Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Chuyện gì đã xảy ra ở Malaysia?

Chuyện gì đã xảy ra ở Malaysia?
Kể từ khi không còn là thuộc địa Anh năm 1957, Malaysia đã luôn nằm dưới sự cai trị của đảng Liên minh (Parti Perikatan), và từ năm 1973, liên minh kế tục của đảng này là Barisan Nasional. Ông Mahathir là thủ tướng cao tuổi nhất thế giới. Khi ông còn nắm quyền, ông được ca ngợi đã đưa Malaysia thành nền kinh tế hiện đại. Trong lúc tranh cử, Mahathir nói bản thân ông từng làm thủ tướng năm nhiệm kỳ, nhưng ông tin rằng thủ tướng "không nên ở lâu quá". "Hai nhiệm kỳ là tốt," ông nói.
Image result for Mahathir Mohamad, 92 tuổi
Bác sĩ Mahathir Mohamad, 92 tuổi, cựu Thủ tướng Malaysia, vừa giành thắng lợi lịch sử trong cuộc bầu cử ở đất nước này.

Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO), chính đảng lớn nhất của Malaysia, là thành viên sáng lập của Barisan Nasional, và tiền thân là Liên minh.

Toàn bộ các thủ tướng trước nay của Malaysia đều là thành viên UMNO, gồm cả Mahathir Mohamad (1981-2003).

Nhưng tháng 2/2016, ông Mahathir Mohamad bỏ đảng UMNO, nói rằng đảng này đã "ủng hộ tham nhũng" dưới trướng Thủ tướng Najib Razak.

Mahathir Mohamad quyết định gia nhập liên minh các đảng đối lập có tên Pakatan Harapan.

Trước bầu cử ngày 9/5, đa số vẫn tin rằng Barisan Nasional tiếp tục chiến thắng mặc dù uy tín liên minh dưới thời Najib Razak đã giảm.

Nhưng kết quả chính thức cho thấy họ không giành đủ ghế tại quốc hội. Pakatan Harapan giành 113 trong 222 ghế, Barisan Nasional được 79, và đảng Hồi giáo PAS được 18.

Vì sao Barisan Nasional thua?

Vẫn là vì kinh tế. Chi phí đời sống đã tăng cao, chính phủ lại đặt ra thuế về hàng hóa và dịch vụ gây mất lòng dân.

Nhưng tham nhũng từ mấy năm qua trở thành vấn đề lớn nhất ở Malaysia.

Thủ tướng Najib Razak lập một quỹ đặc biệt để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nhưng những người liên quan bị cáo buộc tham ô.

Chính ông Najib bị cáo buộc bỏ túi 700 triệu đôla. Ông luôn bác bỏ sai trái, và được kết luận không có tội ở trong nước. Nhưng các nước khác như Mỹ vẫn đang điều tra ông và quỹ.

Mahathir Mohamad, từng là người bảo trợ cho Najib, đã lên án đồ đệ của mình.

Vào tháng Giêng, ông nói sẽ ra tranh cử, và sẽ chiến thắng "trừ phi Najib gian lận".

Trong cuộc bầu cử đã có nhiều tố cáo gian lận.

Chính phủ cũng lấy lý do "tin giả" và nhanh chóng thông qua luật tống giam những ai chia sẻ "tin giả". Một số người cho rằng đây là cách chặn miệng chỉ trích.
Sau bầu cử là gì?

Dự kiến ông Mahathir sẽ lên làm thủ tướng cao tuổi nhất thế giới.

Khi ông còn nắm quyền, ông được ca ngợi đã đưa Malaysia thành nền kinh tế hiện đại.

Nhưng ông cũng bị chỉ trích là tống giam người chống đối và duy trì sự thống trị của người Mã Lai Hồi giáo so với thiểu số người Hoa và Ấn.

Nay chống lại chính hệ thống ông từng giúp tạo dựng, Mahathir hứa hẹn sẽ có những cải tổ như hạn chế nhiệm kỳ lãnh đạo, bãi bỏ luật về hàng hóa và dịch vụ.

Trong lúc tranh cử, Mahathir nói bản thân ông từng làm thủ tướng năm nhiệm kỳ, nhưng ông tin rằng thủ tướng "không nên ở lâu quá".

"Hai nhiệm kỳ là tốt," ông nói.

Ông cũng nói rằng nếu trở thành thủ tướng lần nữa, ông sẽ chỉ tại vị "hai hoặc ba năm".

Một chính phủ mới, lần đầu tiên không thuộc phe Barisan Nasional, sẽ phải tìm cách kiểm soát bộ máy nhà nước, và đối diện câu hỏi về chính sách giúp đỡ cho cộng đồng Mã Lai trong các lãnh vực.

Một câu hỏi nữa là quan hệ từ nay giữa Mahathir Mohamad và cựu thù chính trị Anwar Ibrahim.

Anwar Ibrahim, nay 70 tuổi, từng là phó thủ tướng của Mahathir, cho đến năm 1998 khi ông bị cách chức, và sau đó tống giam 6 năm vì tội tham nhũng.

Sau một phiên tòa năm 2000, Anwar lại bị kết án thêm 9 năm tù.

Năm 2004 ông được tự do, không lâu sau khi Mahathir rời chức thủ tướng.

Anwar trở thành lãnh đạo phe đối lập nhưng rồi bị án tù 5 năm vào 2015.

Cuối năm 2016, Anwar và Mahathir cam kết sẽ hợp tác để đánh bại Najib.

Mahathir sau này thừa nhận ông đã sai khi sa thải Anwar và rằng việc để Najib lên làm thủ tướng là "sai lầm lớn nhất" của ông.

Mahathir hứa sẽ ân xá cho Anwar, để ông này có thể làm thủ tướng.

Nhưng không rõ liệu quan hệ tình thân nối lại giữa hai người sẽ kéo dài hay không.

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét