Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Báo nước ngoài đưa tin về "giải phóng miền Nam lần 2"

Xấu hổ thật, chỉ có mỗi việc điều hành chống dịch mà làm không xong, để nội bộ phát sinh mâu thuẫn và người nước ngoài nhìn vào với ánh mắt coi thường. Theo tôi, Sài Gòn không hề cần 300 sinh viên chưa học xong và chưa có kinh nghiệm này. Sài Gòn cũng bị động vì tự dưng phải giải quyết việc làm cho họ, trong khi đang có hàng vạn sinh viên thành phố đang muốn tình nguyện tham gia mà chưa có việc. Theo tin trên mạng, mục đích ở đây là chính trị và kinh tế, đứng đằng sau là tập đoàn đầy bê bối Vingroup. Đây là một bằng chứng cho thấy dưới thời ông Chính, doanh nghiệp vẫn điều hành chính phủ. Tôi cũng ngạc nhiên là khi đưa tin về đoàn Hải Dương vào Thành phố hỗ trợ chống dịch, báo chí viết “Để đảm bảo an toàn cho các thành viên, ngày 27-6, Trung tâm Y tế TP Hải Dương cùng nhà trường đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho tất cả mọi người trong Đoàn”. Tại sao đã tham gia chống mấy đợt dịch ở Hải Dương như vậy, mà đến tận sát ngày khi đi hỗ trợ thành phố HCM chống dịch, họ mới được tiêm ngừa vắc-xin? Trong khi đó, vắc-xin cần khoảng thời gian ít nhất 2-3 tuần mới có tác dụng, đó là chưa kể đến cái việc không phải tiêm vắc-xin là được miễn hoàn toàn với dịch, như trường hợp của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là một ví dụ. Với thông tin đó, cũng nên xem xét kỹ càng lại, bởi nếu có xui rủi, không chỉ không giúp được mà còn liên lụy đến các bạn sinh viên. Giải pháp tốt nhất là sai đâu sửa đấy, tức là đưa các sinh viên Hải Dương trở lại quê nhà của họ. 
Báo nước ngoài đưa tin về "giải phóng miền Nam lần 2"
Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện ‘chi viện cho TP HCM’
BBC 4 tháng 7 2021 - Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện ‘chi viện cho TP HCM’ chống Covid-19 vẫn chưa chấm dứt. 
Sáng 1/7, hơn 300 cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã vào TP HCM hỗ trợ. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng sẽ nhận được sự chào đón lại trở thành tâm điểm châm ngòi cho những tranh cãi gay gắt. Nhiều báo đăng tin hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bố trí riêng một chuyến bay để chở đoàn 300 sinh viên vào TP HCM, kèm theo những khẩu hiệu như "Mở ra đường Hồ Chí Minh trên không" để kịp thời để chi viện cho "chiến trường miền Nam" chống dịch. Một số người trong 'đoàn cứu viện' còn cho đây là cuộc "giải phóng miền Nam lần 2", vốn là một điều nhạy cảm thuộc về lịch sử.

Trong nhiều ngày qua, thành phố đông dân nhất nước luôn đứng đầu bảng về ca nhiễm mới. Trong ngày 3/7, Việt Nam ghi nhận thêm 922 ca mắc mới - con số cao kỷ lục. Đáng chú ý, số ca ở TP HCM chiếm đến 714 ca. TP HCM đã phải huy động sức người sức của địa phương tập trung cho việc phòng chống dịch bệnh.

'Lễ ra quân' rầm rộ và những khẩu hiệu nhạy cảm

Đoàn tình nguyện viên từ Hải Dương xuất hiện với những hình ảnh ấn tượng: những biểu tượng trái tim, những nắm tay giơ cao răm rắp…

Trong chốc lát, hình ảnh đầy chất trình diễn, như một đoàn quân trẻ tuổi bước vào một trận đánh này ngập tràn trên mạng xã hội và báo chí.

Nhưng rất nhanh chóng, cuộc 'chuyển quân' của hàng trăm người trẻ tuổi hăm hở lên đường tới nơi đang có cuộc chiến 'chống dịch như chống giặc' trở thành tâm điểm của một cuộc tranh cãi gay gắt, nặng tính phân biệt vùng miền.



Những gì diễn ra khiến nhiều người đặt câu hỏi ai đã vận động, ra lệnh để đưa các bạn trẻ từ Hải Dương vào Sài Gòn trong lúc dịch bệnh rối ren, mà mục đích tuyên truyền lớn hơn cả thực chất.

Trên Facebook cá nhân, nhạc sĩ Tuấn Khanh trích bản tin báo Tuổi Trẻ ngày 1/7 với tựa: "Hơn 300 giảng viên, sinh viên y Hải Dương bay vào TP HCM chống dịch", theo đó nói Vietnam Airlines "chiều 30/6 nhận được thông tin khẩn từ Bộ Y tế về việc đưa đoàn y tế từ Hải Dương vào TP HCM".

Từ đó, nhạc sĩ Tuấn Khanh đặt câu hỏi:

"Bộ Y tế dựa trên tình hình nào để đưa người 'khẩn' vào Sài Gòn?

"Trên các trang Facebook, người ta nhìn thấy Sài Gòn còn rất nhiều nơi liên quan về đào tạo y tế, người tình nguyện... vẫn mong được tham gia chống dịch, nhưng không đến lượt mình. Nhìn câu chuyện tuyên truyền rầm rộ cho 300 sinh viên từ Hải Dương vào, ở khách sạn cao cấp, và lại rộ lên những thông tin tiêu cực khác, ắt cũng khiến 1.000 sinh viên Đại học Y Dược Sài Gòn tình nguyện vẫn đang miệt mài làm công việc không khỏi chạnh lòng cho những giọt mồ hôi, thậm chí tính mạng, rất thầm lặng của họ."

Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, nơi cử đoàn đi TP HCM, Tiến sỹ, bác sỹ Đinh Thị Diệu Hằng và Giám đốc Sở Y tế Hải Dương Phạm Mạnh Cường cũng xác nhận với Tuổi trẻ Online rằng đoàn đi "theo sự phát động, phân công của Bộ Y tế".

Tranh cãi gay gắt

Từ một vài ý kiến thắc mắc hoặc phê phán ban đầu, tranh cãi đã dần nổ ra và dâng lên đỉnh điểm, khi có thêm nhiều thông tin và tin đồn liên quan đến đoàn tình nguyện viên.

Thông tin các sinh viên trong đoàn Hải Dương được bố trí ăn ở tại hàng loạt khách sạn tiêu chuẩn từ 4-5 sao như Continental, Kim Đô, Oscar, Đệ Nhất và Thiên Hồng (thuộc hệ thống Saigon Tourist) cũng thổi bùng sự tranh cãi.

Câu chuyện leo thang khi có một số người dân phản ánh việc chậm trễ trong chuyện lấy mẫu có sự tham gia của các sinh viên đến từ Hải Dương và việc chê vật tư (khẩu trang N95) không an toàn.

Nhà báo Hoàng Điệp viết trên Facebook cá nhân:

"Chỗ này nói các cháu oan cũng không đúng, nói các cháu có lỗi cũng không chuẩn, chỉ là các cháu chê vật tư (trong khi mọi nhân viên y tế khác đều dùng) thì thực sự thiếu tế nhị và quá máy móc và quá thụ động. Đáng lẽ đến nơi rồi, việc sẵn rồi, các cháu có kinh nghiệm rồi thì làm luôn để bà con không phải chờ ròng rã nhiều tiếng đồng hồ tăng nguy cơ bệnh tật cho dân. Dẫn đến công việc thì không trôi, dân chờ cả ngày (các cháu cũng chờ) nên bức xúc. Ngoài ra, không biết các cháu ứng xử tại chỗ thế nào để người dân và lực lượng y tế buồn."


Bài viết về cuộc tranh cãi trên các báo được nhiều người quan tâm

Ngược lại, nhà báo Thủy Vũ viết rằng vì các bạn sinh viên nghe theo chỉ huy:

"Đi theo một nhóm bốn bạn nữ, thấy các bạn lúng túng. Không biết theo lệnh chỉ huy đi về hay ở lại làm tiếp khi thấy người dân đã xếp hàng chờ sẵn rồi. Mà chỉ huy kêu không làm mà làm, chắc sẽ không có lần sau tham gia đội hình nữa. Nhưng đâu ai hiểu. Họ chỉ biết mấy đứa sinh viên Hải Dương đòi hỏi, chảnh chọe. Thấy bốn đứa lúng túng chị thương quá mà không biết nói sao. Thật ra lúc đó chị cũng đã nghĩ: Trời ơi, làm gì mà chỉ huy đòi hỏi cao quá vậy? Ở Sài Gòn bảo hộ chỗ nào chả như chỗ này. Giờ đòi bảo hộ tốt hơn thì đào đâu ra. Nhưng chị biết các em đâu có quyền quyết định. Chỉ huy lệnh thì phải nghe."

Có nhiều lý do nhỏ góp lại thành một cuộc tranh cãi lớn, nhưng nổi bật nhất vẫn là những ý kiến, biểu đạt mang tính thời chiến như "giải phóng miền Nam", "mở đường Hồ Chí Minh" vốn luôn rất nhạy cảm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57711146

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét