Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Cụ Hồ trăng trối điều gì lúc lâm chung?

Chao ôi, sao lại có một cụ già lâm chung trong vật vã đau khổ và cô đơn như vậy được ! Thương cho cụ là cụ không biết đám quần thần không thực hiện đúng di chúc của cụ về hỏa táng thân xác cụ, mà thay vào đó, chúng làm đủ thứ trên thân xác cụ để bảo quản lâu dài.
Cụ Hồ trăng trối điều gì lúc lâm chung?
Lịch sử Việt Nam hiện đại có một lỗ trống rất to: Cụ trăng trối điều gì? Hiện nay có rất nhiều người tò mò về cuộc đời của Cụ Hồ, nhưng tài liệu chính thống do nhà nước công bố quá ít. Bất cứ tài liệu gì về cuộc đời Cụ đều cần, điều kiện tiên quyết là tài liệu phải có độ tin cậy cao. (Chúng tôi không bàn đến những tài liệu về đời tư của Cụ khắp trên mạng internet vì không có bằng chứng, nhân chứng. Những tài liệu đó được nhà cầm quyền gọi là “tài liệu bôi nhọ xuyên tạc”).

Một trong những điều mọi người muốn biết về cuộc đời Cụ HCM là phút lâm chung trong ngày 2 tháng 9 năm 1969. Cụ Hồ trăng trối điều gì với các đồng chí gần gũi như người thân của Cụ, đặc biệt là với hậu thế chúng ta ?


Một người như Cụ, chắc chắn trước khi từ giã cõi đời phải có nhiều người ở bên cạnh, tập trung cao độ chờ từng biểu hiện nhỏ từ Cụ, để xem Cụ nói gì mà còn ghi lại, không được thiếu một chữ. Bên cạnh đó, đáp ứng tối đa nhu cầu cuối cùng của một người thân sắp đi xa mãi mãi.

Không có hồi ký, tài liệu khác của những người gần bên Cụ phút lâm chung. Không ai kể lại phút lâm chung Cụ dặn dò gì. Các nhà làm sử hiện đại lấy cái gì viết tiểu sử, chẳng lẽ bỏ trống, chẳng lẽ chỉ có một bản Di chúc tam sao thất bổn Cụ đã khởi viết từ hơn  ba năm trước, sửa chữa nhiều lần và hai lần công bố khác nhau ?

May quá, vẫn có  ông Vũ Kỳ- một nhân chứng trong phút lâm chung kể lại cho nhạc sĩ Trần Hoàn nghe, được tái hiện “không sót một chữ” trong một ca khúc nổi tiếng.

Ca khúc đó nay trở thành sử liệu quí độc nhất vô nhị. “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. (Bài hát sau đó nằm trong cụm tác phẩm của Trần Hoàn được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật).

Chúng tôi đọc được Tư liệu trên do nhà văn Tạ Duy Anh (tác giả tiểu thuyết “Bước qua lời nguyền” nổi tiếng) viết trên trang blog của nhà văn Trần Nhương.

Đây là trích đoạn nói về phút lâm chung của Cụ (chúng tôi in đậm và tô màu để lưu ý):
“Chuyện kể rằng trước lúc người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ. Bác đành nằm yên.

Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu ví. Nhớ làng Sen từ thủa ấu thơ. Mà xung quanh vẫn lặng như tờ. Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi… Bác muốn nghe một câu hò Huế, bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền. Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim. Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca. Trước lúc đi xa, qua bên kia bầu trời Người muốn đem tận vô cùng. Bài ca đất nước theo Bác đến mênh mông.

Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, bước vào gần Bác.

Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê. Rằng "người ơi người ở đừng về". Bác nhìn em rơm rớm hàng mi”.
(…)

Phải chăng nhạc sĩ hư cấu ? Chao ôi, sao lại có một cụ già lâm chung trong vật vã đau khổ và cô đơn như vậy được !

                             Nhạc sĩ Trần Hoàn với “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

Nhạc sĩ không hư cấu, đây bài báo: Nhạc sĩ Trần Hoàn với “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của Hoàng Thu Phố, đăng trên báo Đại Đoàn Kết số ra ngày mùng 2 tháng 9 năm 2013 sẽ không ai nghi ngờ nữa:

Sinh thời nhạc sĩ Trần Hoàn không có nhiều dịp được gần Bác Hồ nhưng hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc luôn in đậm trong trái tim ông. Tình cảm ấy luôn thôi thúc người nhạc sĩ rút ruột gan mình giống như con tằm nhả tơ làm kén. Năm 1989, một lần nằm trong bệnh viện Việt Xô chữa bệnh cùng với đồng chí Vũ Kỳ - thư kí riêng của Bác, nhạc sĩ Trần Hoàn được đồng chí Vũ Kỳ kể lại cho nghe một câu chuyện xúc động.

Nội dung câu chuyện được nhạc sĩ chuyển tải nguyên vẹn trong ca từ của bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, không hư cấu hay thêm bớt một chi tiết nào cả (chúng tôi nhấn mạnh). Bài hát giống như một lời dặn của người Cha già trước lúc đi xa, mong cho con cháu mãi yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Về bài hát này, lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Hoàn cho biết, ông muốn khai thác chất liệu dân ca để bài hát có thêm sức sống, đồng thời vận dụng thể loại ba lát để truyền tụng lại một câu chuyện đã xảy ra một cách chân thực (nhà báo in đậm nhấn mạnh, chúng tôi tô màu). Lời bài hát chỉ nhẹ nhàng, mộc mạc, giai điệu giống như lời thủ thỉ tâm tình nhưng lại gây được hiệu quả rất lớn. Và nhạc sĩ đã rất thành công với phong cách này.

Người nghe ấn tượng sâu sắc với "Lời Bác dặn trước lúc đi xa” qua giọng ca trứ danh của các nghệ sĩ nhân dân như Thu Hiền, Thanh Hoa… Có người còn cho rằng chính nhạc sĩ Trần Hoàn đã hát cùng nghệ sĩ Thanh Hoa, rất thành công, trong lần ra mắt đầu tiên của bài hát tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Khi đó, nhạc sĩ vừa đàn vừa hát trước anh em cựu học sinh Quốc học Huế. Cũng chính tại đây nhạc sĩ còn được đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Tố Hữu rất khen ngợi”  (Hết trích Đại Doàn Kết)

LỜI BÀN CỦA NGƯỜI YÊU SỬ HỌC

Vậy là, có thể yên tâm những gì nhạc sĩ kể lại, qua lời một bài hát, thật trăm phần trăm (Nếu ông Vũ Kỳ bịa ra, thì vẫn còn lời xác nhận của các cụ Võ Nguyên Giáp và Tố Hữu những người gần gũi Cụ lúc lâm chung, trên báo Đại Đoàn Kết thuật lại như trên).

(Ngoài ra, trên báo Tinnhac.com, nhà báo Hoàng Cúc khẳng định: “Không hư cấu và thêm bớt bất kỳ 1 chi tiết nào, cũng không hô hào khẩu hiệu để ca ngợi Bác, nội dung câu chuyện xúc động và thấm đẫm tình người ấy đã được nhạc sĩ Trần Hoàn truyền tải trọn vẹn trong ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”).

Hai lần trước Cụ yêu cầu nghe hát, không ai trả lời (có lẽ người thân vắng mặt hoặc ngủ say, chỉ có thư ký Vũ Kỳ chứng kiến, cũng không đáp lời Cụ).

Lần thứ ba, một em gái nhỏ (?) bước vào hát cho Cụ nghe bài quan họ.

Vậy là trước khi nhắm mắt, Cụ Hồ không có cơ hội dặn lại điều gì ? Nếu có dặn thì chỉ em gái nhỏ ấy nghe được (tất nhiên người thứ 2 là ông Vũ Kỳ kể lại cho nhạc sĩ nghe, nay cả hai đều đã qua đời, để lại bài hát), như tên của bài hát nói rõ “lời Bác dặn…”. Phút chót, Cụ khóc vì cô đơn, đau buồn tột độ, khóc không ra tiếng (Bác nhìn em rơm rớm hàng mi).

Giới sử học nhất thiết phải tìm ra “em gái nhỏ” hiện nay ở đâu để biết “lời dặn cuối cùng” của nhân vật lịch sử. Nên nhờ đài VTV, báo Nhân Dân thông báo rộng rãi trong ngoài nước.
Em gái nhỏ ơi, giờ này em ở đâu ? Em mang theo một “lời dặn dò mang tính lịch sử” quan trọng của nước Việt Nam ta đấy.

Các nhà làm sử và lớp con cháu hậu thế chắc chắn sẽ không thể bỏ qua tư liệu có một không hai này khi nghiên cứu về Cụ (ý kiến nhà văn Tạ Duy Anh).

Người viết sử rất cần bằng chứng.

CÓ một dị bản về phút lâm chung của Cụ còn được kể trên báo Quân đội Nhân dân điện tử với  bài “Ba lần Bác cười trước lúc đi xa”. Kể rằng: Một y tá Trung Quốc được cho là cận kề với cụ HCM trước lúc lâm chung, "Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người." (cô y tá này kể trên báo chí Trung Quốc, chúng tôi chưa kiểm chứng được nên không tính). 

Tôi vào link báo QDND kiểm chứng thì bài đã bị xoá.

Vậy thì, giả thuyết  y tá Trung Quốc hát bài ca TQ vào phút lâm chung của Cụ không còn bằng chứng. Vậy thì gác lại.

Chỉ còn ca khúc của Trần Hoàn vẫn tồn tại.
Các nhà viết sử hãy tạm bằng lòng với bằng chứng này thôi.
Lịch sử Việt Nam hiện đại có một lỗ trống rất to: Cụ trăng trối điều gì?

Phùng Hoài Ngọc

Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Sơn nữ ca (1948), Tìm em, Lời người ra đi (1950), Lời Bác dặn trước lúc đi xa (1998), Thăm Bến nhà rồng (1990), Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm... Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.

Tran Hoan.JPG


Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huếhát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.

Năm 1935 Trần Hoàn theo học tại Quốc học Huế. Ông tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình. Trần Hoàn tham gia kháng chiến, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo các tổ chức văn hóa của đảng, đầu tiên là Đoàn phó đoàn tuyên truyền văn nghệ Trung bộ và Liên khu IV. Năm 1948, Trần Hoàn được kết nạp vào đảng. Từ 1948 đến 1956, phụ trách công tác văn hóa văn nghệ Liên khu IV, Liên khu III, khu Tả ngạn.
Năm 1956 ông về làm giám đốc Sở Văn hóa Thành phố Hải Phòng. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hóa của thành phố Cảng. Là một trong những cán bộ đầu tiên tham gia tiếp quản thành phố và là Giám đốc đầu tiên của Sở VHTT Hải Phòng 10 năm. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân theo cách mạng, xây dựng đời sống mới, xây dựng chính quyền bằng các hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật có hiệu quả.

Trần Hoàn còn là nhà quản lý có nhiều công lao gây dựng, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ phát triển trong hoàn cảnh thành phố còn thiếu thốn và khó khăn nhiều mặt. Ông cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng, tổ chức Hội văn nghệ Hải Phòng. Cuối năm 1963, Đại hội văn nghệ Hải Phòng lần thứ nhất, Chi hội trưởng là nhà văn Nguyên Hồng và Chi hội phó là Trần Hoàn. Với cương vị Giám đốc Sở ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi hội văn học nghệ thuật Hải Phòng lúc sơ khai như mở các lớp viết văn, làm báo, hướng dẫn, bồi dưỡng cây bút trẻ.
Năm 1964 ông trở lại chiến trường Bình Trị Thiên với bút danh Hồ Thuận An, thời gian này ông sáng tác những bài hát như Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng, Lời ru trên nương...
Sau 1975, Trần Hoàn là trưởng Ty Thông tin Bình Trị Thiên.
Năm 1983, ông được điều động tham gia Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, giữ chức trưởng ban tuyên huấn, sau đó là Phó Bí thư Thành ủy. Đại hội Đảng lần thứ VI ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ thông tin và sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (1987 - 1996) và đến Đại hội VII của Đảng ông được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Từ 7/1996, giữ chức Phó trưởng Ban văn hóa tư tưởng Trung ương, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Những sáng tác của Trần Hoàn khá phong phú, từ những ca khúc thời kỳ đầu mang tính trữ tình như Sơn nữ ca, Lời người ra đi... cho tới những bài hát Lời ru trên nương, Tình ca mùa xuân, Nắng tháng Ba, Một mùa xuân nho nhỏ... và mang đậm chất dân ca như Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa...
Trần Hoàn còn là một trong những người có liên quan ít nhiều tới vụ Nhân văn - Giai phẩm và nhiều người cho rằng ông đã trực tiếp đánh nhạc sĩ Văn Cao.
Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003, ở Hà Nội

5 nhận xét:

  1. Nơi hấp hối của lãnh tụ mà lại có em gái nhỏ! Em gái có mặt ở đây để làm gì? Từ đâu đến? Con cái nhà ai? Một nơi canh gác nghiêm ngặt như thế chả lẽ không ai biết được tung tích bé gái đó sao? Hay từ Khâm Thiên vào nên né tránh?

    Trả lờiXóa
  2. Lúc ông Hồ mất , Ông Trần Hoàn còn chưa có chức danh gì . Năm 1989 mới viết bài “ Lời Bác dặn trước lúc đi xa “ khi đã là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin , lúc này bài viết nào mà chẳng được thổi vống lên của đám nịnh hót vốn rất đông ( Cũng như Tố Hữu trước đó ) . Rồi giải thưởng nọ kia nhặng xị cả lên . Nghe lại lời bài hát này cũng chẳng có lời dặn nào của ông cụ cả , kết thúc bài hát chỉ có đoạn nhắc về ….Di chúc . Hết . Nói thật là ông TH đã trúng đậm , Ông TH chỉ ăn theo ông Vũ kỳ thôi còn dân thì luôn bị ăn bánh vẽ mù mờ bí hiểm ( như khủng long hồ Loc lech chẳng hạn )
    Để so sánh . Chuyện của bác sỹ người TQ có lý hơn , vì ông cụ rất tin người tàu , các đoàn bác sỹ đến từ TQ do Chu Ân Lai đích thân chỉ định là có thật , các bác sỹ viện 108 đã bó tay . com nên việc bác sỹ TQ điều trị cũng là bình thường ở thời điểm đó .
    Ông cụ vốn thạo tiếng tàu , nên nghe bài hát TQ cũng dễ hiểu , vì lúc đó làm gì có “ Em gái nhỏ “ Việt Nam nào có thể vào nơi ấy được . Mà vào để làm gì chứ . Ai cho vào .
    Vì vậy tình tiết cô y tá TQ hát bài hát ( Tất nhiên là tiếng tàu ) khi được đề nghị là hợp lý . Bài hát ấy là bài “ Ra khơi nhờ tay lái vững “ (https://www.youtube.com/watch?v=P5DgiwnO-4A ) ở TQ lúc đó rất nhiều người biết trong đó có cô y tá này . Biết gì hát nấy thôi , về sau mới chính trị hóa thêm vào cho xứng với “ Tầm “ lãnh tụ .

    Trần vân

    Trả lờiXóa
  3. Giờ phút hấp hối của lãnh tụ được sùng bái là Cha già dân tộc mà lại không có ai túc trực lại đột ngột xuất hiện một em gái nhỏ! Em gái này là ai, có mặt ở đây để làm gì? Từ đâu đến? Con cái nhà ai? Một nơi canh gác nghiêm ngặt như thế chả lẽ không ai biết được tung tích bé gái đó sao? Hay có gì khuất tất nên né tránh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoạt động CM ở tàu , sang táu nghỉ dưỡng 1 năm 2 lần , ốm đau nhờ tàu chạy chữa , chết lại nghe bài hát tàu . Nhất cụ rồi còn gì .

      Xóa