Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

NHỮNG CHUYẾN ĐI

Bác Sơn viết về kỷ niệm thời sơ tán tránh Mỹ ném bom ở miền Bắc 1964-1968 và 1972 ở miền Bắc hay quá. Đây là quãng thời gian tôi không bao giờ quên vì có vô số kỷ niệm có vui có buồn. Bác cũng kết luận bài viết dưới đây rất hay: "Những người rời bỏ Sài Gòn ra đi hôm nay hơn được chúng tôi ngày đó, họ có một quê hương để họ trở về. Nhưng họ lại không biết họ có về được quê hương hay không. Họ không biết quê hương có ruồng rẫy họ, bắt họ tha hương ngay trong lúc dịch bệnh hoành hành này hay không". Tôi trả lời hộ bác nhé, bác nhìn ảnh tôi đưa này, họ vứt bỏ hết tài sản đang đêm vội vã tháo chạy khỏi Sài Gòn để về quê vì họ tiên đoán như thần là nếu không chạy nhanh thì sẽ bị "ai ở đâu ở yên đó". Và họ cũng biết chính xác nếu không về nhanh thì quê hương sẽ đóng kín cổng thành không cho vào nữa. Bị lừa dối quá nhiều rồi nên họ đã quá hiểu cái chính thể lật lọng nhanh hơn lật bánh tráng này. Nhìn dòng thác người hối hả chạy về quê, dọc đường nghe tin Thủ tướng mới có Công điện "ai ở đâu ở yên đó", cả dòng thác lại đổ ngược lại Sài Gòn..., có ai trong chúng ta không thấy nghẹn ngào, không thấy thương xót ? Cùng là đồng bào máu mủ, cùng là con cháu vua Hùng, nhưng kẻ thì tiêm Pfizer, ngồi phòng lạnh và ngày ngày ban hành đủ thứ văn bản bắt buộc người khác phải thi hành, kẻ thì tiêm Sinopharm, đói khát, tiều tụy, chạy ngược chạy xuôi như kiến bò miệng chảo nóng sau mỗi lần văn bản được ban hành. Sao đất nước tôi lại bất công thế hả trời ?
NHỮNG CHUYẾN ĐI
Bs Võ Xuân Sơn - Đó là một buổi chiều muộn, mùa hè năm 1965. Tôi, một cậu bé 6 tuổi, cùng ba mẹ và các em bước vô căn nhà mới ở khu Bến Đá, Thị xã Phú Thọ. Chúng tôi vừa rời Hà nội lên. Mấy anh em tôi còn đang háo hức khi lần đầu tiên thấy con trâu, và đồng lúa trên đường đi.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '07:43 Đói quá mới phải về vậy mà quê không nhận thì họ biết đ‘i đâu?Quê hương trong tay kẻ ác thì chả còn là chùm khế ngọt để mà mong trờ về. Tiênphong DOMOE Từ 1/8, dân Quảng Ngãi buộc quay lại nơi xuất phát CỦA NGUYÊN NGỌC 31 THÁNG7, 2021 Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh ngày 30/7 với phóng viên Tiền Phong trước tình trạng người dân Quảng Ngãi từ TPHCM và các tỉnh phía Nam tự phát về quê tránh'
Có thể là hình ảnh về xe môtô, ngoài trời và văn bản cho biết '"Từ ngày 1/8, dân Quảng Ngãi buộc phải quay lại nơi xuất phát" Đặng Văn Minh, chủ tịch UBND Quảng Ngãi'Chúng tôi đổ mấy con cá vàng mang từ Hà nội lên vào bể nước xây bằng gạch và xi măng ngay trong sân, ba tôi thì lo dọn đồ vô nhà, còn mẹ tôi nấu ăn. Khi trời sụp tối, cả nhà ngồi vô bàn ăn. Được chừng nửa bữa cơm thì kẻng báo động vang lên. Ba tôi tắt đèn rồi dẫn cả nhà ra căn hầm ngay phía trước, bên kia đường.


Khi đó chúng tôi mới biết, có một trận địa súng phòng không ngay cạnh cái hầm nhà tôi. Vừa nghe tiếng máy bay gầm rú, vừa nghe tiếng súng bắn máy bay từ trận địa phòng không ngay cạnh hầm, vừa ngó qua cửa hầm thấy những làn đạn vạch những đường sáng rực trên nền trời tối thui.

Một lúc thì có kẻng báo yên. Thực ra thì tôi nghe ba tôi nói, chứ ở Hà Nội chỉ có còi báo động và còi báo yên, không có kẻng. Chúng tôi vừa vào nhà, chưa kịp thắp đèn thì có lệnh đi sơ tán. Ba mẹ tôi chạy vào nhà, lấy đi một số đồ xách trên tay, rồi dắt chúng tôi đi theo đoàn người ngày một đông.

Chúng tôi cứ thế đi, đi mãi. Chỉ có tôi là tự đi được, còn hai em, một 4 tuổi, một 2 tuổi, phải bế và cõng. Ba tôi có cái đèn pin, nhưng cứ bật lên là có ai đó hét lên: “Tắt ngay đi, không thì Mỹ nó ném bom chết hết bây giờ”. Đoàn người cứ lầm lũi đi. Đi lâu lắm. Đến một lúc thì thấy đoàn người vắng dần.

Đến một chỗ kia, không còn ai đi cùng. Hình như mọi người biết phải đi đâu. Chỉ còn lại gia đình tôi. Lúc đó có trăng lên, ánh sáng lờ mờ. Ba mẹ tôi không biết chỗ đó là ở đâu, không biết mình cần đi đâu. Người dẫn đường cũng đã biến mất từ lúc nào không biết.

Thấy có một triền cỏ cạnh một bụi tre, cả nhà tôi nằm lên đó ngủ. Sáng hôm sau, chủ nhà thấy chúng tôi nằm bên cạnh đường trước cửa nhà họ. Chú Ninh chủ nhà mời chúng tôi vô ở nhà cô chú. Chúng tôi ở nhờ nhà cô chú Ninh mấy ngày. Sau đó, bác Hưng kéo cái xe cải tiến đến, bỏ chúng tôi lên, kéo về nhà bác ở Khải Xuân.

Trong đời tôi có rất nhiều chuyến đi, nhưng chuyến đi trong cái đêm Mỹ ném bom, khi tôi mới 6 tuổi, luôn in đậm trong tâm trí tôi. Lúc đó tôi quá nhỏ để hiểu ba mẹ tôi nghĩ gì, nhất là khi xung quanh mình không còn ai đi, không biết mình đang ở đâu, cũng không biết mình cần đi đâu.

Hôm nay, nhìn hình ảnh những đoàn người rời bỏ Sài Gòn về quê, tôi chợt nhớ đến cái đêm mà máy bay Mỹ đến ném bom, và chúng tôi phải bỏ nhà ra đi. Những người ra đi hôm nay mà tôi nhìn thấy, không phải do bom Mỹ, họ phải đi do cái con virus Vũ Hán từ Trung quốc, cùng với quyết tâm diệt sạch con virus ấy bằng mọi giá của lãnh đạo chúng ta, làm họ không còn có thể sống nổi ở Sài gòn.

Những người rời bỏ Sài Gòn ra đi hôm nay hơn được chúng tôi ngày đó, họ có một quê hương để họ trở về. Nhưng họ lại không biết họ có về được quê hương hay không. Họ không biết quê hương có ruồng rẫy họ, bắt họ tha hương ngay trong lúc dịch bệnh hoành hành này hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét