Cước phí xuất khẩu tăng cao kỷ lục bởi COVID-19 gây khó cho doanh nghiệp Việt
RFA 2021-01-14 Truyền thông Nhà nước Việt Nam ghi nhận nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt bị rơi vào hoàn cảnh không thể ký hợp đồng mới, vì lo ngại tình trạng cước phí vận chuyển tăng đột biến chưa thể kiểm soát được trong thời gian ít nhất nửa đầu năm 2021. Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 6/1 ghi nhận phản ảnh từ một số doanh nghiệp xuất khẩu do thiếu container rỗng nên giá cước vận chuyển hàng hóa bị nhảy vọt từ 1.500 USD lên 10.000 USD/container 40 feet.Các container hàng hóa tại cảng Đà Nẵng. AFP
Giá cước vận chuyển container tăng vọt 25%Theo thông tin từ Logistics Marketplace (Phaata.com), vào ngày 13/1, ghi nhận giá cước vận chuyển container tăng vọt 25% trên các tuyến Châu Á đến Bắc Âu và Địa Trung Hải trong suốt một tuần và đang ở mức gấp 3 lần so với thời điểm cuối tháng 10, theo chỉ số Freightos Baltic Index (FBX).
Logistics Marketplace, trước đó vào ngày 4/1, cho biết giá cước tăng cao vì tình trạng thiếu container tiếp tục kéo dài.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 6/1 ghi nhận phản ảnh từ một số doanh nghiệp xuất khẩu do thiếu container rỗng nên giá cước vận chuyển hàng hóa bị nhảy vọt từ 1.500 USD lên 10.000 USD/container 40 feet.
Tuổi Trẻ Online, vào ngày 26/12/2020, đăng tải thông tin nhiều doanh nghiệp phải giảm từ 50 đến 75% lượng hàng hóa xuất khẩu do thiếu container. Trong đó, xuất khẩu nông sản Việt Nam bị giảm hơn một nửa.
Giám đốc (giấu tên vì lý do an toàn) một công ty kinh doanh nông sản hữu cơ, tại TP.HCM, vào tối ngày 14/1 lên tiếng với RFA liên quan vấn đề này.
“Các doanh nghiệp than khó nhiều lắm vì chi phí logistics bị tăng cao do các hãng tàu quyết định. Nói chung vì nguồn thu bị thiếu nên phải tăng giá thêm. Bây giờ các hãng vận tải trong nước cuối năm cũng tăng giá, với lý do là vào dịp Tết Nguyên đán. Các chuyến vận tải cũng bấy nhiêu nhưng vì không đủ nguồn thu nên họ có quyền tăng giá. Nói chung, doanh nghiệp cũng thương lượng lại nhưng mấy doanh nghiệp lớn còn được giá tốt chứ các công ty nhỏ thì khó.”
Một tàu chở hàng neo đậu tại cảng ở thành phố San Lorenzo, Argentina ngày 22/12/2020, vì công nhân làm việc ở cảng đình công đòi tăng lương từ ngày 9/12/2020. AFP
Các doanh nghiệp than khó nhiều lắm vì chi phí logistics bị tăng cao vì do các hãng tàu quyết định. Nói chung vì nguồn thu bị thiếu nên phải tăng giá thêm. Bây giờ các hãng vận tải trong nước cuối năm cũng tăng giá, với lý do là vào dịp Tết Nguyên đán. Các chuyến vận tải cũng bấy nhiêu nhưng vì không đủ nguồn thu nên họ có quyền tăng giá. Nói chung, doanh nghiệp cũng thương lượng lại nhưng mấy doanh nghiệp lớn còn được giá tốt chứ các công ty nhỏ thì khó - Giám đốc Công ty tư nhân
Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn
Cục Hàng hải Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải và Cục Xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công thương vào ngày 12/1 tổ chức cuộc họp về việc tăng giá vận tải hàng hóa container bằng đường biển.
Tại cuộc họp vừa nêu, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), bà Huỳnh Thị Mỹ, cho biết doanh nghiệp ngành nhựa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cước vận tải biển tăng gấp 3-4 lần.
Bà Huỳnh Thị Mỹ trưng dẫn trường hợp điển hình một doanh nghiệp Ấn Độ trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, chuyên sản xuất sợi xuất khẩu, phải tuyên bố đóng cửa nhà máy trong tháng 12/2020. Nguyên nhân được nói là do giá cước vận chuyển tàu biển quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và chi phí sản xuất tại Việt Nam không còn thấp như trước đây.
Các doanh nghiệp trong những ngành thủy sản, nhựa và gỗ, trong cuộc họp hôm 12/1, cũng cho rằng trong ba tháng vừa qua, giá thuê container rỗng tăng liên tục và đội giá quá cao là mức tăng bất hợp lý và các hãng tàu cần có sự minh bạch thông tin về giá, cũng như mức tăng sao cho phù hợp hơn.
Đài RFA, vào tối ngày 14/1, trao đổi với một nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành, trụ sở ở TP.HCM, và được cho biết công ty này bị gặp khó khăn vì tình trạng thiếu container. Nhân viên ẩn danh trình bày:
“Vấn đề này không chỉ xảy ra đối với Đức Thành mà các công ty khác ở Việt Nam, theo tôi biết, đã được đề xuất báo cáo với Thủ tướng về vấn đề thiếu hụt container để xuất khẩu. Hệ lụy là giá container bị tăng lên đột biến. Công ty Đức Thành thì giá container bị tăng lên khoảng 2-3 lần, nhưng theo tin tức trên báo chí thì có một số doanh nghiệp phải trả phí container gấp 10 lần. Đó là tình hình khó khăn trong Quý III/2020.”
Giải pháp
Trong cuộc họp do Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Xuất nhập khẩu tổ chức vào ngày 12/1, các hãng tàu lên tiếng giải thích do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài.
Đại diện các hãng tàu cho biết thêm vào đó là lượng hàng hóa xuất đi Châu Âu và Mỹ tăng đột biến dẫn đến thiếu container rỗng đóng hàng.
Các hãng tàu khẳng định không cắt giảm chuyến đi từ Việt Nam, thậm chí còn tăng chuyến nhưng do lượng container bị thiếu hụt trầm trọng nên dẫn đến tình trạng giá cước bị tăng cao như hiện nay.
Tình hình thiếu hụt container được các hãng tàu dự báo có thể kéo dài đến hết Quý I/2021, thậm chí đến Quý II nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Đài RFA liên lạc được với nhân viên phụ trách vận chuyển hàng hóa thuộc Singapore Airlines, văn phòng tại Việt Nam và được cho biết trong năm 2020, thậm chí đến ngay cả hiện tại thì công ty vận chuyển hàng hóa đường biển lẫn đường hàng không (seafreight, airfreight) đều đối diện với khó khăn về năng lực vận hành bị hạn chế rất nhiều bởi dịch COVID-19.
Nhân viên đại diện của Singapore Airlines xác nhận các hãng hàng không đều đang chịu lỗ nặng và phải hoạt động cầm chừng trong khi công ty vận chuyển đường biển gặp ách tắc do nhu cầu đi đến Châu Âu và Mỹ tăng rất cao mà các hãng tàu lại không có đủ container cho khách hàng. Vì vậy, tình trạng thiếu container đã đẩy giá cước lên cao, tăng vọt đến 7-8 lần.
Nhân viên ẩn danh này cho RFA biết thêm rằng các hiệp hội vận tải đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ vấn đề giá cước và nguồn cung container. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả nào.
RFA cũng ghi nhận các hãng tàu, tại cuộc họp ngày 12/1, đã đề xuất với các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét giải quyết tình trạng hàng ngàn container vô chủ ở cảng để “lấy nguồn” container rỗng cho xuất khẩu.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trong cuộc họp ngày 12/1, phản hồi rằng đề xuất phương án của các hãng tàu như giải tỏa container tồn đọng ở cảng sẽ được cân nhắc phù hợp.
Ông Hoàng Hồng Giang cho rằng giá cước thuê container rỗng đóng hàng tăng là do cung cầu của thị trường. Thế nhưng, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các hãng tàu cần thực hiện minh bạch giá.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải, yêu cầu các hãng tàu cần minh bạch giá cước, chia sẻ chi phí với chủ hàng để tránh tăng giá quá cao. Ông Trần Thanh Hải cho biết Bộ Công thương và Bộ Giao thông-Vận tải sẽ báo cáo lên Thủ tướng vấn đề này để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các bên.
Trong khi tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu Việt phải trả chi phí container tăng kỷ lục và giải pháp cho tình trạng này chưa biết ngã ngũ về đâu thì doanh nghiệp chỉ có thể đối phó bằng cách, như chia sẻ của nhân viên Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành:
“Công ty Đức Thành đã thông báo đến khách hàng về tình hình này để cho họ chuẩn bị cũng như dự phòng các trường hợp thiếu hụt container và kế hoạch xuất khẩu của Đức Thành cũng bị ảnh hưởng.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-government-requests-transportation-companies-to-provide-transparent-fees-01142021133627.html
Các doanh nghiệp than khó nhiều lắm vì chi phí logistics bị tăng cao vì do các hãng tàu quyết định. Nói chung vì nguồn thu bị thiếu nên phải tăng giá thêm. Bây giờ các hãng vận tải trong nước cuối năm cũng tăng giá, với lý do là vào dịp Tết Nguyên đán. Các chuyến vận tải cũng bấy nhiêu nhưng vì không đủ nguồn thu nên họ có quyền tăng giá. Nói chung, doanh nghiệp cũng thương lượng lại nhưng mấy doanh nghiệp lớn còn được giá tốt chứ các công ty nhỏ thì khó - Giám đốc Công ty tư nhân
Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn
Cục Hàng hải Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải và Cục Xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công thương vào ngày 12/1 tổ chức cuộc họp về việc tăng giá vận tải hàng hóa container bằng đường biển.
Tại cuộc họp vừa nêu, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), bà Huỳnh Thị Mỹ, cho biết doanh nghiệp ngành nhựa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cước vận tải biển tăng gấp 3-4 lần.
Bà Huỳnh Thị Mỹ trưng dẫn trường hợp điển hình một doanh nghiệp Ấn Độ trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, chuyên sản xuất sợi xuất khẩu, phải tuyên bố đóng cửa nhà máy trong tháng 12/2020. Nguyên nhân được nói là do giá cước vận chuyển tàu biển quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và chi phí sản xuất tại Việt Nam không còn thấp như trước đây.
Các doanh nghiệp trong những ngành thủy sản, nhựa và gỗ, trong cuộc họp hôm 12/1, cũng cho rằng trong ba tháng vừa qua, giá thuê container rỗng tăng liên tục và đội giá quá cao là mức tăng bất hợp lý và các hãng tàu cần có sự minh bạch thông tin về giá, cũng như mức tăng sao cho phù hợp hơn.
Đài RFA, vào tối ngày 14/1, trao đổi với một nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành, trụ sở ở TP.HCM, và được cho biết công ty này bị gặp khó khăn vì tình trạng thiếu container. Nhân viên ẩn danh trình bày:
“Vấn đề này không chỉ xảy ra đối với Đức Thành mà các công ty khác ở Việt Nam, theo tôi biết, đã được đề xuất báo cáo với Thủ tướng về vấn đề thiếu hụt container để xuất khẩu. Hệ lụy là giá container bị tăng lên đột biến. Công ty Đức Thành thì giá container bị tăng lên khoảng 2-3 lần, nhưng theo tin tức trên báo chí thì có một số doanh nghiệp phải trả phí container gấp 10 lần. Đó là tình hình khó khăn trong Quý III/2020.”
Giải pháp
Trong cuộc họp do Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Xuất nhập khẩu tổ chức vào ngày 12/1, các hãng tàu lên tiếng giải thích do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài.
Đại diện các hãng tàu cho biết thêm vào đó là lượng hàng hóa xuất đi Châu Âu và Mỹ tăng đột biến dẫn đến thiếu container rỗng đóng hàng.
Các hãng tàu khẳng định không cắt giảm chuyến đi từ Việt Nam, thậm chí còn tăng chuyến nhưng do lượng container bị thiếu hụt trầm trọng nên dẫn đến tình trạng giá cước bị tăng cao như hiện nay.
Tình hình thiếu hụt container được các hãng tàu dự báo có thể kéo dài đến hết Quý I/2021, thậm chí đến Quý II nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Đài RFA liên lạc được với nhân viên phụ trách vận chuyển hàng hóa thuộc Singapore Airlines, văn phòng tại Việt Nam và được cho biết trong năm 2020, thậm chí đến ngay cả hiện tại thì công ty vận chuyển hàng hóa đường biển lẫn đường hàng không (seafreight, airfreight) đều đối diện với khó khăn về năng lực vận hành bị hạn chế rất nhiều bởi dịch COVID-19.
Nhân viên đại diện của Singapore Airlines xác nhận các hãng hàng không đều đang chịu lỗ nặng và phải hoạt động cầm chừng trong khi công ty vận chuyển đường biển gặp ách tắc do nhu cầu đi đến Châu Âu và Mỹ tăng rất cao mà các hãng tàu lại không có đủ container cho khách hàng. Vì vậy, tình trạng thiếu container đã đẩy giá cước lên cao, tăng vọt đến 7-8 lần.
Nhân viên ẩn danh này cho RFA biết thêm rằng các hiệp hội vận tải đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ vấn đề giá cước và nguồn cung container. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả nào.
RFA cũng ghi nhận các hãng tàu, tại cuộc họp ngày 12/1, đã đề xuất với các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét giải quyết tình trạng hàng ngàn container vô chủ ở cảng để “lấy nguồn” container rỗng cho xuất khẩu.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trong cuộc họp ngày 12/1, phản hồi rằng đề xuất phương án của các hãng tàu như giải tỏa container tồn đọng ở cảng sẽ được cân nhắc phù hợp.
Ông Hoàng Hồng Giang cho rằng giá cước thuê container rỗng đóng hàng tăng là do cung cầu của thị trường. Thế nhưng, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các hãng tàu cần thực hiện minh bạch giá.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải, yêu cầu các hãng tàu cần minh bạch giá cước, chia sẻ chi phí với chủ hàng để tránh tăng giá quá cao. Ông Trần Thanh Hải cho biết Bộ Công thương và Bộ Giao thông-Vận tải sẽ báo cáo lên Thủ tướng vấn đề này để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các bên.
Trong khi tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu Việt phải trả chi phí container tăng kỷ lục và giải pháp cho tình trạng này chưa biết ngã ngũ về đâu thì doanh nghiệp chỉ có thể đối phó bằng cách, như chia sẻ của nhân viên Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành:
“Công ty Đức Thành đã thông báo đến khách hàng về tình hình này để cho họ chuẩn bị cũng như dự phòng các trường hợp thiếu hụt container và kế hoạch xuất khẩu của Đức Thành cũng bị ảnh hưởng.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-government-requests-transportation-companies-to-provide-transparent-fees-01142021133627.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét