Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Andre Menras: ‘Việt Nam có một chế độ lạ đời’

Nhà văn và đạo diễn phim tài liệu người Pháp André Menras khá nổi tiếng ở VN vì ông đã tham gia rất nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và phản đối chiến tranh VN ngay tại trung tâm thủ đô Sài Gòn của chế độ Thiệu. Ông đã bị bắt giam trong chế độ này. Tuy nhiên, sau năm 1975, nhận thấy chế độ mới ở VN cũng không mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân và không làm cho đất nước VN phát triển như họ cam kết trong thời chiến nên ông đã phải lên tiếng phản đối. Ông cho rằng chế độ này sau năm 1975 đã không còn đại diện cho người dân Việt Nam. Đặc biệt ông đã tự đạo diễn và sản xuất bộ phim rất hay và cảm động mang tên "Hoàng Sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát" (bị cấm chiếu ở VN) để gây quỹ hỗ trợ ngư dân miền Trung. Ông có quốc tịch VN, tên VN của ông là Hồ Cương Quyết. Tôi rất kính trọng ông.
Andre Menras: ‘Việt Nam có một chế độ lạ đời’
11/12/2019 - 
Từng ủng hộ phong trào chống Mỹ của Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam từ năm 1970 và gắn bó với chính quyền Cộng sản sau 1975, nhưng nhà văn và đạo diễn phim tài liệu người Pháp André Menras nay đã nhận ra rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã “hành xử lạ đời” đối với chính người dân của họ và với bản thân ông. Ông là người nước ngoài đầu tiên nhập quốc tịch Việt nhưng đã trở thành “đối tượng” bị theo dõi của an ninh.
Ông Andre Menras thăm nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, 
tháng 4/2019. Photo Facebook Andre Menras.
Vào năm 1970, khi sang Việt Nam dạy tiếng Pháp, thầy giáo Menras ở tuổi đôi mươi đã tham gia rải truyền đơn và treo cờ Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam trên tượng thủy quân lục chiến trước Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng hòa để lên tiếng về quyền con người trong Chiến tranh Việt Nam. Và nay, sau gần 45 năm kể từ cuộc chiến kết thúc, ông một lần nữa lên tiếng bênh vực cho người Việt Nam, trước sự vi phạm “trắng trợn” và “lạ đời” của chính quyền Cộng sản.

Năm 2002, ông André Menras quay lại Việt Nam, lập Hiệp hội Phát triển - Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Và từ năm 2004 đến nay, ông đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, làm phim tài liệu Hoàng Sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát để gây quỹ hỗ trợ ngư dân miền Trung... Ngày 13/11/2009, ông André Menras chính thức trở thành công dân Việt Nam với tên Hồ Cương Quyết trong khi giữ được quốc tịch gốc.

Sau đây là nội dung trao đổi giữa VOA và ông Andre Menras, 74 tuổi, khi ông vừa quay về Pháp sau chuyến thăm đến Việt Nam.


VOA: Thưa ông Menras, ông có thể cho VOA biết những tình cảm của ông dành cho người dân Việt Nam, cả trước đây cũng như hiện nay, thông qua những chuyến thăm và những hoạt động của ông?

André Menras:

“Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều ghé thăm những người bạn cũ và cả những người bạn mới của tôi.

“Trước đây tôi từng được xem như “anh hùng” ở Việt Nam khi ấy tôi đứng lên ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền nam Việt Nam, vì tôi mong muốn chung tay vì một xã hội tốt hơn, hòa bình, thịnh vượng cho đất nước Việt Nam.

Càng về sau, chính quyền càng xa lánh người dân nhưng lại thân thiết hơn với Trung Quốc. Andre Menras

“Nhưng rồi dần dần chính tôi đã trở thành “đối tượng” của chính quyền, của Đảng cộng sản, của các một thế lực chính trị đang kiểm soát đất nước này, những người thu tóm quyền lực nhưng lại không chịu chia sẻ bất kỳ điều gì với người dân. Càng về sau, chính quyền càng xa lánh người dân nhưng lại thân thiết hơn với Trung Quốc.

“Tôi thật hụt hẫng khi tất cả những ước mơ trong tôi dành cho độc lập, tự chủ, và thịnh vượng của Việt Nam đã tan biến.”

Ông Andre Mendras thăm làng dân tộc thiểu số Việt Nam. Photo Facebook Ngo Thu.

VOA: Ông có chia sẻ trên Facebook việc ông bị an ninh Việt Nam theo dõi và sách nhiễu, ông có thể cho biết thêm?

André Menras:

“Tôi dành nhiều thời gian đi gặp gỡ người dân, những người cam đảm chiến đấu bảo vệ cho chính mình, cho gia đình, cho tổ quốc của mình, cho biển đảo.

“Bản thân tôi vì vậy mà trở thành “đối tượng nhạy cảm” đối với chế độ. Tôi nhận ra rằng tôi bị theo dõi, điện thoại của tôi bị an ninh nghe lén và những người mà tôi đến thăm gặp đều bị kiểm soát, và họ bị ép phải trình báo với chính quyền sau khi tiếp xúc với tôi.”

“Tất cả những ai mà mặc áo thun có in dòng chữ No-U đều bị công an sách nhiễu hay bắt bớ–[No-U phản đối bản đồ do Trung Quốc vẽ ra để mô tả đường đứt khúc có hình lưỡi bò ở Biển Đông]– trong khi chính quyền cũng chính thức tuyên bố bác bỏ bản đồ này. Những ai mặc áo này đều bị công an giả danh xã hội đen đánh đập.”

VOA: Được biết ông cũng có đến thăm nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người vừa bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào tháng trước. Ông nghĩ gì về việc ông Dũng bị bắt?

André Menras:

“Việc ông Phạm Chí Dũng bị chính quyền bắt giam chỉ làm cho Việt Nam ngày càng bị cách ly khỏi cộng đồng thế giới.”

“Miệng thì nói không sợ khi đề cập hay trao đổi ý kiến đối lập nhưng khi hành động thì chỉ cứ việc ra tay đàn áp và bắt bớ. Chế độ này sợ người dân nên luôn làm cho người dân thêm sợ hãi.”

Ai ai cũng nhận biết rằng chế độ này không còn đại diện cho người dân Việt Nam nữa. Đây là một chế độ lạ. Andre Menras

“Những người bán hàng trên đường phố, những tài xế taxi, những người đạp xich-lô… ai ai cũng nhận biết rằng chế độ này không còn đại diện cho người dân Việt Nam nữa. Đây là một chế độ lạ.”

VOA: Trước khi bị bắt, ông Dũng có lên tiếng kêu gọi Cộng đồng châu Âu dừng phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) vì tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ông có ủng hộ hành động của ông Dũng không?

André Menras:

“Tôi nghĩ rằng trước tình hình ông Phạm Chí Dũng bị bắt, người dân ở nông thôn bị mất đất, người yêu nước không được mặt áo No-U… thì châu Âu không nên phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam.

“Hiệp định này chỉ tiếp tay cho chế độ mà thôi. Không nên phê chuẩn hiệp định này.

“Nếu một quốc gia mà quyền của người lao động bị từ bỏ, kể cả quyền tối thiểu là lên tiếng cho tổ chức của mình cũng bị chà đạp, hay quyền bày tỏ các vấn đề chính trị bị ngăn cấm thì rõ ràng việc phê chuẩn các hiệp định này không mang lại hữu ích gì.”

VOA: VOA xin chân thành cảm ơn ông André Menras.

Ông Andre Menras và Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn, tháng 4/2019. Photo Facebook Menras Andre.

Nhịp này, VOA xin trích đăng bài thơ ông André Menras viết trên Facebook hôm 3/12, khi ông vừa kết thúc chuyến thăm đến Việt Nam:

…. Đến các bạn đang trong tù vì dám biểu đạt bất đồng chính kiến như em Phạm Chí Dũng.

A ceux qui sont en prison pour avoir oser exprimer leurs différences d'opinion comme le journaliste Phạm Chí Dũng ( photo) récemment arrêté.

Đến các bạn bị CA quấy nhiễu, hành hạ vì dám biểu tỏ lòng yêu nước trước TQ xâm lược.

A ceux qui sont victimes d'harassement policier et de maltraitance pour oser manifester leur attachement à leur pays face à l'agression chinoise.

Đến các bạn đang đấu tranh để giữ hay lấy lại đất đai và tài sản của mình trước các thế lực lưu manh ăn cướp.

A ceux qui luttent pour garder leurs terres et leurs biens face à une armée de voleurs voyous.

Đến các bạn tại xã Đồng Tâm đang lại bị các xe tăng của quân đội đe dọa.

A ceux qui sont à nouveau menacés des chars de l'armée comme à Đồng Tâm.

Đến các bạn tại Bình Dương đã bị cướp hàng trăm hecta đất và đang đấu tranh từ năm 2003.

A ceux de Bình Dương auxquels on a volé des centaines d'hectares de terres et qui se battent depuis 2003.

Đến các bạn ở Vườn Rau Lộc Hưng mà họ biều tình ngày hôm nay và đã bị cướp hết đất và tài sản.

A ceux des jardins de Lộc Hưng qui manifestaient encore aujourd'hui et qui n'ont plus rien.

Chính quyền cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng

Đến các bạn tôi được gặp tại Hà Tinh, Quảng Bình, Hạnh Văn, Cồn Sẻ,

A ceux que j'ai rencontrés à Hà Tinh, Quảng Bình , Hạnh Văn, Cồn Sẻ...

Đến các thân hữu tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Vĩnh Long...

Aux amis intimes de Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn, Vĩnh Long…

Đến các thân hữu đang đứng đầu giường của Tướng yêu quý Nguyễn Trọng Vĩnh tại Bệnh viện Việt -Xô...

A celles et à ceux qui sont au chevet du cher général Nguyễn Trọng Vĩnh dans l'hôpital Việt-Xô à Hà Nội...

Tuổi tác đây rồi. Không biết mai sẽ ra sao. Như các bạn ngư dân đi hành nghề tại Hoàng Sa: biết khi đi nhưng không biết khi về hay nếu sẽ về.

Les années sont là et qui sait de quoì demain sera fait. Comme pour les amis pêcheurs qui partent à Hoàng Sa. On sait quand on part mais pas quand on reviendra ou si on reviendra.

Một điều chắc chắn, tôi không bao giờ quên các bạn.

Une chose est sûre , je ne vous oublierai pas.

Tối nay, tại sân bay, khi đi qua hải quạn VN và ngày mai tại Paris khi đi qua hải quan Pháp , tôi sẽ mặc cái áo " No U ", như lời cam kết trên về sự đoàn kết chiến đấu.

Ce soir, à l'aéroport, je porterai le T-Shirt " No U " comme un engagement de solidarité dans les luttes à venir.

Cuối cùng đây cũng là một cách để cảm ơn các cháu an ninh đã theo dõi tôi một cách tử tế suốt 2 tháng vừa rồi và các DLV đang theo dõi trang này trên FB.

Enfin, ce sera aussi une façon de remercier les neveux de la sécurité qui m'ont aimablement suivi pendant mon séjour de deux mois et les contrôleurs d'opinion qui suivent assidûment cette page de FB.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét