Thông tin cho các bạn thường xuyên qua lại cầu Thăng Long.
Theo ông Huyện, các nhà thầu trong nước có thể thi công được theo công nghệ này, “chỉ phải nhập một số thiết bị đặc thù”.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ xây dựng quy hoạch, do Liên Xô thiết kế và xây dựng từ năm 1974, hoàn thành vào cuối năm 1985.
Cầu Thăng Long cao 2 tầng, chiều dài (tính theo đường xe ô tô) khoảng 3,1 km, trong đó chiều dài cầu chính gần 1,7 km, nối liền các tỉnh phía Bắc với thành phố Hà Nội.
Sau hơn 20 năm vận hành, mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2009, Bộ GTVT giao Ban Quản lý Dự án PMU2 thảm lại mặt cầu. Tuy nhiên, sau 2 tháng, lớp bê tông nhựa mặt cầu bị xô dồn, nứt ngang mặt do dính bám giữa bê tông nhựa mới sửa và bản thép phía dưới.
Theo Tổng cục Đường bộ, Liên Xô làm lớp chống thấm và dính bám bằng keo đặc biệt phun lên bản thép, sau đó cải đá dăm tạo nhám gắn vào lớp keo này và thảm bê tông nhựa lên. Trong đợt sửa chữa năm 2009, đơn vị thi công đã bóc lớp tạo nhám, làm lại lớp chống thấm mặt cầu nhưng việc sửa chữa không đạt yêu cầu. Xe chạy gây lực trượt làm cho lớp bê tông mặt đường dồn ụ mấp mô, các vết nứt làm nước thấm xuống phá hoại bê tông nhựa.
Năm 2020 sẽ sửa cầu Thăng Long bị nứt, lún hơn 10 năm qua
30/11/2019 • Mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) bị nứt vỡ, xô dồn hơn 10 năm qua sẽ tiếp tục được sửa trong năm 2020 với tổng mức đầu tư từ 180-200 tỷ đồng. Sáng ngày 29/11, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã trình Bộ Giao thông Vận tải phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long qua tham khảo các phương án sửa chữa mặt cầu trên thế giới. Phương án dự kiến là hàn các bulông treo trên mặt sắt và đổ khoảng 6-7cm bê tông sợi lên bề mặt cầu. Nhà thầu sẽ sửa chữa thí điểm một đoạn mặt cầu trong 3 tháng sau đó tiến hành làm đại trà.
Mặt cầu bị nứt, xô dồn nhựa.
“Đây là công nghệ của Mỹ, hiện đã làm tại Trung Quốc khoảng 10 cầu và là công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam,” ông Huyện cho hay. Sau khi Bộ thẩm định, phê duyệt phương án, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện khảo sát thiết kế, lập dự án, đấu thầu và thi công, hoàn thiện trong năm 2020. Dự kiến tổng mức đầu tư từ 180 – 200 tỷ đồng.Theo ông Huyện, các nhà thầu trong nước có thể thi công được theo công nghệ này, “chỉ phải nhập một số thiết bị đặc thù”.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ xây dựng quy hoạch, do Liên Xô thiết kế và xây dựng từ năm 1974, hoàn thành vào cuối năm 1985.
Cầu Thăng Long cao 2 tầng, chiều dài (tính theo đường xe ô tô) khoảng 3,1 km, trong đó chiều dài cầu chính gần 1,7 km, nối liền các tỉnh phía Bắc với thành phố Hà Nội.
Sau hơn 20 năm vận hành, mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2009, Bộ GTVT giao Ban Quản lý Dự án PMU2 thảm lại mặt cầu. Tuy nhiên, sau 2 tháng, lớp bê tông nhựa mặt cầu bị xô dồn, nứt ngang mặt do dính bám giữa bê tông nhựa mới sửa và bản thép phía dưới.
Theo Tổng cục Đường bộ, Liên Xô làm lớp chống thấm và dính bám bằng keo đặc biệt phun lên bản thép, sau đó cải đá dăm tạo nhám gắn vào lớp keo này và thảm bê tông nhựa lên. Trong đợt sửa chữa năm 2009, đơn vị thi công đã bóc lớp tạo nhám, làm lại lớp chống thấm mặt cầu nhưng việc sửa chữa không đạt yêu cầu. Xe chạy gây lực trượt làm cho lớp bê tông mặt đường dồn ụ mấp mô, các vết nứt làm nước thấm xuống phá hoại bê tông nhựa.
Lớp bê tông mặt đường dồn ụ mấp mô, nứt dọc cầu. Ảnh chụp năm 2018. (Ảnh: Ngọc Long)
Năm 2013, cầu tiếp tục được sửa song sau một thời gian khai thác lại xuất hiện hư hỏng tương tự như trước. Lớp bê tông nhựa bị xô, trượt tạo khe nứt lớn nằm ngang hoặc xiên so với tim cầu, nước thấm xuống đọng trên mặt thép phá hủy bê tông nhựa.
Năm 2016, các chuyên gia ở Đại học Giao thông Vận tải đã thí điểm sửa chữa. Sau hơn một năm theo dõi, hiện tượng trượt, xô dồn bê tông nhựa không xuất hiện nhưng vẫn có vết nứt nhỏ dọc cầu.
Từ năm 2016 đến nay, đơn vị quản lý đường bộ sửa chữa cục bộ các vị trí bê tông nhựa bị trượt, xô dồn, ổ gà trên mặt cầu để tạm thời sử dụng. Mặt cầu vẫn tiếp tục bị xô dồn, nứt vỡ.
Tổng cục Đường bộ xác định một phần nguyên nhân gây hư hỏng cầu là do lưu lượng, tải trọng xe qua cầu vượt quá thiết kế ban đầu, công nghệ sửa chữa không phù hợp.
Tháng 9/2018, Bộ GTVT liên hệ mời các chuyên gia Nga từng thiết kế và xây dựng cầu Thăng Long nghiên cứu các giải pháp, sau đó mới lên phương án sửa chữa cầu. Bước đầu, chuyên gia phía Nga khẳng định tuổi thọ của lớp phủ mặt cầu khi Liên Xô xây dựng tối đa là 18 năm. Thực tế, mặt cầu Thăng Long đã khai thác được 24 năm mới bắt đầu sửa chữa.
Nguyễn Sơn
Năm 2013, cầu tiếp tục được sửa song sau một thời gian khai thác lại xuất hiện hư hỏng tương tự như trước. Lớp bê tông nhựa bị xô, trượt tạo khe nứt lớn nằm ngang hoặc xiên so với tim cầu, nước thấm xuống đọng trên mặt thép phá hủy bê tông nhựa.
Năm 2016, các chuyên gia ở Đại học Giao thông Vận tải đã thí điểm sửa chữa. Sau hơn một năm theo dõi, hiện tượng trượt, xô dồn bê tông nhựa không xuất hiện nhưng vẫn có vết nứt nhỏ dọc cầu.
Từ năm 2016 đến nay, đơn vị quản lý đường bộ sửa chữa cục bộ các vị trí bê tông nhựa bị trượt, xô dồn, ổ gà trên mặt cầu để tạm thời sử dụng. Mặt cầu vẫn tiếp tục bị xô dồn, nứt vỡ.
Tổng cục Đường bộ xác định một phần nguyên nhân gây hư hỏng cầu là do lưu lượng, tải trọng xe qua cầu vượt quá thiết kế ban đầu, công nghệ sửa chữa không phù hợp.
Tháng 9/2018, Bộ GTVT liên hệ mời các chuyên gia Nga từng thiết kế và xây dựng cầu Thăng Long nghiên cứu các giải pháp, sau đó mới lên phương án sửa chữa cầu. Bước đầu, chuyên gia phía Nga khẳng định tuổi thọ của lớp phủ mặt cầu khi Liên Xô xây dựng tối đa là 18 năm. Thực tế, mặt cầu Thăng Long đã khai thác được 24 năm mới bắt đầu sửa chữa.
Nguyễn Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét