Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Formosa: Dân Việt đành chào thua sao?

Formosa: đành chào thua sao?
Lữ Giang - Hôm 04.2.2017, một nguồn tin từ Hà Tĩnh cho biết Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Formosa Hà Tĩnh đã được cấp giấy phép để xây dựng một khu nhà ở cho các cán bộ nhân viên ngay tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng vốn đầu tư lên tới 90,6 triệu USD. Vào đầu tháng 2/2015, kế hoạch này đã được phía Formosa đề nghị nhưng khi chưa được cấp giấy phép thì đầu năm 2016 đã xảy ra thảm họa cá chết nên kế hoạch phải đình lại.
TẠI SAO THUA ĐẬM?
Bản tin nói trên cho thấy kế hoạch đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước chống Formosa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khó thành công. Chính quyền đang vô hiệu hóa cuộc đấu tranh và tiến tới bước thứ hai trong kế hoạch “làm ăn” đầy mờ ám với công ty Formosa. Tại sao cuộc đấu tranh đang lên như vũ bão, tưởng như “ngày tàn của chế độ đã đến” lại chìm xuống?
Tôn Tử nói: "Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi", có nghĩa là biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. Kế hoạch đấu tranh của người Việt chống Formosa đã rơi vào trường hợp thứ ba, nên khó thắng được.
Để làm sáng tỏ sự thất bại của cuộc đấu tranh và làm sao để phục hồi lại, trước hết chúng tôi xin tóm lược chuyện “làm ăn” của công ty Formosa tại Việt Nam, cuộc đấu tranh chống Formosa và thủ đoạn vô hiệu hóa cuộc đấu tranh của chính quyền.
FORMOSA TUNG HOÀNH TẠI VN
Năm 2001, công ty Formosa đã đến Việt Nam làm ăn, đầu tiên thành lập Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hưng Nghiệp Formosa. Công ty này đã được cấp phép xây dựng khu liên hợp dệt sợi nhuộm đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai, với số vốn gần 1 tỉ USD. Formosa đã thuê gần như toàn bộ hơn 300 ha diện tích của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để xây dựng các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, Formosa còn được xây cất nhiều cơ sở khác như Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm), Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… với số doanh thu mỗi năm lên khoảng 100 triệu USD.
Mặc dầu không hề chuyên về ngành gang thép, tháng 7/2008 Công ty Formosa TNHH Hà Tĩnh lại được phép thành lập và khai thác khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD. Công ty này được thuê tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm. Giá thuê đất chỉ 80 đồng/m2 suốt 70 năm!
Để phục vụ dự án “vĩ đại” này, tỉnh Hà Tĩnh đã phải giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ dân thuộc 9 xã vùng huyện Nam Kỳ Anh.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT

Được chính quyền Nguyễn Tấn Dũng che chở, công ty Formosa đã hoạt động ngoài vòng luật pháp. Công ty đã tuyển dụng hơn 3.000 lao động từ Trung Quốc đưa đến Vũng Áng. Năm 2014, chính quyền mở cuộc kiểm tra và nhận thấy tại khu này có 6.121 lao động nước ngoàinhưng chỉ có 3.261 được cấp giấy phép, trong đó chỉ có 1.400 trên 4.154 lao động Trung Quốc có giấy phép. Như vây có đến 2.860 lao động nhập lậu.
Công ty Formosa đã xin xây dựng miếu thờ trong khu vực dự án Formosa, tuy tỉnh Hà Tĩnh chưa đồng ý, công ty này vẫn xây dựng.
Ngày 25.3.2015, giàn giáo cảng Sơn Dương bị sập khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Ngày 4.4.2016, công ty cho thải ra biển một khối lượng nước thải có chứa nhiều chất độc làm cá chết nỗi đầy trên các bãi biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên
Trước đó, ngày 5.3.2016, doanh nghiệp này đã bị phát hiện đổ chất thải gồm chai lọ, xốp, cao su, ván gỗ, bông, vải, thạch cao, sắt thép, nhiều thùng chứa đầy hóa chất… xuống khu đất rộng nằm sát đường thuộc phường Kỳ Liên. Hơn 15 chuyến xe đã chở một khối rác thải có trọng lượng hàng trăm tấn từ công trường Formosa đổ xuống trong các khu vực dân cư lân cận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dân chúng đã nổi lên biểu tình phản đối khắp nơi, nhất là giáo dân thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, đòi chính phủ phải điếu tra, truy tố và trục xuất công ty Formosa ra khỏi Việt Nam, bắt công ty này phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho dân chúng.

TÌM CÁCH VÔ HIỆU HÓA

Ngày 21.4.2016 Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã thông báo cho Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh biết sẽ kiểm tra việc xử lý các chất thải của công ty này. Cuộc kiểm tra sẽ bắt đầu vào ngày 26/4. Lúc đầu nhà cầm quyền cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ. Nhưng khi thấy sự láo khoét này chẳng lừa dối được ai, chính quyền phải tìm ra một giải pháp khác là cho điều tra qua loa rồi thương lượng với công ty Formosa, đưa ra một kết quả giả tạo để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước.

Chiều 30.6.2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm ba điểm chính sau đây:

1.- Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.
2.- Thủ phạm vụ thải nước có chất độc làm cá chết là Công ty Formosa Hà Tĩnh.
3.- Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.

CÁCH HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊCH VÀ TA

Trên nguyên tắc, việc bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào những sự thiệt hại thật sự (actual damages) mà chủ thể vi phạm đã gây ra. Sự thiệt hại đó không phải chỉ là những sự thiệt hại ngay lập tức mà còn cả sự thiệt hại sẽ gây ra sau này. Nếu muốn đi tới môt sự thỏa thuận ngoài tòa án thì phải có cuộc thương lượng giữa chủ thể gây ra tai nạn và các nạn nhân bị thiệt hại hay người đại diện của họ.
Khi chấp nhận số tiền bồi thường là 500 triệu USD, chính phủ đã vi phạm hai sai lầm quan trọng sau đây: (1) Chưa xác định được sự thiệt hại thật sự của các nạn nhân mà đã tự ý ấn định số tiền bồi thường, và (2) Giành quyền đại diện cho những người bị thiệt hại để thương lượng và nhận một số tiền bối thường tượng trưng. Hai hành động này đều bị coi là bất hợp pháp.
Nhưng với trò ma tịch ma bùn này, Đảng và Nhà Nước đã vô hiệu hóa được cuộc đấu tranh của các nạn nhân, vì những người đấu tranh không biết “Địch” và không biết “Ta”

Với Đảng CSVN, trong bất cứ trường hợp nào đều phải coi thủ đoạn là phương thức hành độnh chính để đạt kết quả tối đa, trong khi đó những người tự xưng là “đi guốc trong bụng cộng sản” lại luôn hành động theo cảm tính nên thường bị dịch lừa hay “trúng kế địch”.

Giáo phận Vinh dưới dự lãnh đạo của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, đã có những cuộc đấu tranh rất quyết liệt để bảo vệ môi trường và quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng. Các giáo xứ Phú Yên, Mành Sơn, Song Ngọc, Ngọc Long, Xuân Kiều dưới sự lãnh đạo của các Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Thục đã đứng lên hàng đầu. Chưa bao giờ người ta thấy dưới chế độ CSVN có những cuộc vùng dậy có tổ chức, có lãnh đạo và can trường như vậy.
Với những cuộc biểu tình thông thường, Công An đã chận ngay khi mới phát động. Với những bài giảng như của Linh mục Đặng Hữu Nam, nếu những nhà tranh đấu khác mà nói gióng như vậy, Công An đã bắt và truy tố chiếu theo điều 88 hay điều 258 của Bộ Luật Hình Sự. Phải chăng vì Công Giáo có tổ chức, có lãnh đạo và có hậu thuẫn quốc tế nên Công An né?

Chúng tôi không tin như vậy. Lúc đầu, đa số những nạn nhân của vụ Formsa đếu hướng về các giáo xứ với hy vọng sẽ được chính quyền bồi thường. Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, họ không còn chịu nổi sự đói khát và thiếu thốn, chính quyền liền đến và để nghị trả cho họ một số tiền bồi thường nào đó. Biết rằng số tiền đó quá ít so với những thiệt hại thật sự mà họ phải gánh chịu, nhưng có còn hơn không, họ đành chấp nhận số tiền nhỏ đó để sống một vài tháng rồi đi kiếm việc làm khác giải quyết cuộc sống… Cho đến nay, chính quyền chỉ mới chi ra 4680 tỉ đồng trong só 11.500 tỉ đồng nhận được, nhưng cuộc tranh đấu cứ chìm xuống dần.

Còn người Việt đấu tranh ở hải ngoại có giúp được gì không?
Chúng tôi đã nói nhiều lần, cộng đồng người Việt hải ngoại là một cộng đồng không có tổ chức chặt chẽ, không có lãnh đạo, không có kế hoạch hành động… nhưng ai cũng là lãnh tụ. Võ khí đấu tranh chính của họ là những tuyên ngôn tuyên cáo với nội dung gần gióng nhau: Tố cáo Cộng Sản ngu dốt, gian ác, thất bại và sắp sụp đổ rồiHọ rất thích “biểu dương khí thế”. Nghe trong nước có biểu tình và có đánh nhau với Công An họ rất sướng. Những bài giảng của Linh mục Đặng Hữu Nam đã làm tinh thần họ phấn khởi, họ chuyền cho nhau nghe, vỗ tay tự sướng và la lên: “Ta đã thắng”! Lúc đó bảo đóng góp là họ sẵn sàng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, đâu lại vào đó! Linh mục Nguyễn Văn Khải đang học ở Roma hiểu rất rõ tâm lý đó, nên cứ mùa hè là qua Mỹ chửi cộng sản, chửi một vòng cũng được vài chục ngàn ôm về khỏe re.

CON ĐƯỜNG CÓ THỂ ĐI TỚI?

Khi Linh mục Đặng Hữu Nam đưa 506 hộ dân đi nộp đơn khiếu kiện ở tòa án huyện Kỳ Anh, chúng tôi có viết rằng ở các nước văn minh, theo đuổi một vụ kiện như vụ thải độc chất ở Vũng Áng của Formosa là một vụ kiện “chắc ăn 100%”, nhưng ở Việt Nam, tòa án không phải là cơ quan bảo vệ công lý mà là một cơ quan xét xử theo lệnh, nên kiện ở đó cũng như kiện củ khoai. Tòa đã bác đơn của 506 hộ với lý do “đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”. Nếu chúng ta trình lên đầy đủ các bằng chứng không thể chối cãi được, tòa sẽ nói rằng Formosa đã bồi thường 500 triệu USD rồi, còn kiện gì nữa!

Trong bài “Đi kiện Formosa không dễ!” phổ biến ngày 29.9.2016, chúng tôi đề nghị dựa theo “Công ước Minamata về Thủy Ngân” mà Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11.10.2013 tại Kumamoto, Japan, để yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi đã nhờ một vài luật sư tại California đứng tên, họ đã đồng ý. Nhưng cần phải có một hai chuyên gia về môi trường ở Việt Nam lấy mẫu nước ở vùng có cá chết, phân chất và chứng nhận hàm lượng thủy ngân ở trong đó để cho thấy lời tuyên bố của chính quyền rằng biển miền Trung đã an toàn là dối trá. Căn cứ vào những thông tin đó, chúng ta mới có thể yêu cầu LHQ mở cuộc điều tra. Nhưng chẳng chuyên gia nào ở Việt Nam muốn bị liên lụy. Nếu không làm được như vậy, thì chỉ còn một cách là đánh võ rừng.

ĐÀNH CHÀO THUA SAO?

Việc công ty Formosa Hà Tĩnh được cấp giấy phép xây dựng một khu nhà ở cho cán bộ nhân viên ngay tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng vốn đầu tư lên tới 90,6 triệu USD là một bước tiến mới của chính quyền. Từ 2015, công ty Formosa đã cho biết khi dự án nhà máy gang thép chính thức đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tăng lên rất nhiều, khoảng 20.000 người.
Một nguồn tin nói rằng việc hình thành Formosa Hà Tĩnh cũng như nhà máy gang thép Ninh Thuận có mục tiêu chính là bán gang thép của Trung Quốc với nhãn hiệu “made in Vietnam”vì gang thép của Trung Quốc thặng dư quá nhiều. Phải dùng quota của Việt Nam mới có thể xuất cảng gang thép của Trung Quốc được. Nếu đúng như thế thì đây là một thảm họa khó lường.
Thảm họa sẽ tăng lên khi “Donald Trump chống Trung Quốc” đang thương lượng với Trung Quốc để cho Exxon Mobil khai thác mõ dầu khí ở ngoài khơi Quảng Nam, còn Mỹ để cho Trung Quốc xử dụng và khai thác các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trump đã công nhận chính sách “Một Trung Quốc”.
Sáng ngày 14.2.2017, Linh mục Nguyễn Đình Thục đã dẫn giáo dân giáo xứ Song Ngọc thuộc ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đi kiện Formosa. Cuộc tranh đấu đang bị đàn áp. Chính quyền rổi cũng sẽ đối phó như trường hợp của Linh mục Đặng Hữu Nam trước đây. Mấy tên công an cấp nhỏ chẳng biết gì, chỉ đâu đánh đó.
Nếu không áp dụng “Công ước Minamata về Thủy Ngân”, khó có thể tìm ra con nào đường nào khác để loại trừ thảm họa Formosa.
Ngày 16.2.2017
Lữ Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét