Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Giáo dục Việt Nam có ‘cao’ như lời Bộ trưởng Nhạ?

Giáo dục Việt Nam có ‘cao’ như lời Bộ trưởng Nhạ?
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác giáo dục tại Việt Nam, nêu lên ý kiến của mình: “Cái này là một cái điều mà ông Nhạ nói nhưng không dựa vào cơ sở nào cả? Tôi thấy từ ngày ông Nhạ lên thì xảy ra bao nhiêu chuyện rối rắm đáng ngại, đặc biệt là chuyện đạo văn, những vấn đề xử lý ở học đường, sự xuống cấp của đạo đức người thầy… bao nhiêu chuyện như vậy mà ông Nhạ lại tuyên bố như vậy với dân. Rõ ràng là nó không có sự hài lòng được vì khi một con tàu đang nguy kịch như thế mà người cầm lái có thể an nhiên tự tại, nhắm mắt lại nhìn sự việc để rồi nói một cách trái tai như thế là một điều đáng buồn”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Nghi ngại
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng “Đổi mới giáo dục của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao”
. Mức độ chính xác của phát biểu này đến đâu? Vì trong thực tế nhiều tiêu cực lên quan giáo dục Việt Nam liên tục xảy ra và chính truyền thông trong nước loan đi.

Ngày 11 tháng 5 năm 2018, trong khi trình bày báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.”

Ông Phùng Xuân Nhạ dẫn nguồn thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới vào trung tuần tháng ba rằng 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam.

Vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nói rõ Ngân hàng Thế giới đánh giá theo tiêu chí nào, nhưng báo cáo của ông bị nhiều người nghi ngại khi các vấn đề tiêu cực liên quan ngành giáo dục tiếp tục diễn ra.

Với tư cách của một người giảng dạy và căn cứ vào các thầy cô đã phê phán việc đổi mới của bộ giáo dục thời gian qua, chưa kể những vấn đề tiêu cực liên quan giáo dục xảy ra thời gian gần đây, thì tôi thật sự không tin lắm vào lời của ông Phùng Xuân Nhạ.

-GS. Phạm Minh Hoàng
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn, hiện đang sống tại Pháp, đưa ra những nghi vấn của mình liên quan báo cáo của ông Phùng Xuân Nhạ:

“Không chỉ có giáo dục mà các khía cạnh khác tại xã hội Việt Nam mà báo chí cũng thường hay nói được đánh giá cao, chẳng hạn như Việt Nam là nước đáng sống nhất thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ người hài lòng với cuộc sống rất là nhiều… tôi cũng đặt nghi vấn các vấn đề đó, tôi không hiểu nó có chính xác hay không, nhưng với tư cách của một người giảng dạy và căn cứ vào các thầy cô đã phê phán việc đổi mới của bộ giáo dục thời gian qua, chưa kể những vấn đề tiêu cực liên quan giáo dục xảy ra thời gian gần đây, thì tôi thật sự không tin lắm vào lời của ông Phùng Xuân Nhạ.”

Thầy Thuận, một giáo viên dạy môn Hóa học ở cấp phổ thông trung học tại Hà Nội cũng đưa ra quan điểm của mình:

“Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng các báo cáo của các Bộ trưởng tại Quốc hội thường mang tính chất của các bài hát, mà không hề có thực chất trong đó. Và cái báo cáo của ông Nhạ nó cũng nằm trong số những dạng báo cáo như vậy, những bản báo cáo được soạn ra cho nó đẹp, chứ nó không phản ánh đúng thực tế.”

Trong bản báo cáo trước quốc hội, ông Nhạ có nêu lên ví dụ về việc 4 trường đại học của Việt Nam được hội đồng giáo dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn, 2 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của các trường đại học khu vực Đông Nam Á, 5 trường có tên trong danh sách những trường “top” đầu của châu Á và 3 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars.

Một lớp học ở cấp tiểu học. (Ảnh minh họa) Courtesy moet.gov.vn
Tuy có dành một phần nhỏ trong bản báo cáo để nói về một số tồn tại hạn chế cần khắc phục, nhưng ông Bộ trưởng giáo dục lại không hề nhắc đến việc không có trường đại học nào của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 350 trường đại học hàng đầu châu Á của Times Higher Education được công bố vào tháng 2 năm 2018.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác giáo dục tại Việt Nam, nêu lên ý kiến của mình:

“Cái này là một cái điều mà ông Nhạ nói nhưng không dựa vào cơ sở nào cả? Tôi thấy từ ngày ông Nhạ lên thì xảy ra bao nhiêu chuyện rối rắm đáng ngại, đặc biệt là chuyện đạo văn, những vấn đề xử lý ở học đường, sự xuống cấp của đạo đức người thầy… bao nhiêu chuyện như vậy mà ông Nhạ lại tuyên bố như vậy với dân. Rõ ràng là nó không có sự hài lòng được vì khi một con tàu đang nguy kịch như thế mà người cầm lái có thể an nhiên tự tại, nhắm mắt lại nhìn sự việc để rồi nói một cách trái tai như thế là một điều đáng buồn. ”

Bị ràng buộc bởi hệ thống chính trị

Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng cho biết khi còn giảng dạy tại Việt Nam một năm trước đây thì ông có nghe về dự thảo đổi mới về giáo dục.

Một trong những cải cách là tích hợp các môn, như môn toán và lý sẽ dạy chung; môn công dân và sử sẽ dạy chung. Tuy nhiên ông cho biết dư luận, đặc biệt là các thầy cô đã phản ứng tương đối là tiêu cực về vấn đề này. Ông nói tiếp:

Họ không thấy cái yêu cầu cần thiết phải có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục Việt Nam thì mới cải tiến được. Cái sự nghi ngại, thiếu thiện chí vẫn còn tồn tại và tôi thấy không giảm đi theo thời gian.

-GS Nguyễn Đăng Hưng
“Các thầy cô tin rằng việc tích hợp các môn như vậy là không thể nào thực hiện được, bởi vì một người không thể đảm nhiệm ba hay bốn môn được. Tôi xin lỗi chứ các thầy cô thậm chí còn đưa ra lời thách thức ông Bộ trưởng cũng như một số thầy cô giáo đã biên soạn ra cái chương trình mới này, thách thức họ dạy thử coi. Tôi nhớ không lầm là 60 hay 70 % thầy cô giáo hay hơn nữa không đồng tình với việc đổi mới này. Thì ngày hôm nay nói thế giới đánh giá cao việc đổi mới giáo dục của Việt Nam thì tôi cũng rất là ngạc nhiên.”

Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng và một số đồng nghiệp trong Hội giáo chức Chu Văn An, Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là không biết các vấn đề tiêu cực ấy hay giải pháp, nhưng họ có những ràng buộc trong hệ thống chính trị không cho phép họ cải cách sâu rộng, cải cách từ trong gốc ra.

Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khi còn tại chức từng phát biểu trước báo chí rằng: “Ý kiến của các chuyên gia, các Việt Kiều ở nước ngoài rất là quan trọng bởi vì họ có những cái nhìn khác với cái nhìn trong nước, cho nên họ có thể phản biện chúng ta, để chúng ta tránh những sai sót trong khi thực hiện đổi mới, để việc đổi mới được thuận lợi và hiệu quả hơn.”

Việc thu hút nhân tài Việt Kiều có thực sự diễn ra như lời Cựu Thứ trưởng Bùi Văn Ga? Nhận định về điều này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu lên kinh nghiệm của mình:

“Cả chục năm nay nền giáo dục Việt Nam không cải tiến được bao nhiêu. Đối với những người Việt Kiều có lòng về Việt Nam để góp phần tham gia thì gặp những cái khó khăn chung mà lý do của nó thì có nhiều lắm. Thứ nhất cái nhìn thiển cận của người quản lý, họ không thấy cái yêu cầu cần thiết phải có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục Việt Nam thì mới cải tiến được. Cái sự nghi ngại, thiếu thiện chí vẫn còn tồn tại và tôi thấy không giảm đi theo thời gian.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng cho biết hiện chưa có gì khởi sắc rõ ràng về việc níu kéo và giữ chân người trí thức quốc tế hay Việt Kiều về tham gia giảng dạy để cải tiến nền giáo dục.

RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét