Kêu gọi đổi mới lần 2, mở màn cho trận chiến trong Đảng
Giữa lúc Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương bàn về việc “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế tư nhân” định hướng đến năm 2025, thì ngày 19/2, báo Công An Nhân dân (CAND) có bài viết của Tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với tựa đề “nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai” được coi là một bước thay đổi về “quan điểm cải cách và dân chủ”, lần đầu tiên xuất hiện trên cơ quan ngôn luận của ngành công an. Nhà báo Nguyễn An Dân nói với VOA rằng bài báo của ông Lê Kiên Thành cho thấy “lực lượng công an đang kêu gọi đổi mới.”Bài báo của Tiến sĩ Lê Kiên Thành trên trang An Ninh Thế giới của Công An Nhân dân. (Ảnh chụp từ CAND)
Theo nhà báo độc lập và blogger nổi tiếng Nguyễn An Dân, báo Công An Nhân dân trước nay luôn có nhiều bài viết phê bình, chỉ trích các quan điểm cải cách và dân chủ từ trong Đảng ra đến nhân dân, “thế mà hôm nay cũng đã đăng 1 bài viết thúc đẩy ‘đổi mới 2’.” Nhà báo Nguyễn An Dân nói với VOA rằng bài báo của ông Lê Kiên Thành cho thấy “lực lượng công an đang kêu gọi đổi mới.”
“Bài báo này đưa ra trong tình hình hiện nay thì, thứ nhất, nó chỉ rõ lực lượng nào là lực lượng kêu gọi đổi mới, trong đó là có lực lượng công an. Vì tờ báo Công an Nhân dân là cơ quan ngôn luận của ngành công an.
Thứ hai, đối với xã hội, thì nó cho thấy xu hướng đề kháng lại ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, đó là xu hướng cần phải được thúc đẩy ở trong Đảng.”
Cũng theo ông Dân, đứng đầu ngành công an hiện nay là tướng Tô Lâm, đứng đầu lực lượng vũ trang hiện nay là chủ tịch nước Trần Đại Quang, là 2 người có xu hướng "thân Mỹ" bên cạnh một số ủy viên Bộ Chính trị khác, thế nên việc ngành công an “bắt đầu chuyển hóa là điều tôi không ngạc nhiên.” Ông Dân lý giải vì sao có xu hướng này:
“Vì rõ ràng rằng ông Lê Kiên Thành là con của ông Lê Duẩn. Bản thân ông Lê Duẩn chỉ vì chống lại một số sách lược bành trướng của Trung Quốc nên sau khi ông Lê Duẩn mất thì những người con của ông ta không được lên cao trong hàng ngũ của Đảng. Thành ra khi ông Lê Kiên Thành được cất lên lại tiếng nói thì chúng ta phải hiểu rằng đây là tiếng nói đại diện cho một xu hướng trong Đảng, chứ không phải cho cá nhân ông Lê Kiên Thành.”
Trên trang Facebook, nhà báo độc lập Nguyễn An Dân viết: “Việc báo CAND đăng bài này của ông cũng không có gì lạ, vì một người em của ông là thiếu tướng Lê Kiên Trung cũng đang là Tổng cục phó Tổng cục an ninh II”, còn gọi là tổng cục an ninh bảo vệ Đảng.
Trong bài “Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần hai”, ông Lê Kiên Thành cho rằng cuộc đổi mới lần 1 năm 1986 không phải là đổi mới, “những việc chúng ta làm không phải là đổi mới… mà chỉ là tự cho phép mình làm những điều mà vì lý do gì đó mình đã không dám làm, vì lý do gì đó, mình đã tự cấm đoán mình.”
Ông Thành cũng nhìn nhận rằng “chủ nghĩa tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra Chủ nghĩa Tư bản” (CNTB) và “hiểu theo cách đó, thì thừa nhận kinh tế thị trường và cho phép nó tồn tại cũng có nghĩa là chúng ta cho phép sự tư hữu, nghĩa là cho phép CNTB hàng ngày hàng giờ nảy sinh trong lòng đất nước XHCN này.”
Nhận định về vai trò của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Thành viết: “qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất…DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền kinh tế thị trường của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.”
Về con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, ông Thành thừa nhận một sự thật mà ít đảng viên nào dám nói công khai trước đây: “trong khi nhiều nước CNTB đang tự hoàn thiện mình và thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất xấu xí nhất của họ, thì đất nước chúng ta giờ lại đang giữ trong lòng mình những gì xấu xí nhất của CNTB trước đây, cộng hưởng với những tiêu cực do định hướng XHCN chưa rõ ràng đưa lại.”
Ông Thành đánh giá rằng chính nhóm lợi ích là rào cản của cuộc đổi mới lần 2: “Nhưng đến hôm nay, chính một bộ phận trong lực lượng này có lẽ sẽ không sẵn sàng cho đổi mới nữa, vì với những cơ chế đang tồn tại này, nhờ sự bất cập của họ mà họ đã có trong tay rất nhiều lợi ích. Và tôi e rằng họ chính là những người sẽ ngăn cản đổi mới, vì đổi mới sẽ khiến cho nhóm lợi ích của họ bị thiệt thòi. Đổi mới sẽ khiến những lợi ích mà họ có được nhờ những kẽ hở của xã hội sẽ vì thế mà mất đi.”
“Đổi mới lần này, chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ cơ chế quản lý hiện giờ. Vì lẽ đó, lực lượng hưởng ứng tích cực cuộc đổi mới lần 2, tôi tin là sẽ ít hơn 30 năm trước, sẽ khó khăn hơn 30 năm trước, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ sẽ được ủng hộ.”
Theo cách lý giải của nhà báo Nguyễn An Dân, con số 1/3 mà ông Thành đề cập là một bộ phận bảo thủ trong đảng, chiếm tỷ lệ chừng 1/3 tổng số đảng viên. Ông An Dân nói nhóm bảo thủ chiếm giữ lợi ích chính trị và kinh tế, đã và đang chống lại nhóm đổi mới 2, một nhóm có lực lượng kém hơn nhóm bảo thủ về cả thế và quyền.
Rõ ràng bài viết của ông Thành mang một thông điệp đổi mới: “đây là thời điểm mà chúng ta phải nghiêm túc nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ 2 - và cuộc đổi mới này - giống như 30 năm trước cũng sẽ phải là mệnh lệnh!..Tôi mơ ước rằng, tôi sẽ được chứng kiến cuộc đổi mới lần thứ hai của đất nước trước khi quá muộn, với cả cá nhân tôi và với cả dân tộc này.”
Ngoài ra ông Thành còn đề cập vấn đề “không dân chủ” trong bầu cử và chậm thông qua luật biểu tình. Nhà báo An Dân đánh giá vấn đề này như sau:
“Nhưng mà lần này một tờ báo của ngành công an mà đưa nội dung này vô thì chúng ta có thể hiểu rằng là rất nhiều khả năng là 3 năm sau, chính ngang công an họ sẽ thúc đẩy luật biểu tình. Luật biểu tình này ra đời sẽ có lợi cho phe chuyển hóa ở trong Đảng, cũng như nó có lợi cho xu hướng dân chủ trong xã hội.”
Nhà báo An Dân cho VOA biết khả thành thành công của cuộc chuyển hóa trong Đảng lần này theo quan điểm của ông như sau:
“Bản thân ông Lê Kiên Thành là một đảng viên, em trai của ông là thiếu tướng Lê Kiên Trung, đang là phó tổng cục trưởng cục 2. Tôi không nghĩ tờ CADN dám đăng bài này nếu không có sự bật đèn xanh từ phía ông Trần Đại Quang hoặc ông Tô Lâm. Chúng ta thấy rõ là bây giờ xu hướng diễn biến và chuyển hóa là xu hướng diễn ra theo quy luật. Đảng vẫn lo lắng vấn đề đó, nhưng Đảng phải chấp nhận. Như ông Thành nói: hiện giờ có 1/3 chống đổi mới, nó ít, nhưng nó ở thượng tầng. Ông Thành nói dù có trả giá, dù có hy sinh thì cũng phải đưa cuộc đổi mới này thành công.”
Nhà báo An Dân nhận định trên Facebook rằng khi bài báo “Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần 2” xuất hiện trên báo CAND chính là lúc “trận chiến trong Đảng đã bắt đầu.”
(VOA)
Cũng theo ông Dân, đứng đầu ngành công an hiện nay là tướng Tô Lâm, đứng đầu lực lượng vũ trang hiện nay là chủ tịch nước Trần Đại Quang, là 2 người có xu hướng "thân Mỹ" bên cạnh một số ủy viên Bộ Chính trị khác, thế nên việc ngành công an “bắt đầu chuyển hóa là điều tôi không ngạc nhiên.” Ông Dân lý giải vì sao có xu hướng này:
“Vì rõ ràng rằng ông Lê Kiên Thành là con của ông Lê Duẩn. Bản thân ông Lê Duẩn chỉ vì chống lại một số sách lược bành trướng của Trung Quốc nên sau khi ông Lê Duẩn mất thì những người con của ông ta không được lên cao trong hàng ngũ của Đảng. Thành ra khi ông Lê Kiên Thành được cất lên lại tiếng nói thì chúng ta phải hiểu rằng đây là tiếng nói đại diện cho một xu hướng trong Đảng, chứ không phải cho cá nhân ông Lê Kiên Thành.”
Trên trang Facebook, nhà báo độc lập Nguyễn An Dân viết: “Việc báo CAND đăng bài này của ông cũng không có gì lạ, vì một người em của ông là thiếu tướng Lê Kiên Trung cũng đang là Tổng cục phó Tổng cục an ninh II”, còn gọi là tổng cục an ninh bảo vệ Đảng.
Trong bài “Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần hai”, ông Lê Kiên Thành cho rằng cuộc đổi mới lần 1 năm 1986 không phải là đổi mới, “những việc chúng ta làm không phải là đổi mới… mà chỉ là tự cho phép mình làm những điều mà vì lý do gì đó mình đã không dám làm, vì lý do gì đó, mình đã tự cấm đoán mình.”
Ông Thành cũng nhìn nhận rằng “chủ nghĩa tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra Chủ nghĩa Tư bản” (CNTB) và “hiểu theo cách đó, thì thừa nhận kinh tế thị trường và cho phép nó tồn tại cũng có nghĩa là chúng ta cho phép sự tư hữu, nghĩa là cho phép CNTB hàng ngày hàng giờ nảy sinh trong lòng đất nước XHCN này.”
Nhận định về vai trò của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Thành viết: “qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất…DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền kinh tế thị trường của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.”
Về con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, ông Thành thừa nhận một sự thật mà ít đảng viên nào dám nói công khai trước đây: “trong khi nhiều nước CNTB đang tự hoàn thiện mình và thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất xấu xí nhất của họ, thì đất nước chúng ta giờ lại đang giữ trong lòng mình những gì xấu xí nhất của CNTB trước đây, cộng hưởng với những tiêu cực do định hướng XHCN chưa rõ ràng đưa lại.”
Ông Thành đánh giá rằng chính nhóm lợi ích là rào cản của cuộc đổi mới lần 2: “Nhưng đến hôm nay, chính một bộ phận trong lực lượng này có lẽ sẽ không sẵn sàng cho đổi mới nữa, vì với những cơ chế đang tồn tại này, nhờ sự bất cập của họ mà họ đã có trong tay rất nhiều lợi ích. Và tôi e rằng họ chính là những người sẽ ngăn cản đổi mới, vì đổi mới sẽ khiến cho nhóm lợi ích của họ bị thiệt thòi. Đổi mới sẽ khiến những lợi ích mà họ có được nhờ những kẽ hở của xã hội sẽ vì thế mà mất đi.”
“Đổi mới lần này, chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ cơ chế quản lý hiện giờ. Vì lẽ đó, lực lượng hưởng ứng tích cực cuộc đổi mới lần 2, tôi tin là sẽ ít hơn 30 năm trước, sẽ khó khăn hơn 30 năm trước, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ sẽ được ủng hộ.”
Theo cách lý giải của nhà báo Nguyễn An Dân, con số 1/3 mà ông Thành đề cập là một bộ phận bảo thủ trong đảng, chiếm tỷ lệ chừng 1/3 tổng số đảng viên. Ông An Dân nói nhóm bảo thủ chiếm giữ lợi ích chính trị và kinh tế, đã và đang chống lại nhóm đổi mới 2, một nhóm có lực lượng kém hơn nhóm bảo thủ về cả thế và quyền.
Rõ ràng bài viết của ông Thành mang một thông điệp đổi mới: “đây là thời điểm mà chúng ta phải nghiêm túc nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ 2 - và cuộc đổi mới này - giống như 30 năm trước cũng sẽ phải là mệnh lệnh!..Tôi mơ ước rằng, tôi sẽ được chứng kiến cuộc đổi mới lần thứ hai của đất nước trước khi quá muộn, với cả cá nhân tôi và với cả dân tộc này.”
Ngoài ra ông Thành còn đề cập vấn đề “không dân chủ” trong bầu cử và chậm thông qua luật biểu tình. Nhà báo An Dân đánh giá vấn đề này như sau:
“Nhưng mà lần này một tờ báo của ngành công an mà đưa nội dung này vô thì chúng ta có thể hiểu rằng là rất nhiều khả năng là 3 năm sau, chính ngang công an họ sẽ thúc đẩy luật biểu tình. Luật biểu tình này ra đời sẽ có lợi cho phe chuyển hóa ở trong Đảng, cũng như nó có lợi cho xu hướng dân chủ trong xã hội.”
Nhà báo An Dân cho VOA biết khả thành thành công của cuộc chuyển hóa trong Đảng lần này theo quan điểm của ông như sau:
“Bản thân ông Lê Kiên Thành là một đảng viên, em trai của ông là thiếu tướng Lê Kiên Trung, đang là phó tổng cục trưởng cục 2. Tôi không nghĩ tờ CADN dám đăng bài này nếu không có sự bật đèn xanh từ phía ông Trần Đại Quang hoặc ông Tô Lâm. Chúng ta thấy rõ là bây giờ xu hướng diễn biến và chuyển hóa là xu hướng diễn ra theo quy luật. Đảng vẫn lo lắng vấn đề đó, nhưng Đảng phải chấp nhận. Như ông Thành nói: hiện giờ có 1/3 chống đổi mới, nó ít, nhưng nó ở thượng tầng. Ông Thành nói dù có trả giá, dù có hy sinh thì cũng phải đưa cuộc đổi mới này thành công.”
Nhà báo An Dân nhận định trên Facebook rằng khi bài báo “Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần 2” xuất hiện trên báo CAND chính là lúc “trận chiến trong Đảng đã bắt đầu.”
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét