'Định luật con cua' và bệnh GATO của người Việt
Ai đi mò cua cũng đều biết rằng, nếu bên trong giỏ tre có một con cua, thì nhất định phải đậy nắp thật kỹ, nếu không nó sẽ bò ra ngoài... Nhưng nếu như bạn bỏ thêm mấy con cua vào trong giỏ, thì không cần phải đậy nắp, bởi vì lúc này con cua có giãy giụa thế nào đi nữa cũng không thể bò ra ngoài được...Vì sao lại như vậy?
Bởi vì nếu như có hai con cua trở lên ở trong giỏ, lúc này con nào cũng đều tranh nhau chen lấn bò ra ngoài. Nhưng khi một con cua leo đến cái miệng giỏ, con còn lại con sẽ dùng cái kìm kẹp lấy nó, cuối cùng kéo nó xuống dưới, rồi một con cua khác sẽ giẫm lên nó mà leo lên trên. Cứ lòng vòng như vậy, lặp đi lặp lại, không một con cua nào có thể leo ra ngoài thành công.
Đây chính là "Định luật con cua" nổi tiếng.
Và đây cũng chính là tâm tính của rất nhiều người trong xã hội bây giờ:
Nếu mình không vui, thì mình cũng không muốn người khác vui; Nếu như mình không leo lên được, thì mình sẽ giữ chặt người khác để họ cũng không leo lên được.
Suy cho cùng, sự ngu xuẩn lớn nhất của con người, chính là không thể đối xử tốt với người khác.
***
Những người có cấp độ càng thấp, càng không nhìn thấy được chỗ tốt của người khác.
Nhà văn người Nhật Bản Keigo Higashino cũng đã viết trong cuốn tiểu thuyết "Malice" (Tạm dịch: Ác ý) rằng:
"Tôi hận bạn vì là người đầu tiên thực hiện lý tưởng của tôi. Tôi hận cuộc sống thượng lưu của bạn. Tôi hận bạn, người mà tôi đã rất khinh thường bây giờ có một tương lai tươi sáng.
Tôi cũng ghét sự hèn nhát của bản thân, hận bản thân không đủ may mắn, không đủ tài năng.
Tôi đem nỗi hận của chính mình trút lên bạn, dùng tất cả để hận bạn".
Người có cấp độ càng thấp, thì càng thích chửi bới đố kỵ, cấu xé lẫn nhau, vì bản thân mình không tốt, cũng không muốn người khác tốt.
Họ không muốn thấy bạn hạnh phúc, nhất định phải giẫm chân lên để thỏa mãn sự phù phiếm mong manh của mình.
Kiểu người này, sẽ chỉ khiến đường đi càng ngày càng hẹp.
***
Ghen ghét đố kỵ hay ghen ăn tức ở (GATO) giống như một lưỡi dao, hại người cuối cùng hại chính bản thân mình.
Có một câu chuyện như vậy:
Có một người đàn ông bình thường vốn sống rất hòa thuận với hàng xóm, nhưng vì một chuyện vặt vãnh mà xảy ra cãi vã, sinh ra ngăn cách.
Một ngày nọ, anh ta gặp một vị Thần. Vị Thần kéo anh ta sang một bên và nói:
"Con có mong muốn gì, đều có thể nói ra, ta giúp con thỏa mãn. Nhưng cho dù con ước điều gì đi chăng nữa, người hàng xóm của con đều sẽ nhận được gấp đôi".
Người đàn ông sau khi nghe xong, trong lòng bắt đầu tính toán:
"Nếu ta muốn một căn phòng, thì hàng xóm của ta sẽ có được hai gian, nếu ta muốn có 100 triệu, thì hắn ta sẽ có 200 triệu. Như vậy sao được, hắn sao có thể sống tốt hơn ta!"
Thế là anh ta nóng lòng đưa ra điều ước với vị Thần tiên: "Con muốn bị mù một con mắt!"
Nhân tính ngu xuẩn, cùng lắm cũng chỉ như thế này thôi.
Ghen ghét, đố kỵ người khác tốt hơn mình, nghĩ trăm phương ngàn kế để phá hoại, cuối cùng người bị tổn thương thật ra lại là chính mình.
Có một câu nói thế này: "Ai yêu hoa thì có thể ngửi thấy hương hoa; Ai lén dùng gai đâm người thì cuối cùng cũng bị gai làm tổn thương".
Nhân sinh không phải là một cuộc đua thắng thua, mỗi người đều có đường băng của riêng mình.
Nếu bạn không nhìn thấy người khác tốt, thì bạn thường là người đầu tiên tự hủy hoại chính mình. Những người thực sự muốn người khác tốt, sẽ được vận mệnh ban thưởng.
Trong ảnh dưới đây, tôi mặc chiếc áo có dòng chữ tiếng Pháp: Lễ hội những người hàng xóm hay gọi tắt là Lễ ngày hàng xóm.
Ngày hàng xóm, còn được gọi là là một lễ kỷ niệm có nguồn gốc từ Pháp, nhằm mục đích tạo điều kiện để những người hàng xóm gặp nhau một cách thân thiện, nhằm phá vỡ sự cô lập ngày càng tăng ở nhiều thành phố, và cố gắng tạo ra cảm giác thân thuộc với các gia đình lân cận.
Từ năm 2010, lễ hội này được tổ chức vào thứ sáu cuối cùng của tháng năm hoặc thứ sáu đầu tiên của tháng sáu.
Sự kiện này hiện đã vượt ra khỏi biên giới của Pháp - quốc gia xuất xứ của nó -, đầu tiên với việc mở rộng lễ hội đến Bỉ và 10 thành phố châu Âu cho phiên bản năm 2003, sau đó với việc tổ chức từ năm 2004 là Ngày các nước láng giềng châu Âu, trong đó lấy đặt tại hơn 150 thành phố ở Châu Âu, và thậm chí xa hơn nữa với Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Có tất cả 36 quốc gia trên thế giới đang tham gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét