Con Đốm
Lão Mủn - Năm tôi được năm tuổi thì Mẹ tôi mất. Nhà tôi ở thôn Thượng, bác Vinh tôi ở với Bà tôi dưới thôn Hạ. Nghe hai thôn Thượng với Hạ ai không biết chắc tưởng là xa lắm, nhưng thật ra chỉ cách hai cánh đồng. Mà đường đê cũng rộng và dễ đi, cho nên cứ chiều đến, gặp hôm mát trời anh tôi thường dẫn tôi xuống chơi nhà bác Vinh. Ở đó anh tôi có bạn là mấy anh con bác Vinh, còn tôi chẳng có bạn nào cả.
Nhưng tôi thích xuống đó bởi nhà bác Vinh có con chó đốm mà tôi biết nó từ ngày mới đẻ. Nó tên Đốm là bởi trên vai phải phía chân trước nó có một cái đốm đen. Chỉ mỗi nó là con chó đực trong lứa ba con nên bác Vinh gọi nó là Đốm. Tôi thương nó lắm, hay bế nó trong tay lắc lư như mẹ bế con ru cho ngủ. Thành thử ra lắm khi tôi hay xin Bà tôi cho ngủ lại cũng vì nó, mà lắm khi ăn uống gì cũng dấm dúi để dành cho nó, lúc nào cũng chỉ sợ nó đói hay nó buồn. Chắc Bà tôi thấy thế nên một hôm Bà tôi nói:
– Để hôm nào tao bảo Bố mày cho mày qua đây ở luôn để đi học, mày chịu không?
Tôi cứ tưởng như Bà tôi nói đùa, ai ngờ đâu chỉ mấy ngày sau đó Bố tôi cho tôi xuống đó ở thật – không phải vì con chó, mà vì ở dưới đó có ông thầy khóa Tư nhận dạy học chữ quốc ngữ. Còn trên thôn Thượng này chỉ có thầy đồ mà thôi. Thành thử ra Bà tôi lấy cớ đó để xin cho tôi xuống đó ở, bởi tôi nghe Bố tôi nói:
– Mày đã lên năm rồi, chuẩn bị xuống nhà bác Vinh ở đi học đi là vừa…
Tôi vội dạ ngay. Thế là từ đó tôi được ở gần con Đốm. Chúng tôi hàng ngày bên nhau. Trưa Hè hai đứa hay chui vào bụi rơm trước sân ngủ, tối đến trải chiếu hai đứa ngủ ngoài hiên. Tôi hay chơi trò đi trốn với nó, chui vào hốc ngách nào đó để nó đi tìm. Nói chung rất ư là hạnh phúc ở cái tuổi ấu thơ của tôi dạo ấy. Rồi thời gian cũng trôi nhanh. Đến năm tôi lên sáu, mới vừa đi học chưa được chữ nào vào đầu, một hôm tôi đi học từ nhà thầy khóa Tư về thì thấy trong nhà bố tôi và bác Vinh lớn tiếng cãi nhau. Tôi cũng chẳng biết chuyện gì, chỉ lẳng lặng ra sau nhà tìm con Đốm chơi như mọi ngày. Bỗng ở nhà trước tôi nghe bố tôi quát to gọi tôi:
– Con Thơm đâu!? Lên đây tao bảo!!!
Tôi sợ quá, biết chuyện chẳng lành lên tiếng
– Dạ…
– Mày mang cái dạ của mày lên đây!!!
Tôi lật đật chạy lên, vừa thấy mặt bố tôi nói ngay:
– Mày vào thu xếp đi về, từ nay tao không cần ai giúp nữa. Tao không muốn mày ở bên này để người ta nói lên đầu tao, nghe chửa?!
Tôi xanh mặt chẳng biết ất giáp gì. Nghe thế tôi chỉ biết khóc, vừa vào nhà vừa khóc lấy quần áo. Mà quần áo tôi cũng chẳng có chi, chỉ mỗi một bộ đã rách vá tứ tung chứ đâu có gì. Mang tiếng đi học mà sách vở cũng chẳng có. Lúc ấy tôi khóc chẳng phải vì đâu cả mà tôi khóc bởi từ nay tôi không được ở gần con Đốm nữa. Vỏn vẹn trong đầu tôi chỉ có thế, mà tôi còn nhớ cái ngày hôm ấy rất rõ.
Bố tôi thì đứng ngoài cổng rào hằn học đi qua đi lại không yên đợi tôi. Bác Vinh đứng trên bậc thềm trước nhà, thấy tôi khóc bác thấy cũng thương. Nghĩ sao bác gọi người nhà ra bảo:
– Chúng mày mang cho tao sợi dây cột chó ra đây.
Rồi bác chẳng nói gì, tự tay bác gọi con Đốm đến lấy dây cột vào cổ nó, rồi đưa sợi dây cho tôi bảo:
– Tao cho mày con Đốm mang về nuôi đấy!
Rồi bác lẳng lặng vào nhà không nói thêm lời nào. Bà tôi ngồi bên trong nói vọng ra:
– Rõ khổ! Anh em với nhau chả đứa nào chịu nhịn đứa nào. Thôi, đã thế Bác Vinh cho con Đốm cháu cứ mang về mà nuôi cho có chị có em, đừng ngại. Thôi về đi. Hôm nào Bà lên chơi nhé, đừng sợ.
Tôi mừng quá, tưởng nằm mơ càng oà lên khóc, làm Bà tôi phải đứng dậy đưa tôi ra tận cửa và nói với Bố tôi cho tôi được nhận con Đốm về nuôi. Cũng may hôm ấy Bố tôi chẳng nói gì, chỉ thở phào quay đi. Tôi lẽo đẽo theo sau, tay cầm sợi dây kéo con Đốm vui vẻ đi bên cạnh. Nó làm như cũng phấn khởi lắm; chúng tôi hướng về phía thôn Thượng.
Cuối năm ấy, dạo gần Tết, nhà tôi nghe tin Cậu Tấn đậu bằng Thành Chung, và sẽ mang bằng về để ăn mừng cái ngày trọng đại nở mặt ấy. Chả mấy khi Bố tôi lại bỏ qua, cho nên Bố tôi phải đứng ra làm một buổi tiệc mời hết quan viên hai họ, chức sắc trong làng đến, như để chứng kiến sự thành công khoa bảng của dòng họ.
Hôm ấy tiếng ồn ào đánh thức tôi dậy. Nhìn quanh thấy họ hàng kéo đến từ lúc nào, vui đùa như ngày hội lớn. Trời giáp Tết nên cũng lạnh. Tôi co ro định ngủ nữa nhưng chợt nhớ ra con Đốm, chả hiểu nó chạy đi đâu. Mọi hôm lúc nào mà nó chẳng nằm bên tôi, mà tại sao hôm nay bao người lạ kéo đến mà không thấy nó sủa báo gì cả. Tự nhiên tôi thấy có gì không ổn trong lòng, bèn ngồi vùng dậy đi tìm nó, mồm gọi:
– Đốm ơi….!!! Đốm ơi….!!!
Gặp ai tôi cũng hỏi thấy Đốm của tôi đâu không? Ai ai cũng chỉ lắc đầu, tôi có cảm tưởng như họ biết mà không nói. Càng lúc tôi càng lo, chạy ra ngoài ngõ kiếm những chỗ mỗi lần nó hay chơi; chạy qua nhà bà Mạnh hỏi thăm xem nó qua bên ấy chơi với con Cún nhà bên ấy không; cũng chẳng thấy nó đi đằng nào. Tự nhiên nước mắt tôi rơi… Lủi thủi về nhà xuống sân sau, đi qua gian nhà bếp nhìn vào, thấy cái khay để con lợn mới thui ngay giữa bếp. Lạ thật! Sao hôm nay nhà mình lại mổ lợn đãi khách cơ à? Mà nhà mình có nuôi lợn đâu mà mổ? Tôi vội chạy lại gần nhìn cho rõ thì thấy trên khay có cái đầu con vật; không phải đầu lợn mà là đầu con chó. Khủng khiếp quá! Nhìn xuống cái bả vai phía chân trước nó có một cái đốm. Thôi, đích thị là Đốm của tôi rồi!
Đau đớn quá, tôi ôm nó gào khóc, mặc cho mọi người can ngăn. Tôi hận bố tôi. Tôi hận mọi người. Tôi hận cả cậu Tấn, vì cậu mà Đốm tôi phải ra nông nỗi này…
Hôm ấy tôi nhịn ăn. Cả buổi hôm ấy tôi cứ lang thang ra ngồi bờ đê chỗ tôi với nó thường ra. Bao buổi chiều gió lộng ngồi bên nhau mà giờ đây sao con người đã nỡ nào chia cắt chúng tôi? Rồi cứ thế nhìn về phía chân trời mà tôi khóc. Đến lúc trời đã chập choạng tối tôi mới chịu trở về nhà. Ra sau tôi tìm đến chỗ vại nước mà lúc ban sáng họ đã cắt cổ Đốm. Đứng ở chỗ này tôi càng nghĩ đến lúc ấy, tưởng tượng ra cái đau của nó, tôi lại càng khóc to hơn. Cứ một tay chùi nước mắt còn lại tay kia đi quanh nhặt những đám lông của nó còn sót lại. Sau cùng tôi còn tìm lại được bốn cái móng chân của nó. Tôi tìm đến khoảng đất trống chỗ nhìn ra sau ao và chôn những thứ ấy xuống lỗ như một lời chia tay, như một lời giã biệt. Trong khi ấy bên trong nhà, ngoài sân trước họ đang vui vẻ đánh chén một cách vô tư, mồm ngốn miếng thịt, miếng xương của Đốm, cho vào mồm mà mút, mà nhai một cách kinh tởm.
Ở tuổi ấu thơ cái trách móc nó rất là nông cạn, không sâu xa được như người lớn. Nghĩa là không biết đến trả thù hay là tự vẫn chẳng hạn. Chỉ vỏn vẹn quanh quẩn nghĩ là từ nay không bao giờ được nhìn thấy nó nữa, chỉ có thế mà đứt ruột mà khóc. Mà nỗi đau khổ của cái ngày ấy cho đến bây giờ không bao giờ quên, nhất là mỗi khi nhìn nhà ai thấy một bé gái ôm con chó vào lòng là y như rằng nước mắt tôi rưng rưng…
Bao năm qua bây giờ Bố tôi đã mất. Cái hận Bố tôi ngày ấy hầu như theo năm tháng cũng tan theo. Tôi đã có chồng. Nhưng có một điều tôi không thể nào giải thích nổi mỗi khi nghĩ đến, mà không dám nói với ai nghe, cứ để uẩn ức trong lòng, mong một ngày nào đó có dịp nói ra như ngày hôm nay.
Ngồi đây viết ra trang giấy này, tôi hy vọng tìm được lối thoát trong lòng bằng cách này. Chẳng hiểu sao, bên phía vai phải của chồng tôi cũng có một cái đốm đen như con Đốm của tôi ngày xưa. Còn chồng tôi thì lại tên Đôn. Hay là…? Hay là…?
Hay là tiếng khóc tuổi thơ của tôi ngày ấy đã vang lên tận “Thiên Đình”?!
Lão Mủn
– Để hôm nào tao bảo Bố mày cho mày qua đây ở luôn để đi học, mày chịu không?
Tôi cứ tưởng như Bà tôi nói đùa, ai ngờ đâu chỉ mấy ngày sau đó Bố tôi cho tôi xuống đó ở thật – không phải vì con chó, mà vì ở dưới đó có ông thầy khóa Tư nhận dạy học chữ quốc ngữ. Còn trên thôn Thượng này chỉ có thầy đồ mà thôi. Thành thử ra Bà tôi lấy cớ đó để xin cho tôi xuống đó ở, bởi tôi nghe Bố tôi nói:
– Mày đã lên năm rồi, chuẩn bị xuống nhà bác Vinh ở đi học đi là vừa…
Tôi vội dạ ngay. Thế là từ đó tôi được ở gần con Đốm. Chúng tôi hàng ngày bên nhau. Trưa Hè hai đứa hay chui vào bụi rơm trước sân ngủ, tối đến trải chiếu hai đứa ngủ ngoài hiên. Tôi hay chơi trò đi trốn với nó, chui vào hốc ngách nào đó để nó đi tìm. Nói chung rất ư là hạnh phúc ở cái tuổi ấu thơ của tôi dạo ấy. Rồi thời gian cũng trôi nhanh. Đến năm tôi lên sáu, mới vừa đi học chưa được chữ nào vào đầu, một hôm tôi đi học từ nhà thầy khóa Tư về thì thấy trong nhà bố tôi và bác Vinh lớn tiếng cãi nhau. Tôi cũng chẳng biết chuyện gì, chỉ lẳng lặng ra sau nhà tìm con Đốm chơi như mọi ngày. Bỗng ở nhà trước tôi nghe bố tôi quát to gọi tôi:
– Con Thơm đâu!? Lên đây tao bảo!!!
Tôi sợ quá, biết chuyện chẳng lành lên tiếng
– Dạ…
– Mày mang cái dạ của mày lên đây!!!
Tôi lật đật chạy lên, vừa thấy mặt bố tôi nói ngay:
– Mày vào thu xếp đi về, từ nay tao không cần ai giúp nữa. Tao không muốn mày ở bên này để người ta nói lên đầu tao, nghe chửa?!
Tôi xanh mặt chẳng biết ất giáp gì. Nghe thế tôi chỉ biết khóc, vừa vào nhà vừa khóc lấy quần áo. Mà quần áo tôi cũng chẳng có chi, chỉ mỗi một bộ đã rách vá tứ tung chứ đâu có gì. Mang tiếng đi học mà sách vở cũng chẳng có. Lúc ấy tôi khóc chẳng phải vì đâu cả mà tôi khóc bởi từ nay tôi không được ở gần con Đốm nữa. Vỏn vẹn trong đầu tôi chỉ có thế, mà tôi còn nhớ cái ngày hôm ấy rất rõ.
Bố tôi thì đứng ngoài cổng rào hằn học đi qua đi lại không yên đợi tôi. Bác Vinh đứng trên bậc thềm trước nhà, thấy tôi khóc bác thấy cũng thương. Nghĩ sao bác gọi người nhà ra bảo:
– Chúng mày mang cho tao sợi dây cột chó ra đây.
Rồi bác chẳng nói gì, tự tay bác gọi con Đốm đến lấy dây cột vào cổ nó, rồi đưa sợi dây cho tôi bảo:
– Tao cho mày con Đốm mang về nuôi đấy!
Rồi bác lẳng lặng vào nhà không nói thêm lời nào. Bà tôi ngồi bên trong nói vọng ra:
– Rõ khổ! Anh em với nhau chả đứa nào chịu nhịn đứa nào. Thôi, đã thế Bác Vinh cho con Đốm cháu cứ mang về mà nuôi cho có chị có em, đừng ngại. Thôi về đi. Hôm nào Bà lên chơi nhé, đừng sợ.
Tôi mừng quá, tưởng nằm mơ càng oà lên khóc, làm Bà tôi phải đứng dậy đưa tôi ra tận cửa và nói với Bố tôi cho tôi được nhận con Đốm về nuôi. Cũng may hôm ấy Bố tôi chẳng nói gì, chỉ thở phào quay đi. Tôi lẽo đẽo theo sau, tay cầm sợi dây kéo con Đốm vui vẻ đi bên cạnh. Nó làm như cũng phấn khởi lắm; chúng tôi hướng về phía thôn Thượng.
Cuối năm ấy, dạo gần Tết, nhà tôi nghe tin Cậu Tấn đậu bằng Thành Chung, và sẽ mang bằng về để ăn mừng cái ngày trọng đại nở mặt ấy. Chả mấy khi Bố tôi lại bỏ qua, cho nên Bố tôi phải đứng ra làm một buổi tiệc mời hết quan viên hai họ, chức sắc trong làng đến, như để chứng kiến sự thành công khoa bảng của dòng họ.
Hôm ấy tiếng ồn ào đánh thức tôi dậy. Nhìn quanh thấy họ hàng kéo đến từ lúc nào, vui đùa như ngày hội lớn. Trời giáp Tết nên cũng lạnh. Tôi co ro định ngủ nữa nhưng chợt nhớ ra con Đốm, chả hiểu nó chạy đi đâu. Mọi hôm lúc nào mà nó chẳng nằm bên tôi, mà tại sao hôm nay bao người lạ kéo đến mà không thấy nó sủa báo gì cả. Tự nhiên tôi thấy có gì không ổn trong lòng, bèn ngồi vùng dậy đi tìm nó, mồm gọi:
– Đốm ơi….!!! Đốm ơi….!!!
Gặp ai tôi cũng hỏi thấy Đốm của tôi đâu không? Ai ai cũng chỉ lắc đầu, tôi có cảm tưởng như họ biết mà không nói. Càng lúc tôi càng lo, chạy ra ngoài ngõ kiếm những chỗ mỗi lần nó hay chơi; chạy qua nhà bà Mạnh hỏi thăm xem nó qua bên ấy chơi với con Cún nhà bên ấy không; cũng chẳng thấy nó đi đằng nào. Tự nhiên nước mắt tôi rơi… Lủi thủi về nhà xuống sân sau, đi qua gian nhà bếp nhìn vào, thấy cái khay để con lợn mới thui ngay giữa bếp. Lạ thật! Sao hôm nay nhà mình lại mổ lợn đãi khách cơ à? Mà nhà mình có nuôi lợn đâu mà mổ? Tôi vội chạy lại gần nhìn cho rõ thì thấy trên khay có cái đầu con vật; không phải đầu lợn mà là đầu con chó. Khủng khiếp quá! Nhìn xuống cái bả vai phía chân trước nó có một cái đốm. Thôi, đích thị là Đốm của tôi rồi!
Đau đớn quá, tôi ôm nó gào khóc, mặc cho mọi người can ngăn. Tôi hận bố tôi. Tôi hận mọi người. Tôi hận cả cậu Tấn, vì cậu mà Đốm tôi phải ra nông nỗi này…
Hôm ấy tôi nhịn ăn. Cả buổi hôm ấy tôi cứ lang thang ra ngồi bờ đê chỗ tôi với nó thường ra. Bao buổi chiều gió lộng ngồi bên nhau mà giờ đây sao con người đã nỡ nào chia cắt chúng tôi? Rồi cứ thế nhìn về phía chân trời mà tôi khóc. Đến lúc trời đã chập choạng tối tôi mới chịu trở về nhà. Ra sau tôi tìm đến chỗ vại nước mà lúc ban sáng họ đã cắt cổ Đốm. Đứng ở chỗ này tôi càng nghĩ đến lúc ấy, tưởng tượng ra cái đau của nó, tôi lại càng khóc to hơn. Cứ một tay chùi nước mắt còn lại tay kia đi quanh nhặt những đám lông của nó còn sót lại. Sau cùng tôi còn tìm lại được bốn cái móng chân của nó. Tôi tìm đến khoảng đất trống chỗ nhìn ra sau ao và chôn những thứ ấy xuống lỗ như một lời chia tay, như một lời giã biệt. Trong khi ấy bên trong nhà, ngoài sân trước họ đang vui vẻ đánh chén một cách vô tư, mồm ngốn miếng thịt, miếng xương của Đốm, cho vào mồm mà mút, mà nhai một cách kinh tởm.
Ở tuổi ấu thơ cái trách móc nó rất là nông cạn, không sâu xa được như người lớn. Nghĩa là không biết đến trả thù hay là tự vẫn chẳng hạn. Chỉ vỏn vẹn quanh quẩn nghĩ là từ nay không bao giờ được nhìn thấy nó nữa, chỉ có thế mà đứt ruột mà khóc. Mà nỗi đau khổ của cái ngày ấy cho đến bây giờ không bao giờ quên, nhất là mỗi khi nhìn nhà ai thấy một bé gái ôm con chó vào lòng là y như rằng nước mắt tôi rưng rưng…
Bao năm qua bây giờ Bố tôi đã mất. Cái hận Bố tôi ngày ấy hầu như theo năm tháng cũng tan theo. Tôi đã có chồng. Nhưng có một điều tôi không thể nào giải thích nổi mỗi khi nghĩ đến, mà không dám nói với ai nghe, cứ để uẩn ức trong lòng, mong một ngày nào đó có dịp nói ra như ngày hôm nay.
Ngồi đây viết ra trang giấy này, tôi hy vọng tìm được lối thoát trong lòng bằng cách này. Chẳng hiểu sao, bên phía vai phải của chồng tôi cũng có một cái đốm đen như con Đốm của tôi ngày xưa. Còn chồng tôi thì lại tên Đôn. Hay là…? Hay là…?
Hay là tiếng khóc tuổi thơ của tôi ngày ấy đã vang lên tận “Thiên Đình”?!
Lão Mủn
https://baotreonline.com/van-hoc/truyen-ngan/con-dom.baotre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét