Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Huy Đức viết về Nguyễn Hà Phan (1933-2019)

Trên FB cá nhân của tôi, tôi có viết thêm đoạn này nhân kể về việc được học cùng lớp quản lý kinh tế trung ương khóa 9 (1984) và đi khảo sát thực tế các địa phương với bác Nguyễn Hà Phan (Chủ tịch tỉnh Hậu Giang) và chị Hai Hạnh (Phó bí thư tỉnh ủy Hậu Giang): "Hồi đó đi cùng bác Phan và chị Hai Hạnh. Gặp bác Võ Văn Kiệt. Đúng lúc Trung ương đang tổ chức các đoàn đi phổ biến cho các địa phương học Nghị quyết TW 4 về đổi mới quản lý kinh tế và bác Kiệt bị phê bình là phá rào; mình nghe chị Hai nói với bác Kiệt: anh cứ làm đi (phá rào), nếu bị đi tù thì cả Nam Bộ sẽ nuôi. Câu này chính là câu bác Kiệt nói với bà Ba Thi, giám đốc công ty lương thực, năm 1979: chị cứ mua thóc theo giá thị trường đi, nếu bị đi tù thì tôi sẽ nuôi.". Tôi rất ấn tượng khi nghe câu này. Hồi đó ace cán bộ miền Nam trong lớp tôi học phê phán chính sách cấm chợ ngăn sông của bác Đỗ Mười ghê lắm nên cuối cùng sang năm 1985, chính sách này bị bãi bỏ. Tôi còn nhớ có bác chen ngang bình luận trong quá trình thảo luận ở tổ: "Đỗ Mười chứ Đỗ Một Trăm cũng phải bắn". Xem thêm bình luận của tôi trong bài: “Nguyễn Hà Phan – Bi hay hài”. Bác Phan viết di chúc như trong bài là đúng, vì nếu để nhà nước tổ chức tang lễ (sửa sai do cắt chức bác), biết đâu bác sẽ lại bị làm nhục như cụ Trần Độ (cũng là Phó chủ tịch Quốc hội) thì khó cho con cháu phải lên tiếng phản đối điếu văn của họ ngay trong lễ tang. Rồi các chữ nghĩa bị sửa, cắt xén, các dải băng đen trên các vòng hoa bị cắt, xé,... Rõ ràng bác Phan quá biết những điều bác Osin viết nên bác mới viết di chúc như vậy.

Lê Mạnh Hà, con nguyên Chủ tịch nước 
Lê Đức Anh, viết lời viếng bác Hà Phan

Huy Đức viết về Nguyễn Hà Phan
Nguyễn Hà Phan (1933-2019)
Huy Đức - 3-8-2019 - Trên mạng truyền đi “Lời Dặn Dò” này của ông Nguyễn Hà Phan. Không rõ thực hư thế nào (dù nét chữ rất giống). Ông Phan là Phó chủ tịch Quốc hội khóa IX, Bí thư TW đảng, Trưởng ban Kinh tế TW khóa VII. Tuy nhiên, sáng 17-4-1996, ông đã bị Trung ương khai trừ; cách hết các chức vụ trong đảng và tháng 10-1996, Quốc hội khóa IX đã bãi miễn cả chức vụ Phó chủ tịch và chức danh đại biểu của ông.
Ông Phan hẳn phải biết, trong hệ thống chính trị mà ông từng đạt đến “top 20” này, một khi đã bị “khai trừ” thì sẽ bị ngay chính hệ thống ấy đối xử không bằng thường dân. Làm gì có tổ chức nào tham gia ban lễ tang và báo, đài nào đưa tin nữa.



PS: Ông Nguyễn Hà Phan bị bãi miễn vào ngày 24-10-1996, nhằm vào ngày thứ Năm, trong khi báo Tuổi Trẻ lúc đó chỉ ra Ba – Năm – Bảy, nghĩa là vào sáng hôm sau Thanh Niên và các tờ nhật báo đã đưa. Lê Thọ Bình (Lê Đức Sảo) đã có bài phỏng vấn Phó chủ tịch Phùng Văn Tửu nói chi tiết “vụ án Nguyễn Hà Phan” nhưng báo chí chỉ được phép đưa một dòng theo thông cáo của QH.

Tuổi Trẻ không thể không đưa tin nhưng một tờ như Tuổi Trẻ lại không thể lặp lại tin các báo.

Trước đó, không ai để ý, trên đoàn chủ tịch Quốc hội có một chiếc ghế trống nhưng tới hôm sau bãi miễn ông Phan thì chiếc ghế này không còn. Tôi lẳng lặng quan sát và vào ngày thứ Bảy, 26-10-1996, tôi mở đầu bản tin trên Tuổi Trẻ, “Hôm qua, một chiếc ghế trên đoàn chủ tịch QH đã được cất đi. Đó là chiếc ghế của Phó chủ tịch Nguyễn Hà Phan, được bỏ trống từ đầu kỳ họp cho tới ngày 24-10-1996, ngày ông bị Quốc hội bãi miễn…”

R.I.P. ông.


PS2: Vì có rất nhiều thông tin nhiễu, tôi xin bổ sung: Ông Nguyễn Hà Phan bị kỷ luật là do khai báo ra các cơ sở nhóm của ông cắm trong lòng VNCH dẫn đến họ bị thủ tiêu gần hết [nhưng khi ra tù thì ông báo cáo tổ chức là hết sức kiên trung]. Có bị tố cáo nhưng không tìm thấy tài liệu chứng minh ông là "CIA cài lại". Ông Phan được đưa vào BCT một phần nhờ ủng hộ những nhà lãnh đạo bảo thủ "chống chệch hướng", tức là chống lại các chính sách cải cách. Ông Nguyễn Văn Linh, ông Lê Phước Thọ (6 Hậu) là người chống lưng ông Phan chứ không không phải "phát hiện ra "thẹo" như các câu chuyện li kỳ trên FB.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét