Tại sao không công khai sức khỏe của Chủ tịch nước?
13/11/2017 - 1(PLO)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Bùi Đặng Dũng đã đặt câu hỏi như vậy tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều nay, 13-11, về dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước. "Liên quan đến chuyện sức khỏe của đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tại sao không công khai cho cử tri, nhân dân cả nước biết mà để cho mạng thông tin nói cực kỳ xấu...”.
ĐBQH Bùi Đặng Dũng.
Cho ý kiến về dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước, ông Dũng dẫn câu chuyện phát hiện nhiều tài liệu mật tại một cơ sở đồng nát, sau truy ra mới biết “tài liệu chui ra từ Quốc hội”. “Tôi muốn nói chuyện đã xảy ra ở cơ quan Quốc hội, chắc chắn nhiều cơ quan khác của chúng ta cũng có tình trạng như vậy” - ông Dũng nói và nhấn mạnh hiện có sự xem nhẹ trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Đồng thời, ông Dũng cũng đề nghị làm đầy đủ các khái niệm thế nào là bí mật nhà nước. Đại biểu này đặt câu hỏi: “Sức khỏe lãnh đạo Đảng và Nhà nước của ta có phải bí mật không? Nếu như bí mật nhà nước thì ta phải thực hiện theo đúng tính chất của bí mật nhà nước. Còn không phải bí mật nhà nước thì chúng ta phải công khai. Liên quan đến chuyện sức khỏe của đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tại sao không công khai cho cử tri, nhân dân cả nước biết mà để cho mạng thông tin nói cực kỳ xấu...”.
Ông Dũng lý giải sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống của con người. Theo ông, một người ở 60 tuổi rồi thì không tránh khỏi có bệnh tật và cho rằng phải có biện pháp để xử lý những thông tin như vậy. “Tôi nghĩ chuyện thông tin chúng ta xử lý rất kém, đến khi hình ảnh Chủ tịch nước rạng ngời, mạnh khỏe mới đập tan mọi dư luận phản tuyên truyền. Như chúng ta thấy hình ảnh vừa rồi tại APEC rất tuyệt vời” - ông nói.
Ông Dũng đề nghị không nên cái gì cũng quy chụp là bí mật vì làm thế sẽ rất khó quản lý và không cảnh giác được chuyện lộ mật. “Đến kỳ đại hội, muốn nắm thông tin cứ ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có người phán kinh lắm đợt này ông này làm vị trí này, vị trí kia. Khổ! Họ nói xong lại trúng chứ, cứ như thánh phán ấy! Rõ ràng về mặt tổ chức, nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước. Lộ ở đâu ra, tự chúng ta làm lộ đó chứ” - ông Dũng nói.
Vị đại biểu này cũng đặt câu hỏi dự luật này có điều chỉnh những việc ấy không và ngoài lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… thì luật có điều chỉnh các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường… không?
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cùng nội dung dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho hay những gì liên quan đến lợi ích quốc gia chưa công khai thì phải bảo mật. Có thể những vấn đề hôm nay là bí mật quốc gia nhưng ngày mai không phải là bí mật vì đã được xử lý.
“Quan trọng là mọi người dân đều hiểu ranh giới đó để vận dụng vào thực tiễn, tránh trường hợp không biết đâu là bí mật cần phải bảo vệ, đâu là vi phạm cần phải tránh” - tướng Tô Lâm nói.
Vẫn theo Thượng tướng Tô Lâm, Việt Nam đang trong quá trình công khai, minh bạch, mọi người dân phải được biết, được làm chủ, tiếp cận thông tin. Vì vậy phải làm sao hài hòa. Hoạt động của Nhà nước phải được nhân dân giám sát.
“Nếu tất cả đưa vào bí mật nhà nước hết thì không có tác dụng gì để minh bạch thông tin, quản lý và huy động được sự đóng góp của người dân đối với quản lý xã hội” - Bộ trưởng Công an cho hay.
Đồng thời, ông Dũng cũng đề nghị làm đầy đủ các khái niệm thế nào là bí mật nhà nước. Đại biểu này đặt câu hỏi: “Sức khỏe lãnh đạo Đảng và Nhà nước của ta có phải bí mật không? Nếu như bí mật nhà nước thì ta phải thực hiện theo đúng tính chất của bí mật nhà nước. Còn không phải bí mật nhà nước thì chúng ta phải công khai. Liên quan đến chuyện sức khỏe của đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tại sao không công khai cho cử tri, nhân dân cả nước biết mà để cho mạng thông tin nói cực kỳ xấu...”.
Ông Dũng lý giải sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống của con người. Theo ông, một người ở 60 tuổi rồi thì không tránh khỏi có bệnh tật và cho rằng phải có biện pháp để xử lý những thông tin như vậy. “Tôi nghĩ chuyện thông tin chúng ta xử lý rất kém, đến khi hình ảnh Chủ tịch nước rạng ngời, mạnh khỏe mới đập tan mọi dư luận phản tuyên truyền. Như chúng ta thấy hình ảnh vừa rồi tại APEC rất tuyệt vời” - ông nói.
Ông Dũng đề nghị không nên cái gì cũng quy chụp là bí mật vì làm thế sẽ rất khó quản lý và không cảnh giác được chuyện lộ mật. “Đến kỳ đại hội, muốn nắm thông tin cứ ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có người phán kinh lắm đợt này ông này làm vị trí này, vị trí kia. Khổ! Họ nói xong lại trúng chứ, cứ như thánh phán ấy! Rõ ràng về mặt tổ chức, nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước. Lộ ở đâu ra, tự chúng ta làm lộ đó chứ” - ông Dũng nói.
Vị đại biểu này cũng đặt câu hỏi dự luật này có điều chỉnh những việc ấy không và ngoài lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… thì luật có điều chỉnh các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường… không?
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Cùng nội dung dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho hay những gì liên quan đến lợi ích quốc gia chưa công khai thì phải bảo mật. Có thể những vấn đề hôm nay là bí mật quốc gia nhưng ngày mai không phải là bí mật vì đã được xử lý.
“Quan trọng là mọi người dân đều hiểu ranh giới đó để vận dụng vào thực tiễn, tránh trường hợp không biết đâu là bí mật cần phải bảo vệ, đâu là vi phạm cần phải tránh” - tướng Tô Lâm nói.
Vẫn theo Thượng tướng Tô Lâm, Việt Nam đang trong quá trình công khai, minh bạch, mọi người dân phải được biết, được làm chủ, tiếp cận thông tin. Vì vậy phải làm sao hài hòa. Hoạt động của Nhà nước phải được nhân dân giám sát.
“Nếu tất cả đưa vào bí mật nhà nước hết thì không có tác dụng gì để minh bạch thông tin, quản lý và huy động được sự đóng góp của người dân đối với quản lý xã hội” - Bộ trưởng Công an cho hay.
TRỌNG PHÚ
http://plo.vn/thoi-su/tai-sao-khong-cong-khai-suc-khoe-cua-chu-tich-nuoc-739352.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét