Con trâu Pêđê và con rồng Pikachu
Đoan Trang - Riêng tôi thì nghĩ, nếu chuyên gia mà cũng chọn một tác phẩm xấu tệ hại nữa thì chỉ có thể nói rằng mặt bằng thẩm mỹ chung của cả dân tộc là như vậy. Đối với thiên hạ, một vườn hoa rực rỡ sắc màu rập rờn trong gió là đẹp, nhưng với chúng ta, bông hồng nhựa trong mỏ một con gà luộc nằm trên bàn thờ mới là đẹp, thì chúng ta đòi hỏi gì hơn ở các công trình công cộng?
Hồi học ở Mỹ, một trong những thắc mắc mà tôi hay đem ra hỏi nhiều người nhất là: Ở nước Mỹ, ai hay cơ quan nào là người quyết định về các công trình công cộng, ví dụ thiết kế của tượng đài, vườn hoa hay công viên? Hoặc các sản phẩm trí tuệ mang tính đại diện cho bộ mặt thành phố hay quốc gia, như biểu trưng (logo), biểu tượng, cờ, v.v?
Sở dĩ hỏi thế là vì tôi rất nhớ năm 2003, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Sea Games, và linh vật nước chủ nhà trình làng năm ấy là một con trâu, Việt Nam gọi là “trâu vàng”. Nghe nói logo hình trâu mặc khố này được các quan chọn ra sau một thời gian tranh cãi ùm xòe, và ngay cả sau khi được chọn, nó vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Nhiều nhà thiết kế mà tôi biết chê trâu vàng vì cái dáng vặn vẹo, “đườn đưỡn đườn đưỡn”, “không ra đực không ra cái” của nó, và họ gọi béng nó là con trâu pê-đê. Nói chung, trâu vàng pê-đê bị chửi không khác gì rồng pikachu ở Hải Phòng bây giờ, chỉ có cái khác là hồi Sea Games 22 đó chưa có mạng xã hội.
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, nên logo và bộ nhận diện thương hiệu của nó cũng có thể được coi như hình ảnh đầu tiên của đất nước mà du khách nước ngoài nhìn thấy. Logo bông sen vàng của Vietnam Airlines bị nhiều người chê là “như nải chuối”, còn đồng phục áo dài mà họ mới sử dụng từ 2015 thì bị đánh giá là biến tiếp viên thành “cứng như lính khố xanh”.
Nhưng bên cạnh đó thì cũng nhiều người khen logo bông sen vàng đơn giản, dễ nhận diện, còn áo dài của tiếp viên thì “vừa giữ gìn được nét văn hóa, bản sắc dân tộc, vừa không quên những cách tân rất sáng tạo và mới mẻ”.
Tóm lại, cứ mỗi lần ở Việt Nam xuất hiện một công trình công cộng, một thiết kế mang tính “bộ mặt chung”, là lại thấy tranh cãi, khen ngợi và chê trách ỏm tỏi. Đó là lý do vì sao tôi thấy choáng ngợp khi nhìn ngắm những vườn hoa rực rỡ, những vòi phun nước, phù điêu, tượng đài trắng toát, những tòa thị chính với mái tròn màu đỏ hồng, và những biệt thự cổ 100-200 năm, v.v. ở Mỹ và châu Âu. Tôi luôn có thắc mắc: Ở nước họ thì có những tranh cãi tương tự không, và nếu có, ai là người ra tiếng nói quyết định, phê duyệt? Vì sao họ làm đẹp đến thế?
Câu trả lời chung mà tôi nhận được, là sẽ có một quá trình mời thầu thiết kế công khai, sau đó sẽ có một hội đồng chuyên môn thẩm định. Ví dụ như bức tường tưởng niệm các quân nhân tử trận trong chiến tranh Việt Nam – một bức tường đá đen, dài khoảng 75 mét, ở Washingon D.C. – là do một nữ sinh thiết kế, năm ấy (1981) cô mới 21 tuổi. Cô tên là Maya Ying Lin, người gốc Trung Quốc. Tất cả các bản thiết kế đều được trưng bày tại một khuôn viên rộng lớn, chiếm diện tích hơn 3300 m2, để cho công chúng đến xem và hội đồng thẩm định chấm điểm. Mỗi mẫu đều được đánh số, không ghi tên tác giả, để đảm bảo việc đánh giá được khách quan.
Kết quả là mẫu số 1026 đã chiến thắng trước 1420 bản khác. Đó là tác phẩm của Maya Ying Lin, và cô giành giải thưởng 20.000 USD (giải này do tư nhân gây quỹ).
Ban đầu mẫu thiết kế được chọn cũng gây tranh cãi, trong đó có một chàng rể của Việt Nam – Thượng nghị sĩ James Webb (hay Jim Webb) – chỉ trích rất dữ. Ông Webb là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất sau khi trông thấy thiết kế của Lin: “Ngay cả trong những giấc mơ điên khùng nhất thì tôi cũng không tưởng tượng được ra một dãy những phiến đá hư vô như thế”.
Tuy nhiên, sau khi công trình được hoàn thành, chỉ trong vòng vài năm đầu, những lời chê bai đã lắng xuống. Đến nay thì có lẽ ai cũng thấy nó là một đài tưởng niệm đẹp, thiêng liêng và trang trọng.
Vậy hội đồng thẩm định là ai? Tôi hỏi tiếp như vậy, và được trả lời rằng hội đồng chắc chắn chỉ bao gồm các chuyên gia, và tiếng nói của họ độc lập, không lệ thuộc vào các quan chức. Nói cách khác, quyết định của họ thuần túy là chuyên môn, không bị chính trị hóa, không phải phục vụ hay minh họa đường lối nào, không phải “còn chờ chủ trương ở trên” hay chờ anh X chị Y nào duyệt.
Vậy nếu trình độ của họ không đủ cao, và mẫu thiết kế được chọn lại là một cụm tượng đài “đườn đưỡn đườn đưỡn” thì sao? Tôi hỏi và đến đây thì không ai trả lời được nữa, tất cả chỉ khẳng định rằng đã là chuyên gia thì trình độ chuyên môn của họ chắc chắn là cao hơn người ngoài lĩnh vực.
Riêng tôi thì nghĩ, nếu chuyên gia mà cũng chọn một tác phẩm xấu tệ hại nữa thì chỉ có thể nói rằng mặt bằng thẩm mỹ chung của cả dân tộc là như vậy. Đối với thiên hạ, một vườn hoa rực rỡ sắc màu rập rờn trong gió là đẹp, nhưng với chúng ta, bông hồng nhựa trong mỏ một con gà luộc nằm trên bàn thờ mới là đẹp, thì chúng ta đòi hỏi gì hơn ở các công trình công cộng?
Phạm Đoan Trang
(FB Phạm Đoan Trang)
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, nên logo và bộ nhận diện thương hiệu của nó cũng có thể được coi như hình ảnh đầu tiên của đất nước mà du khách nước ngoài nhìn thấy. Logo bông sen vàng của Vietnam Airlines bị nhiều người chê là “như nải chuối”, còn đồng phục áo dài mà họ mới sử dụng từ 2015 thì bị đánh giá là biến tiếp viên thành “cứng như lính khố xanh”.
Nhưng bên cạnh đó thì cũng nhiều người khen logo bông sen vàng đơn giản, dễ nhận diện, còn áo dài của tiếp viên thì “vừa giữ gìn được nét văn hóa, bản sắc dân tộc, vừa không quên những cách tân rất sáng tạo và mới mẻ”.
Tóm lại, cứ mỗi lần ở Việt Nam xuất hiện một công trình công cộng, một thiết kế mang tính “bộ mặt chung”, là lại thấy tranh cãi, khen ngợi và chê trách ỏm tỏi. Đó là lý do vì sao tôi thấy choáng ngợp khi nhìn ngắm những vườn hoa rực rỡ, những vòi phun nước, phù điêu, tượng đài trắng toát, những tòa thị chính với mái tròn màu đỏ hồng, và những biệt thự cổ 100-200 năm, v.v. ở Mỹ và châu Âu. Tôi luôn có thắc mắc: Ở nước họ thì có những tranh cãi tương tự không, và nếu có, ai là người ra tiếng nói quyết định, phê duyệt? Vì sao họ làm đẹp đến thế?
Câu trả lời chung mà tôi nhận được, là sẽ có một quá trình mời thầu thiết kế công khai, sau đó sẽ có một hội đồng chuyên môn thẩm định. Ví dụ như bức tường tưởng niệm các quân nhân tử trận trong chiến tranh Việt Nam – một bức tường đá đen, dài khoảng 75 mét, ở Washingon D.C. – là do một nữ sinh thiết kế, năm ấy (1981) cô mới 21 tuổi. Cô tên là Maya Ying Lin, người gốc Trung Quốc. Tất cả các bản thiết kế đều được trưng bày tại một khuôn viên rộng lớn, chiếm diện tích hơn 3300 m2, để cho công chúng đến xem và hội đồng thẩm định chấm điểm. Mỗi mẫu đều được đánh số, không ghi tên tác giả, để đảm bảo việc đánh giá được khách quan.
Kết quả là mẫu số 1026 đã chiến thắng trước 1420 bản khác. Đó là tác phẩm của Maya Ying Lin, và cô giành giải thưởng 20.000 USD (giải này do tư nhân gây quỹ).
Ban đầu mẫu thiết kế được chọn cũng gây tranh cãi, trong đó có một chàng rể của Việt Nam – Thượng nghị sĩ James Webb (hay Jim Webb) – chỉ trích rất dữ. Ông Webb là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất sau khi trông thấy thiết kế của Lin: “Ngay cả trong những giấc mơ điên khùng nhất thì tôi cũng không tưởng tượng được ra một dãy những phiến đá hư vô như thế”.
Tuy nhiên, sau khi công trình được hoàn thành, chỉ trong vòng vài năm đầu, những lời chê bai đã lắng xuống. Đến nay thì có lẽ ai cũng thấy nó là một đài tưởng niệm đẹp, thiêng liêng và trang trọng.
Vậy hội đồng thẩm định là ai? Tôi hỏi tiếp như vậy, và được trả lời rằng hội đồng chắc chắn chỉ bao gồm các chuyên gia, và tiếng nói của họ độc lập, không lệ thuộc vào các quan chức. Nói cách khác, quyết định của họ thuần túy là chuyên môn, không bị chính trị hóa, không phải phục vụ hay minh họa đường lối nào, không phải “còn chờ chủ trương ở trên” hay chờ anh X chị Y nào duyệt.
Vậy nếu trình độ của họ không đủ cao, và mẫu thiết kế được chọn lại là một cụm tượng đài “đườn đưỡn đườn đưỡn” thì sao? Tôi hỏi và đến đây thì không ai trả lời được nữa, tất cả chỉ khẳng định rằng đã là chuyên gia thì trình độ chuyên môn của họ chắc chắn là cao hơn người ngoài lĩnh vực.
Riêng tôi thì nghĩ, nếu chuyên gia mà cũng chọn một tác phẩm xấu tệ hại nữa thì chỉ có thể nói rằng mặt bằng thẩm mỹ chung của cả dân tộc là như vậy. Đối với thiên hạ, một vườn hoa rực rỡ sắc màu rập rờn trong gió là đẹp, nhưng với chúng ta, bông hồng nhựa trong mỏ một con gà luộc nằm trên bàn thờ mới là đẹp, thì chúng ta đòi hỏi gì hơn ở các công trình công cộng?
Phạm Đoan Trang
(FB Phạm Đoan Trang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét