, khan hiếm hàng hóa thế này, thường các siêu thị cũng như các doanh nghiệp khác ở VN thường cố tình trì hoãn để đẩy khó khăn, khan hiếm cao hơn nữa, tạo cơ hội để tăng giá mạnh nhằm kiếm siêu lợi nhuận. Nhưng vì chúng đều có các quan chức đứng sau bảo kê nên không bị pháp luật trừng trị.
Thế khó của siêu thị ở TP.HCM
Các hệ thống bán lẻ thừa nhận đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng và gặp khó trong khâu logistics, trong khi người dân đổ xô mua hàng càng gây áp lực lớn hơn. Mới đây, trang thông tin nội bộ chính thức của Saigon Co.op chia sẻ một bài viết về những ngày không ngủ của Trung tâm phân phối Thực phẩm tươi sống (TTPP TPTS) Bình Dương.

"Trong những ngày qua hàng nghìn cán bộ nhân viên ở các điểm bán lẻ của Saigon Co.op đang căng mình tiếp nhận đơn hàng, soạn hàng giao khách, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo nguồn hàng hóa kịp thời chuyển đến siêu thị còn có hàng trăm con người tại TTPP TPTS Bình Dương đang gồng mình làm việc như một chiếc máy, mỗi ngày chỉ có thể chợp mắt 3-4 tiếng", bài viết cho biết.

Thành phố HCM cần Một Cuộc Đại Phẫu

Thành phố HCM cần Một Cuộc Đại Phẫu
FB Nguyễn Đắc Kiên 10-7-21
1. Hôm trước trả lời phỏng vấn tờ Zingnews, TS Vũ Thành Tự Anh có nói ý rằng: “TP.HCM đã không còn là cảm hứng cho quốc gia về cải cách”*. TS Anh cho rằng suốt 10 năm qua, các tỉnh không còn đến TP.HCM để học hỏi kinh nghiệm cải cách nữa.
Có thể là hình ảnh về ngoài trời và tường gạch
Câu nói của TS Anh làm tôi nhớ lại thời gian hơn 10 năm trước, năm 2008, lần đầu tiên tôi vào TP.HCM làm báo. Khi đó tôi đã hết sức ấn tượng với cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố (những nơi tôi tiếp xúc**), nhất là khi so sánh với đội ngũ cán bộ ở Hà Nội thời bấy giờ. Nhưng nay, sau khi chuyển vào sinh sống tại thành phố hơn 5 năm, thì tôi lại thấy một bộ mặt khác. Nhiều vị cán bộ thành phố tôi có dịp tiếp xúc thời gian gần đây làm tôi nhớ đến bộ mặt của các “ông quan cán bộ” thủ cựu, hách dịch của miền Bắc những năm 99, 2000.

‘Ngăn sông Cấm chợ’ và nỗi thống khổ của dân mùa Covid

Lưu ý đoạn này: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra rất nhiều bằng chứng càng ngày càng rõ ràng, chứng minh rằng những biện pháp phong tỏa không những không cứu được mạng người mà ngược lại, còn khiến chúng ta phải trả giá bằng mạng sống của chính mình. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm người Canada, TS Ari Joffe, đã nói: “Hóa ra phí tổn của việc phong tỏa cao hơn ít nhất 10 lần so với lợi ích nó mang lại. Tức là, việc phong tỏa gây ra nhiều tác hại cho đời sống dân cư hơn những gì COVID-19 gây ra”. Đó là bài học của thế giới, nhưng Việt Nam hiện nay, cụ thể là TP. Hồ Chí Minh - thị trường lớn nhất cả nước - lại đang áp dụng hình thức phong tỏa “ngăn sông cấm chợ” này. 
‘Ngăn sông Cấm chợ’ và nỗi thống khổ của người dân mùa Covid
FB Mộc Trà • 15/07/21 Chưa nói đến những trường hợp mưu sinh hàng ngày bằng lao động chân tay, dịch vụ đã mất sạch nguồn thu nhập do 'đóng cửa', các hộ gia đình còn khốn đốn vì thiếu lương thực, thực phẩm. Trong khi công tác logistic đang được triển khai rất tệ tại các vùng dịch thì một văn bản "phản cảm" về chỉ tiêu tối thiểu xử phạt dân bị tiết lộ tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ của người dân. "Đóng cửa" có thật sự hiệu quả trong phòng chống Covid-19 như kỳ vọng?

Những người dân có hoàn cảnh khó 
khăn tới chợ 0 đồng nhận thực phẩm
1) Siêu thị… thời bao cấp
Ngồi trên vỉa hè, chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên (quận Phú Nhuận) cho biết đã chạy tới 4-5 siêu thị, cửa hàng nhưng đều hẹn 5-6h sáng mai quay lại. Nhà cạn thực phẩm, nên chị đành ngồi đây chờ.

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Lockdown và Loạn ?

Lockdown và Loạn ?
Theo như trong vụ chống dịch hiện nay ở Sài Gòn, bộ sậu điều hành thiếu cả hai thứ đấy. Tầm thì chỉ nghĩ được tới có một ngày, nhiều khi chỉ nửa ngày. Chỉ thị, thông báo thay xoành xoạch. Cán bộ cấp dưới chạy bở hơi tai vì những thay đổi ấy. Rồi dẫm chân nhau, ông nói gà, bà nói vịt, khi đã bước qua ngày thứ sáu, mọi sự cứ rối tinh lên. Trong môn cờ tướng, người chơi giỏi là đi một nước đã nghĩ ra bốn, năm nước khác hoặc hơn nữa. Kẻ chơi kém là người đi một nước biết một nước, không nghĩ được bước tiếp theo, xem là non cờ. Trong mọi chuyện của cuộc đời cũng thế, nhất là việc điều hành cả một công ty, một thành phố hay một đất nước. Cái đó thời nay gọi là tầm. Tầm đi cùng được với tâm thì quá tốt.
Vừa đưa ra thông báo bỏ chốt chặn, chưa kịp thi hành thì lại có tin là chỉ thay đổi cách quản lý. Bỏ chốt chặn nhưng dây vẫn giăng, kẽm gai vẫn rào, chướng ngại vật quăng đầy ngõ xóm khi phát hiện F0. Hôm trước mọi người vẫn đi làm bình thường, chỉ xuất trình giấy; hôm nay lại bảo chỉ có cơ quan, nhà máy có đủ điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho nhân viên, công nhân ở lại ngay nhà máy được hoạt động. Chỉ có đơn vị nào có xe đưa rước nhân viên, công nhân từ A đến B thì tiếp tục, còn không thì đóng cửa tất.

Giá cả tăng như bão, Bộ Công Thương nói gì?

Cấm chợ truyền thống, để cho siêu thị độc quyền thì chúng nó tăng giá gấp 2-3-4 lần là đương nhiên, nhất là khi các siêu thị lại là sân sau kiếm tiền của quan chức.
Giá cả tăng như bão, Bộ Công Thương nói gì?
100.000 đồng/kg hành lá, 400.000 đồng/kg ớt ở TP.HCM lúc dịch 
Tuyết Nhung | 13/07/2021 Mấy ngày qua, một số mặt hàng nhu yếu phẩm ở TP.HCM có dấu hiệu tăng đột biến, đơn cử như: 100.000 đồng/kg hành lá, 400.000 đồng/kg ớt... Hành lá, ngò, ớt tươi, gừng... là những mặt hàng được ghi nhận tăng giá đột biếnTP.HCM những ngày qua, thậm chí tăng gấp 3 lần mà vẫn khó mua được. Tại một số website, mặt hàng hành lá, gừng tươi, ớt đã tăng giá bán chóng mặt, cụ thể ớt là 40.000 đồng/100g, tương đương 400.000 đồng/kg, hành lá 110.000 đồng/kg.
Bách Hóa Xanh tăng giá nhu yếu phẩm đột biến gây bức xúc - Ảnh: T.N
Người dân TP.HCM mới đây đã phản ánh về việc hệ thống bán lẻ Bách Hóa Xanh tăng giá đột biến một số mặt hàng nhu yếu phẩm. Trao đổi với báo chí về vấn đề này chiều tối 13.7, đại diện Bộ Công Thương cho biết đã liên hệ với đơn vị quản lý hệ thống bán lẻ Bách Hóa Xanh cũng như Tập đoàn Thế giới Di động và đã nhận được phản hồi.

Vặt nữa đi em

Đọc bài này thấy phẫn uất quá. Chưa có thứ chính quyền nào tồi tệ như chính quyền hiện nay. Giữa đại dịch này, dân ăn cháo cầm hơi nhưng việc bòn cho được những đồng tiền xương máu của dân chúng, lại là chủ trương hành chính, nhân danh lệnh phong tỏa. Sao lại có kiểu người cầm quyền điên loạn trục lợi trên nhân dân mình theo kiểu lấy mỡ nó rán nó: Dùng số tiền phạt đó, có thể thay số ngân quỹ cần xuất ra bồi dưỡng cho các ca trực (lại còn thừa nữa chứ). Người dân nào kém may mắn sẽ chi trả tiền canh chốt, và chung tay chống dịch, làm giàu thêm ngân quỹ của cơ quan địa phương. Hành động đó, thời vua Gia Long, gọi là nhũng lạm, có thể bị xử roi, bãi quan, tù hoặc đi đày biệt xứ. Nhiều lúc mình cứ nghĩ may mà đã già, sắp được chết rồi, để khỏi phải chứng kiến hàng ngày cảnh hành hạ dân của chính quyền này. Thương cho lớp trẻ, nhất là những đứa vô tội vừa mới ra đời, cả đời chúng sẽ phải sống trong nhà tù khổng lồ này nếu như đất nước mãi không thay đổi.
Vặt nữa đi em
FB Tuấn Khanh 15-7-2021 - Nửa đêm, tự nhiên nghe một cái tin nhắn từ đứa em, chỉ quen trên facebook thôi chứ cũng chưa chừng từng gặp mặt bao giờ. “Bên anh có ai cần ăn rau không anh, mai em chạy qua đưa”. Trước đây mà có ai hỏi vậy, chắc chỉ là chuyện nói qua lại cho vui rồi thôi. Nhưng giữa bóng tối thăm thẳm và heo hút phố chợ, sao nghe như tiếng chuông dịu dàng mở đầu cho buổi cầu kinh sớm mai.
Một ATM phát đồ ăn miễn phí ở Quận
 Tân Bình, TP HCM. Nguồn: Hoa Mai
“Có được bao nhiêu vậy D.?”.
“Bao nhiêu cũng có, em ở nhà vườn ngay ngoại ô Sài Gòn mà, anh tính chia ra cho bao nhiêu người thì nhắn, mấy chục ký còn dư”.

BẤT NHÂN! “dân khổ lắm rồi mấy ông ơi”

Bất nhân! “dân khổ lắm rồi mấy ông ơi”
FB Nhật Quỳnh - Dịch dã, dân đói khổ. Tất nhiên chẳng ai muốn bản thân mình vi phạm pháp luật, và trên hết ai cũng quý tính mạng của mình.

Nhưng, trách nhiệm của một nhà cầm quyền trước một biến động của xã hội là phải biết đặt câu hỏi và tìm ra nguyên nhân tại sao xảy ra hiện tượng đó để mà giải quyết thấu tình đạt lý. Muốn kết tội người khác, trước tiên, anh phải tạo ra một môi trường khiến người khác không có lý do gì để phạm tội, ở đây cụ thể là miếng ăn.

CHÍNH QUYỀN HÃY NHÌN VÀO SỰ THẬT ĐỂ HÀNH ĐỘNG

Trong bài này, BS Sơn trách chính quyền "Càng ôm đồm thiệt hại càng lớn, người dân càng hoang mang". Thực ra ôm đồm là phước thức quản lý chính thống của các nhà nước XHCN từ khi ra đời, đặc biệt càng là chủ trương lớn của Đảng, vì phải như vậy mới chứng tỏ Đảng và Nhà nước đang vô cùng tích cực và khẩn trương dập dịch chống dịch; công lao lớn nhất và cuối cùng sẽ thuộc về Đảng và Nhà nước. Dĩ nhiên, khi ôm đồm như vậy thì chính quyền sẽ có quyền yêu cầu người dân đóng thêm tiền và chính quyền cũng thoải mái thu tiêu tiền vì tiêu tiền cho chống dịch thì ai dám phản đối. Ai phản đối thì chắc chắn 100% là phản động, đáng bị tống giam. Do đó, ôm đồm vừa là cách phô trương sự lãnh đạo vừa là phép thử quyền uy và lòng dân. Càng kích động người dân sợ hãi hoảng loạn thì người dân càng phải dựa vào chính quyền và chính quyền càng có cớ để gia tăng quyền lực của mình đối với người dân.
CHÍNH QUYỀN HÃY NHÌN VÀO SỰ THẬT ĐỂ HÀNH ĐỘNG
FB Bs Võ Xuân Sơn - Liên tục mấy ngày nay, nhiều người hỏi tôi về trường hợp của gia đình họ, có người F0, có nhà 2 người, mà chờ hoài chưa thấy đưa đi bệnh viện. Rồi họ hỏi bây giờ sốt, ho thì phải làm sao…
Hôm nay, tôi nhận được một đoạn ghi âm cuộc gọi của gia đình có 2 người F0 mà không có khả năng tự chăm sóc, nhưng bên trả lời (có lẽ là y tế cơ sở) cho biết họ không thể làm gì hơn, vì HCDC không nhận, dù họ đang có tới 8 người F0 cần đưa vào bệnh viện, trong đó có 2 người trên 71 tuổi, vì các bệnh viện dã chiến không còn chỗ. Người trả lời còn nhờ người nhà gọi trực tiếp lên HCDC hoặc trung tâm điều phối phản ánh giùm.

Xin đừng hốt hoảng!

Trong vụ dịch này, chính quyền có rất nhiều cái sai được báo chí chính thống và báo mạng vạch ra. Đáng tiếc là chính quyền không biết sửa sai nên càng sửa càng sai. Tới đây F0 và F1 sẽ nhiều lắm và sẽ được tự cách ly ở nhà nên rất cần chính quyền hướng dẫn người dân cách điều trị khi bị nhiễm Covid. Hiện nay mới là người dân tự góp ý và hướng dẫn cho nhau nên thiếu cơ sở khoa học trong khi không thấy quan chức và các nhà khoa học trong bộ máy chính quyền hướng dẫn người dân; ngược lại bộ máy chính quyền toàn đưa tin doạ dân cốt làm cho dân sợ và nhắm mắt vâng lệnh chính quyền. Phải chăng mục đích cao nhất của chính quyền là dọa để dân biết ngoan ngoãn vâng lời ? Chính quyền đang sai lầm rất lớn khi đóng các chợ truyền thống, vừa gây khó khăn cho dân, vừa làm cho giá cả tăng lên cao.
Xin đừng hốt hoảng!
Mạc Văn Trang 15-7-2021 - Có lẽ các nhà lãnh đạo tự mãn, chủ quan với thắng lợi chống dịch lúc đầu, đến lúc dịch bùng phát thì… hốt hoảng, dùng các biện pháp duy ý chí “Chống dịch như chống giặc”, thay cho cách làm khoa học, khiến nhiều người dân cũng hoảng loạn! Yếu tố tâm lý, tinh thần rất quan trọng, cả chính quyền và mỗi người dân đều phải rất bình tĩnh, tự tin mới chống dịch thành công.
Có thể là hình ảnh về ngoài trời
1. Về Chính quyền
– Một là, phải ổn định xã hội, sao cho các nhu yếu phẩm được lưu thông, mua bán bình thường, đừng làm dân hốt hoảng tích trữ gây khan hiếm giả tạo;

‘Ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc’

Đoạn này hay, ở các nước phương Tây tôi thường thấy: Trong một cuộc thi sát hạch công vụ ở Phần Lan, đằng sau mặt của đề thi đều có đáp án đính kèm sẵn. Đó là đáp án mà thí sinh dùng để ước lượng số điểm của mình. Sau khi làm bài xong, thí sinh có thể chủ động so sánh kết quả mình làm được và đáp án đính kèm để biết mình đậu hay rớt. Người nào biết mình thi không đạt, sẽ tự giác thi lại, cho đến khi đủ tư cách mới thôi. Không có ai sửa chữa hay sao chép hoặc làm lại đáp án.
‘Ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc’
"Thành thật là một đặc điểm của văn hóa Phần Lan - ít nhất là nếu chúng ta so sánh với các nền văn hóa khác. Trong tiếng Anh có một thành ngữ rằng ‘Sự thật có giá trị đến nỗi nó nên được sử dụng nhỏ giọt’. Nhưng ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc”, theo ông Johannes Kananen, giảng viên tại Khoa Khoa học Thụy Điển, Đại học Helsinki.

1) Thành thật là điều tự nhiên
Một vài năm trước, tạp chí Reader’s Digest của Mỹ từng tiến hành một thực nghiệm về chủ đề “Thành thật” tại hơn 16 thành phố trên toàn thế giới. Ở mỗi thành phố, người ta đặt những chiếc ví bên trong có chứa khoảng hơn 1.400 Euro, ảnh chụp gia đình, giấy tờ liên hệ.

2/3-4/5 người Mỹ tin rằng TQ phải bồi thường cho đại dịch

2/3-4/5 người Mỹ tin rằng Trung Quốc phải bồi thường cho đại dịch
2/3-4/5 người Mỹ tin rằng chế độ Trung Quốc nên đền bù cho sự tàn phá do đại dịch coronavirus ở người gây ra, theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Chính sách An ninh Hoa Kỳ thực hiện. Con số đó tăng từ 63% lên 78% trong các cuộc điều tra tiết lộ rằng chính phủ Trung Quốc đã cố ý phát tán virus SARS-CoV-19 ở người. Khoảng một nửa trong số những người được khảo sát tin rằng virus “được phát triển trong phòng thí nghiệm”, với 1/4 công chúng tin rằng chính phủ Trung Quốc đã tạo ra nó “có chủ đích” trong phòng thí nghiệm và phát tán nó “có chủ đích”.

Phòng thí nghiệm P4 trong khuôn viên Viện Vi rút học Vũ Hán ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, nơi được coi là đã phát tán coronavirus. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

VỤNG CHÈO KHÉO CHỐNG

VỤNG CHÈO KHÉO CHỐNG
FB Nguyễn Chánh - Dẫu biết rằng chính quyền cũng đang đau đầu tìm biện pháp đối phó trước cơn hoành hành của đại dịch Corona Vũ Hán tại thành phố, tuy nhiên việc hành xử cứng nhắc thiếu tình người của những cán bộ thừa hành đã gây không ít bất bình cho người dân. Hơn nữa còn có những trường hợp thiếu tâm và tầm của cán bộ thừa hành làm việc trực tiếp với người dân dễ đưa đến tình trạng lạm quyền càng khiến cho người dân bất phục (như trường hợp người dân đi ra ATM rút tiền bị phạt 1 triệu đồng ở Phú Nhuận vùa qua)

- Điều đáng nói hơn, khi sự việc được đưa lên công luận thì lãnh đạo đơn vị ra quyết định phạt này lại chống chế cho việc làm sai trái của cấp dưới bằng những lý lẽ không thuyết phục như:

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 6: Những cảnh nhìn thấy

Sài Gòn mấy hôm nay đã xuất hiện ở những ngôi nhà góc phố, những căn nhà trong hẻm nhỏ mở cửa he hé để bán hoặc tặng rau củ cho người dân đang cần với những đôi mắt lấm lét như người buôn hàng quốc cấm và người đến mua, đến nhận cũng nhìn trước ngó sau như người mua bán bạc giả. Buồn thay! Rất nhiều người có tiền vào siêu thị nhưng cũng rất âu lo và cũng tốn rất nhiều thời gian nên họ ngại. Người nghèo thì chẳng vào đó là đúng rồi, tiền đâu nữa mà mua. Cả xã hội đang stress, con virus Vũ Hán quanh quẩn khắp nơi và con virus sợ hãi đang xuất hiện trong lòng của mỗi người. Đây là lúc cần thiết các phương tiện truyền thông làm nhiệm vụ để trấn an mọi người, cũng là lúc những lãnh đạo chấn chỉnh lại cách chống dịch để cho dân có thêm lòng tin. Cấm người đi, cấm buôn bán, cấm tụ tập là phong toả chứ sao gọi là giãn cách. Cứ gọi đúng tên thì có sao đâu?
Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 6: Những cảnh nhìn thấy
Đã bước qua ngày thứ sáu, mọi sự cứ rối tinh lên. Trong môn cờ tướng, người chơi giỏi là đi một nước đã nghĩ ra bốn, năm nước khác hoặc hơn nữa. Kẻ chơi kém là người đi một nước biết một nước, không nghĩ được bước tiếp theo, xem là non cờ. Trong mọi chuyện của cuộc đời cũng thế, nhất là việc điều hành cả một công ty, một thành phố hay một đất nước. Cái đó thời nay gọi là tầm. Tầm đi cùng được với tâm thì quá tốt. 
Tiếc thay, trong vụ chống dịch hiện nay ở Sài Gòn, bộ sậu điều hành thiếu cả hai thứ đấy. Tầm thì chỉ nghĩ được tới có một ngày, nhiều khi chỉ nửa ngày. Chỉ thị, thông báo thay xoành xoạch. Cán bộ cấp dưới chạy bở hơi tai vì những thay đổi ấy. Rồi dẫm chân nhau, ông nói gà, bà nói vịt. Vừa đưa ra thông báo bỏ chốt chặn, chưa kịp thi hành thì lại có tin là chỉ thay đổi cách quản lý. Bỏ chốt chặn nhưng dây vẫn giăng, kẽm gai vẫn rào, chướng ngại vật quăng đầy ngõ xóm khi phát hiện F0. 

Nguyễn Mạnh Tường – “một ngọn cỏ dại”

Bài này không đề cập tới sự đối xử dã man, tàn ác của chính quyền đối với GS Nguyễn Mạnh Tường trong và sau vụ Nhân văn giai phẩm. Cách đây hơn 20 năm, khi đọc hồi ký của GS về những năm tháng bị đọa đầy nhục nhã trong chế độ cộng sản, tôi đã rơi nước mắt và căm phẫn những kẻ vô lương tâm trong chế độ. GS Tường là một trong vài nhân tài kiệt xuất của đất nước trong thế kỷ 20. Các bạn nên xem cuốn hồi ký cực thú vị bằng tiếng Pháp Un Excommunié (Một người bị rút phép thông công) được ông xuất bản ở Pháp năm 1992 viết về những điều trải nghiệm trong những năm ông đã sống và viết kể từ sau 1945 (có bản tiếng Việt). Trong cuốn sách này, Nguyễn Mạnh Tường đã viết về giai đoạn ông tham gia chính quyền Việt Nam Dânchủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh sau năm 1954 như sau:  “…Chưa bao giờ người ta lại khinh miệt và hận thù luật lệ với một thái độ láo xược như thế. Nhà nước chỉ là bàn tay nối dài của Đảng. Người ta cấm tiệt bất cứ mọi thứ can thiệp hay ngay cả một tia mắt nhòm ngó vào hai lãnh vực Lập pháp và Tư pháp. Nguyên tắc “không thể sai lầm” và “không chịu trách nhiệm” của Đảng đã mở cửa cho biết bao chuyện kỳ quặc, bệnh hoạn, tự tung tự tác và hậu quả là đưa đến những hành động phạm pháp bởi mọi tầng cán bộ, bởi các đảng viên hay những người được Đảng nặn ra. Chưa bao giờ nhân dân lại bị đẩy vào một thế im lặng đê hèn và tai hại; không một gợi ý, đề xuất, nhận xét hay ý kiến tư vấn nào mà nhân dân có thể đưa ra cho nhà cầm quyền để cải thiện việc điều hành của Nhà nước và làm cải thiện tốt hơn cho con dân trong nước. Bất hạnh thay, những điều Luật được “bầu” ra bởi Quốc hội, các cấp Toà do chính phủ dựng nên chỉ có một và một mục đích duy nhất là bắt người dân quy phục, và tuân thủ vô điều kiện bất kể chuyện gì mà nhà cầm quyền muốn dù là chuyện ngông cuồng vô lý nhất. Mặc dù vậy, để lừa phỉnh trong nước và quốc tế họ luôn luôn ra rả không ngừng là họ vì dân và do dân…”. 
Nguyễn Mạnh Tường – “một ngọn cỏ dại”
Cập nhật ngày: 11/07/2021 lúc 10:10 - Sau luận án tiến sĩ luật khoa “Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam. Tổng luận về luật nhà Lê” và luận án tiến sĩ văn chương “Về giá trị diễn kịch và kịch bản của Alfred de Musset” bác Tường đã xuất bản được nhiều tác phẩm có giá trị như “Nụ cười và giọt lệ của tuổi thanh niên” (1973), “Nền đá tảng Pháp và Học tập gì ở các nước Địa Trung Hải” (1939), “Cuộc du hành và tình nghĩa” (1940), “Một cuộc hành trình” (1956), “Lý luận giáo dục Châu Âu từ Erat tới Rút-xô” (1994)…
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 1997)
Mùa xuân 1994, tôi bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết tư liệu về Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Bố tôi nói: “Con muốn viết về bác Huyên, thì nên gặp bác Tường mà hỏi chuyện. Cả hai bác đều cùng thời với bố, nhưng tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp. Riêng bác Tường vừa là tiến sĩ văn chương lại vừa là tiến sĩ luật. Có gặp bác Tường, cho bố gởi lời thăm bác”. Nghe lời bố, tôi đã đến thăm bác Tường tại 34 Tăng Bạt Hổ – Hà Nội.

Xử phạt dân ra đường: vừa ko hợp tình vừa thiếu cơ sở pháp lý!

Mình thấy chính quyền đang thắng lớn trong mấy ngày đại dịch vừa qua. Trong khi kêu gào dân chúng ủng hộ qua tổng đài điện thoại 2 tháng nay mới được khoảng 120-125 tỷ đồng với gần 3 triệu nhắn tin rất tốn kém, thì chỉ trong mấy ngày qua, Hà Nội và Sài Gòn đã phạt dân ra đường thu được khoảng 20 tỷ đồng. Nguồn thu từ phạt cao như thế thì nên bỏ xin tiền qua tổng đài nhắn tin đi. Sáng chiều đưa tin xin tiền trên tivi không thấy nhục lắm sao ?
Xử phạt dân ra đường: vừa không hợp tình vừa thiếu cơ sở pháp lý!
Trường Sơn 2021-07-14 - 
Trong bối cảnh đời sống kinh tế của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh và lệnh phong toả, việc chính quyền ra chỉ tiêu xử phạt người dân với các mức phạt lên đến tiền triệu, đã khiến cho người dân phẫn nộ. Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ TPHCM cho RFA biết cảm nhận của ông về vấn đề này: “Tôi gọi đó là một cuộc săn bắn tự do và man rợ trong bối cảnh người Việt Nam đang khốn khổ, những người đang đi ra đường và cố gắng vượt qua những cái chốt lúc này, ắt phải có lý do của họ chứ không thể gọi họ là vô lý để rồi phạt họ với những con số như vậy”.

Mới đây cơ quan chức năng ở TPHCM thông báo đã xử phạt 2.052 trường hợp vi phạm quy định về phong toả của thành phố với số tiền thu được là gần năm tỉ đồng. Biện pháp được thực hiện kể từ khi áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ Trung ương từ ngày 9 tháng 7.

Sau 15 ngày phong tỏa, Sài Gòn sẽ làm gì tiếp?

Trên mạng dân đồn thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ sẽ về th HCM làm Phó bí thư thành ủy. Như vậy Sài Gòn sẽ có Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Trần Quốc Tỏ và Phó bí thư thường trực: Phan Văn Mãi, thành ra dân Sài Gòn sẽ  phải chịu cảnh "NÊN PHONG TỎ(A) MÃI".
Sau 15 ngày phong tỏa, Sài Gòn sẽ làm gì tiếp?
Nguyễn Bình Tâm RFA - 
Với số ca nhiễm vẫn chưa hạ thấp, cùng với sự hiểu biết, ý thức tuân thủ các quy định về chống dịch rất mỗi nơi một kiểu như hiện tại, rất có thể sau 15 ngày cách ly đợt một, TP.HCM sẽ tiếp tục cách ly đợt hai với các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Thậm chí có thể không chờ đến hết đợt một mà là thay đổi bất cứ lúc nào. Dù thế nào đi nữa, một nguyên tắc bất di bất dịch ở tất cả các vùng dịch bị phong tỏa là đều cho ra khỏi nhà đi mua thực phẩm và chăm sóc y tế thiết yếu. 
Đường phố TPHCM ngày 9/7/2021, ngày 
đầu thực hiện phong toả do dịch bệnh
Tại cuộc họp báo tối 13/7/2021, Phó Bí thư thường trực TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, chưa đủ thời gian để có thể khẳng định TP.HCM đã đạt đỉnh dịch hay chưa. Tờ báo điện tử Dân Việt đưa tin như trên. Tác giả bài báo cho biết, ông Phan Văn Mãi đã tính tới phương án xấu nhất khi sau 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 mà dịch bệnh vẫn gia tăng mạnh, mất kiểm soát.

Báo VN đưa tin về biểu tình chống chính phủ ở Cuba?

Báo chí Việt Nam đưa tin thế nào về biểu tình chống chính phủ ở Cuba?
RFA 2021-07-13 - 
Hàng ngàn người Cuba trên khắp đất nước đã tham gia các cuộc biểu tình hiếm hoi vào Chủ nhật ngày 11/7 chống lại chính quyền cộng sản. Theo mô tả của AFP, người biểu tình tuần hành qua một số thị trấn và hô vang ‘Đả đảo chế độ độc tài’ và ‘Chúng tôi muốn tự do’. Một số người biểu tình, chủ yếu là thanh niên, đã hét lên những lời lăng mạ chống lại Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel. Một người địa phương giấu tên nói với AFP rằng cô đã tham gia cuộc biểu tình vì bực tức về ‘tình hình mất điện và thiếu thức ăn’.
Biểu tình chống chính phủ tại Thủ đô Havana của Cu Ba ngày 11/7/2021.
Theo Reuters, những người biểu tình chống chính phủ đã bị lực lượng an ninh Cuba bắt giữ, đánh đập và xịt hơi cay...

GÓP Ý CÙNG ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

GÓP Ý CÙNG ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
FB 
Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng - Thưa ông, hôm nay tôi thôi... sẽ không mắng ông như mắng đàn em hay mắng học trò nữa. Tôi sẽ góp ý với ông như hai bác sỹ, hai nhà đầu tư y tế, hai nhà quản lý y tế nói chuyện với nhau.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến hơn 16.000 giường ở TP.HCM Duy Hiệu và Chi Hùng Chủ nhật, 11/7/2021 12:21 (GMT+7) Lực lượng y tế, quần Äộ»i cùng dân quân đang khắn trương dọn dẹp, thiết lập bệnh viện đã chiến số 6, 7,8, tại khu tái định cu Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vớ›i hơn 16.000 giường.'
1- Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến hơn 16.000 giường ở TP.HCM là thế nào đây!?
Số lượng 16.000 giường ở đây cần rõ ràng ra, giường là giường bệnh hay chỉ đơn thuần là giường để cho người nằm. Hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn, ông nhé.
Nếu chỉ là giường nằm để nhốt các loại F, thì vô nghĩa. 

Người Cuba biểu tình đòi Tự do hay ‘bất mãn’ COVID-19?

Cuộc biểu tình tại Cuba được nhiều nhà quan sát trên thế giới ví như sự kiện “Thiên An Môn 1989” thứ hai, bởi sự can đảm chưa từng có của người dân Cuba khi phải đối mặt với cảnh sát, an ninh mật vụ của chính quyền và cả những tên côn đồ được thuê trà trộn trong đoàn người tuần hành.
Người Cuba biểu tình đòi Tự do hay ‘bất mãn’ COVID-19?
FB Xuân Trường • 15/07/21 Có một thực tế: Bất chấp bị đe dọa, đánh đập và có thể mất mạng, hàng nghìn người Cuba đã xuống đường hô vang "Tự do" để bày tỏ mong muốn chấm dứt chế độ độc tài kéo dài suốt 62 năm qua ở hòn đảo Caribbean này. Thực tế cũng cho thấy rằng, truyền thông dòng chính cũng đang “cố tình” bẻ lái các cuộc biểu tình sang một câu chuyện hoàn toàn khác: Người dân Cuba biểu tình phản ứng chính quyền xử lý yếu kém trong đại dịch Covid-19.

Cũng có một thực tế nghiệt ngã khác trong quá khứ: Barack Obama được ca ngợi vì bắt tay với “bạo chúa” Cuba, trong khi Donald Trump lại bị lên án vì dám đòi dân chủ cho người dân Cuba và quyết trừng phạt chính quyền độc tài. Vì sao lại có sự tréo ngoe như vậy?

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

CÁCH CHỐNG DỊCH KỲ QUÁI CỦA BV CHỢ RẪY

Tội nghiệp các giáo sư tiến sĩ lừng danh của VN từ Bắc Tới Nam, toàn là các bác giỏi nhưng chống dịch thì lại phải vâng lời các ông cao cấp lý luận chính trị và tuyên giáo như ông Đam, ông Long... Đúng là bi kịch cho giới khoa học và y tế. Trên chỉ đạo sao thì dưới buộc phải làm vậy. Trên sai thì lính khổ, dân chết; cãi lại sẽ bị quy là phản động, là làm loạn lòng dân... Thế nên tình hình chống dịch hiện nay cứ ngày sau tồi tệ hơn ngày trước; cứ đà này có khi đến lúc cả nước lại bị phong tỏa chặt chẽ hơn tháng 4 năm ngoái.
CÁCH CHỐNG DỊCH KỲ QUÁI CỦA BV CHỢ RẪY
FB BS Đặng Hoàng Nhẫn - Một trong những lý do tui đi xung phong tham gia điều trị bệnh nhân Covid là để coi hoàn cảnh sống của bệnh nhân thế nào. Cái nữa với tui từ đầu dịch tới giờ quan điểm vẫn zậy, sống chết có số, tui không sợ thì việc gì không xung phong.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Nguy cơ nhiễm là có, nếu xui tui nhiễm thì sẽ tự khỏi, hên xui.
Tính cho lắm ra đường đụng xe cũng tạch. Ở nhà cạp đất ăn nhiều khi nhà sập cũng tèo. Còn không cũng tới ngày đói chết.

Trăm dâu đổ đầu siêu thị, người dân khổ vì bữa ăn

Chợ đóng, trăm dâu đổ đầu siêu thị, người dân khổ vì bữa ăn
LUẬT KHOA 12-07-2021 - Nguyên Minh - Chợ đóng, trăm dâu đổ đầu siêu thị, người dân khổ vì bữa ăn. Chính quyền có đang sai lầm khi “đặt cược” vào hệ thống siêu thị trong mùa giãn cách? Tính đến ngày 9/7, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã tạm đóng cửa 151/234 chợ truyền thống, [1] tương đương 2/3 tổng số chợ trên toàn thành, trong đó có ba chợ đầu mối thực phẩm lớn nhất. Ngày 8/7, chính quyền cũng quyết định tạm ngừng dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày thành phố thực hiện giãn cách. [2]

Với hai động thái chống dịch mạnh tay trên, người dân thành phố chỉ còn hai lựa chọn cho bữa ăn mùa giãn cách: hoặc là ăn đồ khô (mì gói, xúc xích, lương khô…) hoặc trông cậy vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua nguyên liệu về nấu ăn, hay mua các thức ăn chế biến sẵn.

"Các chú tha cho con, con không có tiền đóng"

Người dân càng ngày càng trở thành con giun con kiến để quan chức chính quyền tha hồ hành hạ. Mình phản đối chính sách quá hà khắc, chống lại quyền sống của người dân hiện nay. Chết tự do vì dịch hạnh phúc hơn là sống trong kiếp nô lệ.
"Các chú tha cho con, con không có tiền đóng"
FB HÀ PHAN: Mình vừa nộp ngân sách 2 tr khi đạp xe ra ATM rút tiền đây. Chứ hết tiền phải làm sao. Mình không bao giờ giữ nhiều tiền mặt cả. Anh áo xanh nói là phải chuẩn bị trước, thời điểm này không được ra ngoài.
Chốt đó chặn 24/24.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Nguyên một đám người la hét với mình như kẻ phạm tội đi ra ngoài gieo rắc bệnh tật vậy, trong khi mấy tháng nay mình toàn làm việc ở nhà.

Đến cái tên người chết cũng không dám viết.

Đến cái tên người chết cũng không dám viết.
Chú bộ đội trẻ bị chết. 5 cơ quan xúm vào điều tra, cuối cùng đã ra kết luận. Thực ra không cần điều tra cũng ra được kết luận như thế. 5 chứ 500 cơ quan cũng sẽ thế. Tội nghiệp cháu Đô, Trần Đức Đô.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Lạ là tờ báo Người lao động, "cơ quan trực thuộc Thành ủy TP.HCM" đăng cái kết luận dĩ lẽ tất ngẫu kia, đến cả cái tên của người chết cũng không dám viết. Buồn cười nhất là tên thì viết tắt lấp lửng nhưng ảnh lại rõ mồn một (coi ảnh kèm). Chắc có nhiều lý do: hèn, theo chỉ đạo, sợ liên lụy, thói làm báo cẩu thả... Tuy nhiên, dù gì đi chăng nữa thì cũng bi hài kịch.

TP.HCM triển khai thí điểm cách ly điều trị F0 tại nhà

Hoan hô chính sách cách ly F0 mới của tp. HCM.
TP.HCM triển khai thí điểm cách ly điều trị F0 tại nhà
Ngày 13/7, Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản khẩn về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay, trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách ly, điều trị F0, F1 tại nhà. Theo Sở Y tế TP. HCM, được sự chấp thuận từ Bộ Y tế Việt Nam, ngành y tế thành phố bắt đầu triển khai thí điểm cách ly, điều trị những trường hợp F0, F1 tại nhà.

TP.HCM sẽ triển khai thí điểm cách ly 
điều trị F0 tại nhà. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Theo đó, đối tượng thứ nhất được cho xem xét cách ly tại nhà là trường hợp không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

Thầy Tánh chính thức thắng kiện sau 15 năm bị sa thải oan

Hoan hô thầy giáo Tánh đã dũng cảm và kiên trì đấu tranh với sai trái của Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đà Lạt. Mặc dù tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất, trường được chính quyền địa phương hậu thuẫn nên thắng kiện, nhưng thầy Tánh đã khiếu kiện lên cấp Trung ương. Và sự can thiệp của cấp Trung ương đã giúp thầy thắng kiện sau 5-6 phiên tòa nữa. Bài học rút ra là người dân không nên sợ chính quyền, nếu thấy chính quyền làm sai thì nên dũng cảm khiếu kiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. 10 vụ kiện lúc đầu chỉ có 1-2 vụ người dân thắng kiện, nhưng càng ngày tỷ lệ thắng kiện sẽ càng cao, quyền con người càng được tôn trọng. Đây là cách đấu tranh tốt nhất để xây dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa ở nước ta. Mình khâm phục thầy Tánh chỉ là một giáo viên THCS, nhưng từ khi bị sa thải, đã vừa theo đuổi kiện, vừa làm nhiều nghề đồng thời học thêm nghiệp vụ luật sư và thạc sĩ luật, rồi hiện đã trở thành Luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng. Rất mong đất nước có nhiều người như thầy Tánh.
Thầy Tánh chính thức thắng kiện sau 15 năm bị sa thải oan
Trải qua 15 năm kiện tụng vì bị sa thải sau khi tát học trò, qua nhiều cấp xét xử, thầy giáo Lê Cao Tánh chính thức thắng kiện Trường THPT Bán công Nguyễn Du (nay là Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 3/6/2021, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP. HCM đã quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm lần 3, tuyên hủy quyết định kỷ luật, buộc Trường Nguyễn Du nhận ông Tánh trở lại làm việc và bồi thường cho ông 614,68 triệu đồng.

Trường THCS THPT Nguyễn Du - Đà Lạt
Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 12/2004, ông Tánh và Trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

“Sài Gòn hoa lệ: Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”

“Sài Gòn hoa lệ: Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”
FB Tâm An • Sài Gòn hoa lệ là thế, nhưng có câu rằng “Sài Gòn hoa lệ: Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”. Những ngày này, Sài Gòn đang bị phong tỏa theo chỉ thị 16, càng về khuya, khi mọi người đã chìm trong giấc ngủ, bên góc đường kia vẫn có người nằm trăn trở vì gió lạnh… Ở ngoài kia có rất nhiều người cơ nhỡ sống nhờ vào những hộp cơm từ thiện... phận người mong manh.
Có thể là hình ảnh về 1 người
Cảm thương những người lao động nghèo khó đang nặng gánh mưu sinh giữa mùa dịch bệnh, một blogger 9X đã chụp lại những khoảnh khắc người nghèo giữa Sài Gòn, và cho biết: “Tôi cảm thấy những ngày Sài Gòn giãn cách vừa qua và tính đến thời điểm giãn cách hiện tại, cuộc sống của những người vô gia cư, những hoàn cảnh nghèo khó lại càng khổ cực hơn gấp nhiều lần”.

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Cuba: Biểu tình đông đảo chống chính phủ chưa từng thấy

Cuba: Biểu tình đông đảo chống chính phủ chưa từng thấy
12/07/2021 - Chủ Nhật ngày 11/07/2021, Cuba trải qua một ngày lịch sử. Những cuộc biểu tình chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp cả nước. Từ Đông sang Tây, người dân Cuba xuống đường trong tiếng hô vang kêu gọi « tự do » và « đả đảo độc tài ». Theo AFP, sự việc xảy ra khiến chính quyền La Habana bất ngờ. Chính phủ Cuba tuyên bố sẵn sàng bảo vệ cuộc cách mạng « bằng mọi giá » và kêu gọi các nhà cách mạng « xuống đường, đến những nơi nào có những hành động khiêu khích diễn ra, ngay từ bây giờ và trong những ngày sắp tới ».
Người dân Cuba biểu tình chống chính phủ tại thủ đô La Habana, ngày 11/07/2021. REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI

Phong tỏa quán bún chả cựu Obama từng ăn ở Hà Nội

Phong tỏa quán bún chả cựu Tổng thống Mỹ Obama từng tới ăn ở Hà Nội
Dân trí - Ngày 12/7, hàng loạt địa điểm ở trung tâm Hà Nội bị phong tỏa do có liên quan đến một số trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trở về từ ổ dịch TPHCM, trong đó có quán "bún chả Obama" trên phố Lê Văn Hưu.

Một quán ăn trên phố Lê Văn Hưu từng là nơi một ca F0 ghé qua ăn uống trong thời gian trở về Hà Nội từ TPHCM đã bị phong tỏa.

Biden - TT thích ‘quỳ gối’ nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ

Joe Biden - vị tổng thống có tác phong ‘quỳ gối’ nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ
Tôi chưa bao giờ thấy một vị tổng thống nào thích quỳ giống như ông Biden. Có thể nói là ông quỳ mọi lúc mọi nơi. Tại sao ông Biden lại thích quỳ đến vậy? Một số người nói rằng văn hóa phương Đông và phương Tây khác nhau, và không có gì to tát nếu quỳ gối ở phương Tây. Nếu như quỳ gối là điều bình thường, vậy tại sao chúng ta không thấy ông Trump quỳ gối? Ông Bush thì sao? Ông Clinton thì sao? Còn cả ông Reagan nữa? Tại sao rất nhiều tổng thống Hoa Kỳ không quỳ xuống, nhưng Joe Biden lại quỳ hết lần này đến lần khác?

Ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden quỳ gối tại hiện trường cuộc biểu tình ở Wilmington. (Ảnh: Twitter)

Nước Mỹ điên rồ thật rồi

Ngày thứ 2 mất FB. Tôi lại vừa bị FB vô hiệu hóa tiến tới xóa bỏ FB cá nhân hôm qua. Đúng là điên rồ thật. FB này tồn tại được gần 8 tháng, cũng là lâu hiếm thấy.
Nước Mỹ điên rồ thật rồi
FB Đông Bắc • Cuộc bầu cử Mỹ 2020 đã cho thế giới chứng kiến những hiện tượng bại hoại trong lòng nước Mỹ. Đó chính là chính tà bất phân, bạc tiền thay thế lương tâm, chế độ mất hiệu lực, Tổng thống bị kiểm duyệt, Tà ác lên ngôi. Lương tâm đạo đức suy đồi. Những sự kiện trong năm 2021 đã phản ánh một nước Mỹ đang trong cơn điên loạn thật sự...

Sự khốc liệt của hoàn cảnh hiện tại 2021 sẽ giúp cho nhiều người Mỹ tỉnh ngộ, ý thức được bản chất tà ác và ý thức hệ hủ bại của chủ nghĩa Marxist, ĐCSTQ lên ngôi và đang lũng đoạn nước Mỹ. Không chỉ nhìn vào hiện tượng bề mặt của cuộc bầu cử 2020, mà hãy nhìn vào thực chất của nó. Kỳ thực, chính là “ma quỷ” đang thống trị thế giới, khi chủ nghĩa tôn thờ Satan đang được một bộ phận giới tinh hoa và dân chúng Mỹ tán dương, thờ phụng.