Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Vì sao giảm thuế có thể giúp gia tăng ngân sách

Vì sao giảm thuế có thể giúp gia tăng ngân sách
Ngân Sách Việt Nam đang bị thâm hụt và thiếu trầm trọng để duy trì các hoạt động chính phủ. Giải pháp hiện tại mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng là tăng thuế phí, lạm thu để bù lỗ. Nhưng vẫn thiếu. Vấn đề ở đây là gì? Có phải tăng thuế phí là giải pháp tốt không? Tôi không nghĩ thế. Mời các bạn đọc/xem góc nhìn cánh hữu về vấn đề mức thuế và doanh thu – Ku Búa
Chúng ta hãy bàn về một khái niệm rất quan trọng trong kinh tế học, Đường Cong Laffer. Khái niệm này được đặt tên theo người đã phát triển ra nó, ông Authur Laffer, một trong những chuyên gia kinh tế người Mỹ hàng đầu đã giảng dạy tại trường Đại Học Chicago, Đại Học Southern California và nhiều nơi khác.

Đường Cong Laffer minh họa 2 điều quan trọng nhất mà chúng ta cần biết về thuế: Số tiền chính phủ có thể kiếm được từ các loại thuế và ở mức thuế bao nhiêu sẽ khiến doanh thu có thể giảm, chứ không phải tăng.

Đường Cong Laffer được minh họa ở đây bằng biểu đồ 2 chiều. Đường ngang là mức thuế mà chính phủ chọn, và đường dọc là doanh thu mà chính phủ nhận được từ mức thuế đó.

Thứ nhất, vì 0 khi nhân với bất cứ con số nào cũng bằng 0, nếu mức thuế là 0, chính phủ sẽ nhận được zero doanh thu. Dựa theo điều đó, điểm “không” là điểm bắt đầu trên đường cong.

Bây giờ giả sử chính phụ chọn một mức thuế rất thấp, 1 phần trăm (%). Chính phủ sẽ bắt đầu nhận một khoản doanh thu từ người dân. Điều này nghĩa là ở 1 điểm khác rên đường cong này phải như thế này.

Bây giờ giả sử chính phủ áp dụng mức thuế 2%, thì mọi người sẽ đồng ý là chính phủ sẽ nhận thêm doanh thu — nghĩa là ở một điểm khác trên đường cong phải như thế này. Và nếu chính phủ tiếp tục tăng mức thuế, doanh thu cũng tăng theo, nhất là khi chúng ta đang ở điểm mức thuế thấp của biểu đồ.

Điều này nghĩa là nếu chúng ta vẽ một đường dựa theo các điểm, chúng ta sẽ có một dốc đi lên — khi chúng ta đang ở phần mức-thuế-thấp của biểu đồ.

Bây giờ giả sử chính phủ áp dụng 100% mức thuế. Nếu điều này xảy ra, thì sẽ không có ai đi làm nữa.

Tại sao ai đó phải đi làm khi chính phủ sẽ lấy hết tiền họ kiếm được? Và nếu không ai đi làm, doanh thu cho ngân sách quốc gia sẽ là 0. Điều này nghĩa là doanh thu của chính phủ sẽ là 100% của 0, là 0. Điều này nghĩa là ở một điểm khác trên đường cong phải là ở đây.

Bây giờ thì hãy hoàn tất đường cong. Và khi chúng ta làm xong, chúng ta sẽ thấy một điểm đảo ngược. Nó có thể nhìn như vầy, như vầy hoặc như vầy. Nhưng nó phải có 1 điểm đảo ngược. Đơn giản là bởi vì đường cong của “doanh thu” phải tăng trong phần mức thuế thấp trên biểu đồ và nó phải bắt đầu giảm để kết nối với điểm mức thuế 100%.

Nhưng nếu đường cong giảm dần, điều đó gợi ý một điều rất đáng chú ý — một điều mà rất ít ai muốn tăng mức thuế cao hơn muốn thừa nhận. Điều đó nghĩa là khi mức thuế ở mức cao, nếu bạn làm nó cao hơn, bạn sẽ đem lại ít doanh thu hơn cho chính phủ.

Điều này đã xảy ra trong thực tế. Ví dụ, trong giai đoạn Đại Suy Thoái (1929-1933), khi Quốc Hội Mỹ phê duyệt bộ luật thuế xuất nhập khẩu Hawley-Smoot, mặc dù bộ luật đã tăng mức thuế lên hàng nhập khẩu, doanh thu từ những loại thuế đó đã giảm. Một ví dụ gần đây hơn xảy ra đầu thập niên 1980. Sau khi Tổng Thống Reagan và Quốc Hội Mỹ đã quyết liệt giảm mức thuế đánh vào người giàu, doanh thu thuế thu được từ người giàu đã tăng.

Tất cả các nhà kinh tế — kể cả những nhà kinh tế thuộc phe cánh tả — đồng ý là đường cong Laffer, đường cong đó phản ảnh thực tế, có một điểm đảo ngược, và điều đó nghĩa là đường cong có một dốc đi xuống, nghĩa là ở 1 mức thuế nào đó doanh thu sẽ dần dần giảm khi mức thuế gia tăng.


Như vậy thì các nhà kinh tế không đồng ý ở chỗ nào? Họ không đồng ý ở chỗ điểm đảo ngược sẽ ở đâu. Khi tôi học lớp kinh tế đầu tiên, trong năm 1984 tại Đại Học Stanford, sách giáo khoa ghi rằng điểm đảo ngược đó sẽ ở gần mức thuế 70%. Nhưng đương nhiên là tôi đã được học điều gì đó sai.

Một chứng cứ mới không rõ nguồn gốc đã gợi ý rằng điểm đảo ngược đó nằm ở mức thuế thấp hơn, ở khoảng mức thuế 33%. Nguồn thông tin đó là một bài nghiên cứu của Christina Romer và chồng cô ta David Romer. Cả 2 đều là giáo sư kinh tế tại Đại Học California Berkeley. Christina Romer đã từng là chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế của Tổng Thống Barack Obama. Nói cách khác, bài nghiên cứu đó đã được viết bởi một trong những nhà kinh tế hàng đầu của phe cánh tả liberal ở nước Mỹ. Và nó đã được xuất bản trong tạp chí American Economic Review, cuốn tạp chí nghiên cứu kinh tế học được đánh giá cao nhất trên thế giới.

Cuộc nghiên cứu này phân tích doanh thu của quốc gia (chính phủ) sẽ phản ứng như thế nào với các mức thuế. Nhưng điểm chính ở đây là nếu bạn thử tính, kết quả có nghĩa là điểm đảo ngược trên đường cong Laffer xảy ra khi mức thuế nằm gần 33% – một con số thấp hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế.

Bây giờ hãy áp dụng những điều đó vào trong chính trị. Những kết quả đó gợi ý rằng, mặc dù ý tưởng chính trị của bạn là gì, bạn không nên muốn mức thuế trên 33%. Dĩ nhiên, những người bên phe chính trị cánh hữu và phe trung gian nghĩ rằng mức thuế phải thấp hơn nữa. Nhưng cho dù bạn là một người thuộc phe cánh tả cực đoan và mục tiêu của bạn là mở rộng quy mô chính phủ tới mức tối đa — bạn cũng nên phản đối bất cứ mức thuế nào cao hơn 33%.

Lý do là vì, cũng như bà Romer & ông Romer đã chứng minh, khi mức thuế cao hơn 33%, chính phủ sẽ thu lại ít tiền thuế hơn.

Tất cả những người thuộc tất cả các phe phái chính trị nên chú ý tới bài nghiên cứu của bà Romer & ông Romer vì những ứng dụng quan trọng của nó. Họ gợi ý rằng nếu chúng ta giảm mức thuế, chính phủ sẽ có thêm doanh thu từ thuế.

Tôi là Tim Groseclose, giáo sư ngành Chính Trị Khoa Học và Kinh Tế tại UCLA (Đại Học California – Los Angeles), cho Prager University.
———-
Tác giả: Tim Groseclose, Prager University
Dịch giả: Ku Búa

http://cafekubua.com/2015/12/22/vi-sao-giam-thue-co-the-giup-gia-tang-ngan-sach/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét