Từng chia sẻ với báo giới, ông Trường cho biết niềm vui lớn nhất của ông là hàng nghìn người dân Gia Viễn có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính đi vào hoạt động. “Có người đã đúc kết rất đúng rằng đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”, ông Trường nói. Đọc các đoạn văn trên thấy hơi xót xa, vì trong những lần về thăm Bái Đính, mình thường nói chuyện với người dân, nhất là lao động làm thuê hay chèo đò cho Xuân Trường, nghe họ than phiền rất nhiều vì bị Xuân Trường bóc lột thậm tệ, nhưng họ không còn con đường nào khác để sống ngoài làm thuê cho doanh nghiệp chuyên hút máu dân này.
01/06/2018 - Dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trúng thầu xây lắp với vốn đầu tư ban đầu 72 tỷ đồng, sau đó bị đội vốn thành 2.595 tỷ đồng, gấp 36 lần.
Ông chủ nhà thầu xây lắp dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ là ai?
Dự án Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình là chủ đầu tư và doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị trúng thầu xây lắp. Ảnh: Việt Linh. Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chi tiền vào các dự án bất động sản để bán nhà đất thu lời, lại đổ hàng nghìn tỷ để xây dựng các khu du lịch tâm linh. Một người xây lạc cảnh tại Đại Nam là ông Huỳnh Uy Dũng và người còn lại là ông Nguyễn Văn Trường, đại gia xây chùa Bái Đính tại Ninh Bình.
Ông Nguyễn Văn Trường cũng chính là Tổng giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, đơn vị trúng thầu xây lắp của dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê (dự án Sào Khê) đang gây tranh cãi tại Quốc hội những ngày qua.
Dự án do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với tổng vốn ban đầu 72 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, sau đó bị đội vốn thành 2.595 tỷ đồng, gấp 36 lần.
Đại gia Nguyễn Văn Trường là ai?
Ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại Ninh Bình và là một trong những doanh nhân được vinh danh trong "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế".
Ông cũng chính là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Hoa Lư (đơn vị vận hành khu du lịch Hoa Lư Ninh Bình); Giám đốc khách sạn Hoa Lư. Vị đại gia cũng tham gia vào nhiều hoạt động của giới doanh nhân như Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khóa V.
Tên tuổi của ông gắn liền với những dự án du lịch tâm linh trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nổi tiếng nhất phải kể tới Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình xây dựng năm 2006.
Đại gia Nguyễn Văn Trường, Tổng giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.
Cùng năm 2006, tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, Công ty Xây dựng Xuân Trường cũng chính là chủ đầu tư được chọn để triển khai dự án.
Với diện tích lớn, khu du lịch này bao gồm khu lòng hồ Tam Chúc, chùa Ba Sao, khu đón tiếp nghỉ dưỡng, sân golf 36 lỗ... Đây được xem là chuỗi quần thể nằm trong khu danh thắng Chùa Hương; Vân Long - Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Bái Đính, nằm trong trục du lịch tâm linh khu vực phía Bắc.
Từng chia sẻ với báo giới, ông Trường cho biết niềm vui lớn nhất của ông là hàng nghìn người dân Gia Viễn có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính đi vào hoạt động.
“Có người đã đúc kết rất đúng rằng đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”, ông Trường nói.
Trước đó, cuối năm 2015, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đề nghị Hải Phòng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp với tổng vốn đầu tư gần 9.800 tỷ đồng.
Ông chủ khu du lịch tâm linh 15.000 tỷ đồng
Nổi danh với Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, nhưng dự án lớn nhất của vị đại gia này lại nằm ở Thái Nguyên. Đó là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc với vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ xây tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2, có thể chứa được từ 5.000-10.000 người cùng lúc.
Hồ Núi Cốc, nơi đại dự án 15.000 tỷ của đại gia đất cố đô đang được triển khai.
Tuy nhiên, trong cuộc họp bàn về tình hình triển khai các dự án thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc mới đây của UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết sau 2 năm khởi công, siêu dự án này mới đang giải phóng mặt bằng và một số hạng mục.
Cụ thể, doanh nghiệp Xuân Trường đã ứng kinh phí phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 20 ha. Dự án cổng số 1 vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, sau khi được các cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng trong tháng 3.
Ngoài các dự án du lịch tâm linh, đại gia Xuân Trường cũng từng đầu tư vào các khu du lịch và dự án khác như hồ Đồng Chương; tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế; công viên văn hóa Tràng An. Ông cũng đã chi 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách 5 sao trên diện tích 20.000 m2, theo phong cách Á Đông cổ điển.
Dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ ở Ninh Bình Dự án Sào Khê tại Hoa Lư, Ninh Bình đội vốn gấp 36 lần gây tranh cãi trong Quốc hội về hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Toàn cảnh dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ gây tranh cãi ở Quốc hội
Được khởi công từ năm 2001 và đội vốn 36 lần, từ 72 tỷ lên gần 2.600 tỷ đồng nhưng đến nay, dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) vẫn trong tình trạng ngổn ngang.
Cần thanh tra dự án kênh 72 tỷ đội vốn lên 2.600 tỷ ở Ninh Bình
Đại biểu Quốc hội cho rằng dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn 36 lần ở Ninh Bình cần phải thanh tra làm rõ. Hiện dự án vẫn đang chậm trễ sau 17 năm triển khai, gây lãng phí lớn.
Hoàng Thanh
https://news.zing.vn/ong-chu-nha-thau-xay-lap-du-an-72-ty-doi-von-thanh-2600-ty-la-ai-post847424.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét