Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

MÔ HÌNH HÓA KINH TẾ LƯỢNG VĨ MÔ

Giáo trình:
MÔ HÌNH HÓA KINH TẾ LƯỢNG VĨ MÔ - LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC HÀNH
Chào các anh chị em trên Blog và FB. Hôm qua mình có đưa lên đây 2 bài giảng "KINH TẾ VĨ MÔ NÂNG CAO" và KINH TẾ THẾ GIỚI. Đã có khoảng 50 bạn hỏi xin các tài liệu này, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo và các nhà nghiên cứu của các Bộ, ngành..., thậm chí có cả một số việt kiều ở nước ngoài. Điều này làm mình rất vui vì nó chứng tỏ vẫn còn nhiều người say mê đọc và vui lòng đọc cả những giáo trình khô khan như vậy. Hôm nay mình đưa lên đây một giáo trình nữa do mình viết cách đây mấy năm mà nhờ giáo trình này, mình đã kiếm được nhiều tỷ đồng.
Không có mô tả ảnh.
Đây là giáo trình về một lĩnh vực được áp dụng khá phổ biến trên thế giới từ sau khi học thuyết kinh tế Keynes ra đời và đã được đưa vào Việt Nam gần nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực rất phức tạp và rất khó; sách ở nước ngoài rất hiếm, còn ở Viêt Nam hoàn toàn không có. Do đó bài giảng này rất quý. 

Ở phương Tây, các nhà khoa học và nhà kỹ trị không mấy khi công bố những tài liệu khoa học và công nghệ do họ nghiên cứu, phát minh... như thế này. Họ giữ để chỉ mình họ mới có và do đó ai muốn học đều phải mời họ tới giảng; ai muốn sản xuất đều phải đến họ mua công nghệ; như thế họ mới có thu nhập. Trong trường hợp muốn công bố để có danh tiếng, họ viết cực hay, nhưng bao giờ cũng cố tình bỏ qua những điểm then chốt nhất không đưa vào sách bán để ai muốn bắt chước họ thì cũng không thể làm được.

Kỹ thuật và công nghệ thường rất đơn giản nhưng cũng lại rất tinh vi. Ví dụ công nghệ sản xuất quạt điện dân dụng được viết và xuất bản ở khắp nơi trên thế giới. Trẻ con nếu muốn tự chế tạo chúng cũng làm được. Thực tế học sinh, sinh viên VN đã và đang học công nghệ thế giới rồi sản xuất ra đủ loại người máy, máy bay, tàu ngầm... là những minh chứng. Người dân cả nước phấn khởi hoan hô Việt Nam thông minh, Việt Nam vô địch...., nhưng thực chất chúng chỉ là đồ chơi và chẳng có ý nghĩa kinh tế gì.

Để đơn giản, chúng ta hay lấy một ví dụ. Giữa sản xuất để quạt máy chạy được và quạt máy chạy tốt lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có thể mua những chiếc quạt tốt nhất của Nhật, những chiếc đồng hồ đắt tiền nhất của Thụy Sĩ..., rồi về tháo tung ra và bắt chước sản xuất y sì như thế. Nhưng khi thành sản phẩm, như các bạn đều thấy, cái quạt Nhật vô cùng đẹp, quả rotor của nó cực kỳ bé..., nhưng sản sinh ra một lượng gió cực lớn mà lại tốn ít điện. Còn quạt sao chép của Việt Nam cũng giống y chang của Nhật, nhưng vừa xấu, vừa tạo ra một lượng gió không đủ mát và rất tốn điện... Vì vậy, các nhà sản xuất của chúng ta đã phải tăng kích thước quả rotor, qua đó cũng phải tăng kích thước phần bao bọc là stato lên tương ứng để quạt tạo ra lượng gió đủ độ mát. Tất nhiên, khi đó chi phí sản xuất quạt và tiền điện để cho nó chạy sẽ tăng vọt.

Cả nước ta cũng đang trong tình trạng sao chép công nghệ như thế nên chất lượng hàng hóa Việt Nam rất thấp, hầu như chúng ta không có sản phẩm nào đạt chuẩn quốc tế, trừ một số sản phẩm tự nhiên trong nông nghiệp hay công nghiệp khai khoáng. Chính vì vậy mà chúng ta phải huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giúp đỡ. Họ vào nước ta với công nghệ và trình độ quản lý kinh tế tiến bộ nên sản phẩm của họ chiếm hầu hết thị trường nước ta và xuất khẩu với khối lượng lớn ra nước ngoài để làm giàu. Còn chúng ta không học nghiêm túc, không có óc sáng tạo... nên đang vui vẻ chấp nhận làm thuê kiếm chút tiền ít ỏi để hàng ngày lên tivi thưởng thức các gói cứu trợ.

Vài dòng tâm sự vui khi đưa bài giảng của mình lên đây, nhưng cũng để các bạn biết trên thế giới, 
các nhà khoa học và nhà kỹ trị bảo vệ sở hữu trí tuệ cẩn thận như thế nào.  Thương trường là chiến trường. Đối với họ, bí mật công nghệ là sống còn, không như chúng ta vừa nghĩ được cái gì là tương hết lên mạng, đồng thời chia sẻ tất tần tật với các đối tác "anh em", "bè bạn". Đúng là một dân tộc tay nhanh hơn não.

Chúc tất cả các bạn một ngày mới hiệu quả và an lành.

Dưới đây là một bài viết về Coca-Cola trên mạng.

Những câu chuyện xoay quanh công thức bí mật của nước uống Coca-Cola chưa bao giờ được mọi người ngừng bàn tán. Người ta đồn nhau rằng chỉ có hai người trên thế giới nắm giữ công thức này.

Thậm chí hai người này không bao giờ được đi chung một chiếc máy bay vì nếu lỡ có gặp tai nạn thì công thức bí mật kia sẽ không bị mất đi vĩnh viễn. Tuy nhiên thực tế là câu chuyện trên bắt đầu từ một chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola, và sau khi mọi người đồn thổi về nó thì doanh số bán hàng của Coca-Cola tăng vọt một cách nhanh chóng

Có một điều chắc chắn rằng công thức của Coca-Cola không thể được công khai một cách rộng rãi, nhưng vẫn phải có hơn 2 người biết các thành phần cũng như tỷ lệ trong công thức đó. Vì trên thế giới có rất nhiều dây chuyền sản xuất Coca-Cola và mỗi nơi khác nhau thì thành phần của Coca-Cola cũng có thay đổi đôi chút. Do đó nếu chỉ có 2 người trên thế giới biết được công thức bí mật này, sẽ rất khó để các nhà máy sản xuất trên toàn thế giới có thể hoạt động.

Câu nói huyền thoại của Coca-Cola được cả thế giới nói đến là "chỉ có hai người trong cùng một thời điểm biết công thức của Coca-Cola, và họ không được bay cùng một chuyến bay để đề phòng trường hợp chiếc máy bay gặp tai nạn" .

Một sự thật khác chính là, không phải chỉ những người tham gia sản xuất hay điều hành sản xuất nước uống Coca-Cola mới nắm được thành phần của công thức, mà ngay cả những nhân viên kế toán của công ty cũng có thể biết được điều này. Vì các giấy tờ liên quan đến việc nhập nguyên liệu đều phải thông qua phòng kế toán, do đó các nhân viên ở đây có thể nắm rõ các thành phần có trong thứ nước uống này, cũng như tỷ lệ pha trộn của chúng dựa trên tỷ lệ giữa các nguyên liệu.

Vậy những người nắm rõ công thức bí mật của Coca-Cola thì sao? Có bao nhiêu người như vậy? Trả lời trong một cuộc phỏng vấn, người quản lý tiếp thị của Coca-Cola cho biết không có nhiều người nắm giữ công thức này, nhưng cô này cũng không biết chính xác có bao nhiêu người biết được bí mật đó. Thậm chí người ta còn đồn thổi rằng công thức bí mật đó được cất giữ trong một két sắt khổng lồ trong một ngân hàng tại Atlanta, Georgia.

Nếu lật lại quá khứ, người nắm giữ công thức đầu tiên chắc chắn là John Pemberton, người đã tìm ra công thức của Coca-Cola. Tuy nhiên lúc đó, Willis Venable và Frank Mason Robinson là hai người đã giúp Pemberton tìm ra công thức này. Do đó rất có thể ngay từ ban đầu đã có nhiều hơn 2 người nắm rõ công thức.

Việc giữ bí mật của công thức này thực sự được làm chặt chẽ sau khi Asa Candler mua lại độc quyền công thức vào năm 1891. Sau khi đã sở hữu độc quyền, Asa đã cho tiêu hủy tất cả những bản sao chép và giấy tờ có liên quan đến công thức, đồng thời bắt một số nhân viên của mình phải học thuộc lòng công thức này.

Tới năm 1919, Earnest Woodruff và một nhóm các nhà đầu tư đã mua lại hoàn toàn công ty và đương nhiên bao gồm cả công thức bí mật. Woodruff đã được con trai của Candler chép tay lại công thức đó. Và sau đó nó được đặt trong két sắt an toàn tại một ngân hàng ủy thác ở Atlanta. Đến năm 2011, Coca-Cola đã chuyển công thức này đến một nơi an toàn hơn, nằm dưới một rạp xiếc trong dự án "World of Coca-Cola". Một dạng viện bảo tàng lịch sử của Coca-Cola.

Bằng cách tạo một bức màn bí ẩn xung quanh công thức Coca-Cola, Woodruff đã có một chiêu quảng bá thương hiệu tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Từ việc giữ bí mật công thức trong két sắt an toàn cho đến tin đồn chỉ có hai người nắm rõ công thức này, công chúng đã bị thuyết phục rằng Coca là một thứ nước uống vô cùng đặc biệt, chưa từng có.

Trong khi trên thực tế đã có rất nhiều người biết được công thức này, tuy nhiên điều đó cũng không khiến Coca-Cola phải quá lo ngại. Bởi nếu một công thức nào đó được công bố và cho rằng đó là công thức nước uống Coca-Cola, công ty chỉ cần phủ nhận và chắc chắn rằng công thức vẫn nằm trong két sắt an toàn. Vì không ai có thể đem nó ra để so sánh ngoài hai người bí ẩn mà không ai biết là ai.

Cho đến nay công thức cũng đã có rất nhiều sự thay đổi. Và như chúng ta cũng biết, mỗi khu vực khác nhau trên thế giới lại có một số thay đổi nhỏ trong công thức, khiến cho hương vị của Coca-Cola không hoàn toàn giống nhau.

Chú thích:

Rotor là phần chuyển động, phần động, phần quay của máy và có trong động cơ điện hoặc máy phát điện. Rotor gồm có lõi thép, dây quấn và trục máy. Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được lấy từ phần bên trong của lõi thép stato ghép lại và có mặt ngoài được dập rãnh để đặt dây quấn. Ở giữa lõi thép có dập lỗ để lắp trục.

Dòng điện cấp cho cuộn dây stato sẽ sản sinh năng lượng khiến cho rotor tạo ra từ thông quay. Từ thông sẽ tạo ra một từ trường trong khe hở không khí. Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi sắt của rotor, làm cảm ứng trong dây quấn rotor các suất điện động. Vì rotor kín mạch nên trong dây quấn có dòng điện và từ thông do dòng điện hợp với từ thông của stator tạo thành từ thông tổng ở các khe hở. Dòng điện trong dây quấn rotor có tác dụng với từ thông khe hở để tạo ra momen và quyết định tốc độ quay của rotor.

Stato là phần đứng yên, không chuyển động trong một hệ thống máy quay và thường có trong các máy phát điện, động cơ điện, rotor sinh học hoặc còi báo động. Tùy vào hình dạng cũng như cấu tạo của động cơ điện mà stator có thể hoạt động như một nam châm (tác dụng với rotor để tạo chuyển động) hoặc hoạt động như phần ứng, nhận được ảnh hưởng của stator từ di chuyển cuộn dây trường trên rotor.

Khi stato hoạt động như một nam châm điện, cuộn dây sinh lực được gọi là các cuộn dây hoặc trường quanh co.

Stato giữ vai trò tạo ra từ trường và cơ chế hỗ trợ động cơ. Các cuộn dây quấn stato được nhúng vào lõi thép stato và khi dòng điện chảy qua lõi stato, nó sẽ tạo ra lực điện động cảm ứng để chuyển đổi năng lượng điện. Khi động cơ hoạt động, nhiệt phát sinh do tổn thất nội bộ được truyền qua lõi sắt và chiếu từ bề mặt của cơ sở ra không khí xung quanh. Vì vậy, người ta thường thiết kế động cơ như tấm tản nhiệt trên bề mặt ngoài của đế để tăng diện tích tản nhiệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét