QUYỀN LỆ THUỘC QUYỀN
Lê Luân - Tổng thư ký quốc hội, rất thản nhiên nói, không phải là quốc hội không bàn tới luật biểu tình và luật về hội, mà vì chính phủ không đưa vào kế hoạch xây dựng luật nên quốc hội không có cái để bàn. Kiểu như chưa làm ra chữ quốc ngữ thì lấy đâu ra mà phổ cập. Giống như vậy.
Quốc hội (lập pháp) không làm luật, mà phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ (hành pháp). Vậy nên hệ thống luật hầu hết mang ý chí của nhánh quyền lực hành pháp, còn Quốc hội thì ngày càng rời xa chức năng lập pháp của nó, trong khi các đại biểu mất đi khả năng chuyên môn về luật pháp, mà vốn nó vẫn đã là một vấn đề về chất lượng của chính họ rồi.
Quốc hội có chức năng làm luật, nhưng lại không thể có bất cứ một hoặc một nhóm đại biểu nào có đủ trình độ để tự đứng ra trình một dự luật và bảo vệ nó, toàn bộ cơ quan lập pháp lại phải trông chờ vào Chính phủ trong việc xây dựng nên một đạo luật nào đó. Không chỉ là sự chồng chéo về chức năng, mà nó còn cho thấy sự tuỳ tiện trong vấn đề thiết lập pháp luật quốc gia. Mà rồi các đại biểu lại còn kiêm nhiệm cả các chức vụ hành chính trong Chính phủ hoặc hệ thống tư pháp.
Không hiểu là các đại biểu ta làm gì ở Quốc hội nếu không thể tự mình đứng ra lập pháp theo như thẩm quyền và chức trách của mình?
Quốc hội có chức năng làm luật, nhưng lại không thể có bất cứ một hoặc một nhóm đại biểu nào có đủ trình độ để tự đứng ra trình một dự luật và bảo vệ nó, toàn bộ cơ quan lập pháp lại phải trông chờ vào Chính phủ trong việc xây dựng nên một đạo luật nào đó. Không chỉ là sự chồng chéo về chức năng, mà nó còn cho thấy sự tuỳ tiện trong vấn đề thiết lập pháp luật quốc gia. Mà rồi các đại biểu lại còn kiêm nhiệm cả các chức vụ hành chính trong Chính phủ hoặc hệ thống tư pháp.
Không hiểu là các đại biểu ta làm gì ở Quốc hội nếu không thể tự mình đứng ra lập pháp theo như thẩm quyền và chức trách của mình?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét