Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Bangkok chống Covid khác Sài Gòn và Hà Nội

Bangkok chống Covid khác Sài Gòn và Hà Nội
Gần đây, số ca dương tính Coronavirus ở TPHCM và Bangkok tăng cao. Hà Nội cũng xuất hiện chùm ca dương tính liên quan tới 12 quận huyện. Cùng thời điểm, cùng là nạn nhân đại dịch Covid-19, nhưng phản ứng của chính quyền và người dân khác nhau. Ở Bang Kok người dân vẫn đi lại, mua sắm, ra đường tập thể dục, sinh hoạt bình thường. Hàng rong, quầy bán đồ ăn, thức uống, dịch vụ vận chuyển như xe ôm, taxi, kể cả taxi công nghệ rất sẵn. Không thấy hiện tượng lập "chốt" giao thông. Không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Cũng không thấy hiện tượng người dân bỏ chạy về quê.

Tổ hợp Terminal 21 nổi tiếng sầm uất 
nay hầu hết các gian hàng đều đóng
Tại Bangkok, chiều 1/8, Chính phủ Thái gia hạn hai tuần các biện pháp phong tỏa Bangkok và các vùng nguy cơ cao khác, trong lúc các trường hợp Covid-19 ở Thái Lan vẫn tăng. Một số tỉnh ở Thái Lan được áp dụng các biện pháp khống chế dịch nghiêm ngặt hơn bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, cấm dịch vụ ăn uống và hạn chế đi lại giữa các tỉnh.

Cùng ngày, cả nước Thái báo cáo 18.027 trường hợp nhiễm mới, với 133 trường hợp tử vong. Riêng Bangkok có 7,875 ca dương tính, với 127 người chết.

Dựa vào số liệu được công bố bởi chính phủ Thái Lan và Việt Nam cùng với quan sát phản ứng của người dân có thể thấy được phần nào bức tranh ở hai nơi.

Sinh hoạt ở Bangkok


Hàng quán bán đồ ăn, uống ở Bangkok hoạt động bình thường

Chính phủ Thái Lan không cho phép mở cửa các dịch vụ hồ bơi, tập thể dục, công viên... Nhà hàng chỉ được bán hàng qua mạng, hoặc khách mua mang về.

Ngoại trừ siêu thị, hầu hết dịch vụ, sản phẩm bên trong các tổ hợp siêu thị, giải trí buộc phải đóng cửa, từ văn phòng phẩm, thời trang, phòng khám răng, giặt là, uốn tóc, thức ăn thú cưng...

Lưu lượng giao thông trên đường phố giảm so với khi chưa có lệnh phong tỏa. Số lượng hành khách tại các bến tàu, người đi ô tô, xe máy trên đường thưa thớt hơn trước.

Tuy vậy, người dân vẫn đi lại, mua sắm, ra đường tập thể dục, sinh hoạt bình thường. Hàng rong, quầy bán đồ ăn, thức uống, dịch vụ vận chuyển như xe ôm, taxi, kể cả taxi công nghệ rất sẵn.

Không thấy hiện tượng lập "chốt" giao thông. Không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Cũng không thấy hiện tượng người dân bỏ chạy về quê.

Mặc dù vậy, một số người Thái không hài lòng đã biểu tình phản đối cách thức chính quyền phòng chống Covid-19, trong đó có việc chậm trễ cung cấp vaccine.

Họ cũng bất bình vì thu nhập giảm sút. "Giờ đây, chúng tôi hầu như không thể kiếm sống, tất cả các thành viên trong gia đình tôi đã bị ảnh hưởng", một người giấu tên nói với Bangkok Post.

Nhìn về TP Hồ Chí Minh

Chính quyền TP.HCM áp dụng "giãn cách xã hội" toàn thành phố từ 09/07, nay đã gia hạn 14 ngày nữa. Người dân chỉ được ra khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ... bằng phiếu đi chợ, giấy đi đường do chính quyền phát.

Có lẽ do thiếu thốn kéo dài, hệ thống y tế có nguy cơ đổ vỡ khiến nhiều người dân ngoại tỉnh bỏ về quê. Nhưng khác người Thái Lan, người Việt Nam chủ yếu bày tỏ suy nghĩ của mình trên Facebook.

Từ vài tuần trước, mạng xã hội đã có nhiều thông tin về việc người dân "di tản" khỏi TPHCM. Nơi liên tục là địa phương có số ca dương tính cao nhất, trung bình trên 50% cả nước, đến sáng 4/8 tổng số ca dương tính là 105095.

Báo chí nhà nước cũng đã nhìn nhận việc này: "Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy".

Chính quyền cũng cho rằng: "Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)."

Mạng xã hội cũng phản ánh mong muốn chích ngừa vaccine của dân khác với khả năng đáp ứng của chính quyền. Nhiều người không sẵn sàng với vaccine Trung quốc.

Đã có nhiều thắc mắc cho rằng, "Lãnh đạo thành phố và nhà tài trợ thích vaccine Trung Quốc thì nên sử dụng loại đó, sao lại yêu cầu dân dùng loại dược phẩm họ không muốn."

Tranh cãi gay gắt, nhiều người trích dẫn luật Luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2007. Họ cũng đưa ra ý kiến của luật sư về việc này, trong đó có Luật sư Trần Đình Dũng.

Chính quyền và người dân còn đối mặt với một vấn đề khác là tình trạng dịch vụ vận chuyển bị hạn chế, việc cung cấp nhu yếu phẩm cho dân tại vùng bị phong tỏa khó khăn.

Hiện vẫn có 19 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, theo công điện ngày 31/7 của Thủ tướng Việt Nam.

Được biết, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã ngỏ lời xin nhân dân lượng thứ vào tuần trước. Trước đó, ông Nên cũng nói rằng: "Chúng ta đã bị thủng lưới" khi đề cập tình trạng bùng phát dịch bệnh tại TPHCM.

Và Hà Nội


Một điểm phong tỏa ở Hà Nội hôm 12/7

Khác Sài Gòn, tình hình ở Hà Nội ít cảnh hàng hóa thiếu thốn. Hiện không có dòng người "bỏ chạy về quê" nhưng thông tin trên mạng xã hội cho thấy nhiều chốt chặn khiến giao thông ngưng trệ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có công điện hôm 1/8 yêu cầu, tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài thành phố, trừ những trường hợp được chính quyền cho phép.

Chính quyền thành phố này cũng áp dụng hình thức phát phiếu đi chợ cho người dân. Thông thường họ chỉ được phép đi chợ tối đa ba lần một tuần.

Hôm 2/8, Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh 40 người dương tính liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga, bao gồm 30 nhân viên công ty và 10 người liên quan.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội công bố 55 khách sạn, siêu thị, bệnh viện liên quan đến chùm ca dương tính liên quan đến công ty này.

Có tới 55 khách sạn, siêu thị, bệnh viện thuộc 12 quận, huyện, 41 cửa hàng thuộc hệ thống Vinmart, Vinmart+ liên quan đến chùm ca nói trên.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58068679

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét