Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt?
Navin Singh Khadka, Phóng viên môi trường, BBC World Service
Khi mà ấm nóng toàn cầu được dùng như câu trả lời sẵn có, giới chức thường nhanh chóng chỉ vào nhiệt độ nước biển gia tăng. Liệu Việt Nam có làm điều tương tự? Điều này phụ thuộc chủ yếu cách họ điều tra. Những nhà vận động môi trường kêu gọi đánh giá độc lập. Đây là điều các chính phủ có hệ thống chính trị khép kín thường không thích thú nếu liên quan các dự án bị nghi gây ô nhiễm. Hoặc nếu đó là dự án liên quan quan hệ quốc tế.
Thứ trưởng môi trường Võ Tuấn Nhân họp báo ngày 27/4
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng cá và nhiều sinh vật biển chết hàng loạt vài tuần qua. Ban đầu Việt Nam đề cập hai khả năng – có thể là do ô nhiễm con người gây ra hoặc do hiện tượng tảo nở hoa.Nếu nghiên cứu khoa học xác nhận một trong hai nguyên nhân, vấn đề có thể được xem là đã giải quyết căn bản.
Nếu không, có thể nó sẽ tiếp tục là một bí ẩn như nhiều thảm họa môi trường khác trên toàn cầu.
Dưới sức ép phải đưa ra giải thích rõ ràng, vị thứ trưởng tài nguyên môi trường Việt Nam Võ Tuấn Nhân biện hộ bằng nhận xét: “vấn đề rất phức tạp đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới, đòi hỏi phải có thời gian để điều tra nguyên nhân”.
Có thể ông Nhân phát biểu như vậy theo lý do chính trị vì chính phủ đứng trước thách thức bảo toàn cho đầu tư nước ngoài trong lúc có rủi ro tổn thương môi trường.
Nhưng việc cá chết hàng loạt nhiều lần khiến cả dân khoa học cũng phải khó hiểu.
Một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) năm ngoái nói không rõ chuyện gì đã khiến bệnh tật phổ biến hơn hay tại sao tảo nở hoa lại gây ra độc tố sinh học.
Nghiên cứu này quan sát 727 sự kiện chết hàng loạt của gần 2.500 loài động vật từ 1940 đến 2012. Họ thấy sự kiện kiểu này ngày càng gia tăng với chim, cá và động vật không xương sống.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Phân tích này cho thấy 26% các vụ chết hàng loạt là do bệnh tật, 19% do độc tố môi trường do con người gây ra. Họ cũng kết luận độc tố sinh học từ các hiện tượng như tảo nở hoa cũng gây ra số ca chết đáng kể.
Nhưng vì sao bệnh tật gia tăng và điều gì dẫn tới mức độ tảo nở hoa nguy hiểm vẫn chưa được trả lời, mặc dù thay đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt có thể giúp ta hiểu phần nào.
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Berkeley, San Diego và Yale, cũng tiết lộ rằng giới khoa học còn thiếu hợp tác về vấn đề này.
“Hiện tại, đa số các vụ chết hàng loạt được tường thuật trên báo. Cần có sự theo dõi tốt hơn các sự kiện này,” họ viết.
Trong lúc cộng đồng khoa học chưa phối hợp tốt để đánh giá nguyên nhân các vụ chết hàng loạt, có lẽ không thể trông đợi nhiều vào chính trị gia.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ chết hàng loạt cá và các động vật dưới nước ở Đông Nam Á.
Phân tích này cho thấy 26% các vụ chết hàng loạt là do bệnh tật, 19% do độc tố môi trường do con người gây ra. Họ cũng kết luận độc tố sinh học từ các hiện tượng như tảo nở hoa cũng gây ra số ca chết đáng kể.
Nhưng vì sao bệnh tật gia tăng và điều gì dẫn tới mức độ tảo nở hoa nguy hiểm vẫn chưa được trả lời, mặc dù thay đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt có thể giúp ta hiểu phần nào.
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Berkeley, San Diego và Yale, cũng tiết lộ rằng giới khoa học còn thiếu hợp tác về vấn đề này.
“Hiện tại, đa số các vụ chết hàng loạt được tường thuật trên báo. Cần có sự theo dõi tốt hơn các sự kiện này,” họ viết.
Trong lúc cộng đồng khoa học chưa phối hợp tốt để đánh giá nguyên nhân các vụ chết hàng loạt, có lẽ không thể trông đợi nhiều vào chính trị gia.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ chết hàng loạt cá và các động vật dưới nước ở Đông Nam Á.
Ảnh chụp ở Quảng Bình
Chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc, Campuchia và Singapore đã gặp các tai họa môi trường này. Nhưng không có vụ nào bị chính thức quy cho nhiễm độc do người gây ra. Ngay cả vụ chết cá hàng loạt ở con sông gần thành phố Thiên Tân, nơi xảy ra một vụ nổ nhà kho hóa học lớn, cũng thế.
Khi mà ấm nóng toàn cầu được dùng như câu trả lời sẵn có, giới chức thường nhanh chóng chỉ vào nhiệt độ nước biển gia tăng.
Liệu Việt Nam có làm điều tương tự?
Điều này phụ thuộc chủ yếu cách họ điều tra. Những nhà vận động môi trường kêu gọi đánh giá độc lập. Đây là điều các chính phủ có hệ thống chính trị khép kín thường không thích thú nếu liên quan các dự án bị nghi gây ô nhiễm. Hoặc nếu đó là dự án liên quan quan hệ quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng một điều tra độc lập chi tiết sẽ không chỉ giải thích chuyện xảy ra cho cá và động vật biển, mà có thể còn tìm hiểu tác động đến hệ sinh thái mà nhân loại phụ thuộc.
Nghiên cứu trên PNAS phát hiện các vụ chết hàng loạt có thể thay đổi vĩnh viễn các mạng lưới thức ăn.
Ví dụ, hầu hết một loại nhím biển đã biến mất khỏi vùng Caribê đầu thập niên 1980 vì một tác nhân gây bệnh. Việc này khiến tảo xâm nhập và bóp chết san hô.
Bức tranh to lớn hơn thật quan trọng với Việt Nam vì ngành xuất khẩu hải sản trị giá khoảng bảy tỉ đôla mỗi năm.
Và còn vì tình trạng chết hàng loạt vẫn đang diễn ra, đi về hướng nam.
Chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc, Campuchia và Singapore đã gặp các tai họa môi trường này. Nhưng không có vụ nào bị chính thức quy cho nhiễm độc do người gây ra. Ngay cả vụ chết cá hàng loạt ở con sông gần thành phố Thiên Tân, nơi xảy ra một vụ nổ nhà kho hóa học lớn, cũng thế.
Khi mà ấm nóng toàn cầu được dùng như câu trả lời sẵn có, giới chức thường nhanh chóng chỉ vào nhiệt độ nước biển gia tăng.
Liệu Việt Nam có làm điều tương tự?
Điều này phụ thuộc chủ yếu cách họ điều tra. Những nhà vận động môi trường kêu gọi đánh giá độc lập. Đây là điều các chính phủ có hệ thống chính trị khép kín thường không thích thú nếu liên quan các dự án bị nghi gây ô nhiễm. Hoặc nếu đó là dự án liên quan quan hệ quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng một điều tra độc lập chi tiết sẽ không chỉ giải thích chuyện xảy ra cho cá và động vật biển, mà có thể còn tìm hiểu tác động đến hệ sinh thái mà nhân loại phụ thuộc.
Nghiên cứu trên PNAS phát hiện các vụ chết hàng loạt có thể thay đổi vĩnh viễn các mạng lưới thức ăn.
Ví dụ, hầu hết một loại nhím biển đã biến mất khỏi vùng Caribê đầu thập niên 1980 vì một tác nhân gây bệnh. Việc này khiến tảo xâm nhập và bóp chết san hô.
Bức tranh to lớn hơn thật quan trọng với Việt Nam vì ngành xuất khẩu hải sản trị giá khoảng bảy tỉ đôla mỗi năm.
Và còn vì tình trạng chết hàng loạt vẫn đang diễn ra, đi về hướng nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_vietnam_analysis_massive_fish_deaths
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét