Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Sao cứ 'nhắm mắt' bắt tay làm ăn với Tàu?

Sao cứ 'nhắm mắt' bắt tay làm ăn với Tàu?
Trong lúc nơi vùng biên đảo thiêng liêng của tổ quốc trên Biển Đông đang bị Trung Quốc lấn chiếm từng mét một, thì ở đất liền, nhiều doanh nghiệp nhà nước cứ nhắm mắt nhắm mũi bắt tay làm ăn với Trung Quốc. Lòng tự trọng của họ không biết đang đặt ở đâu?

Một vụ vỡ đường ống nước Sông Đà.
Chưa xét đến phương diện kinh tế, chỉ xét riêng sự tự trọng, tính tự tôn dân tộc đã là không chấp nhận được. Nhất là khi Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) là doanh nghiệp nhà nước, lại trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Trên góc độ kinh tế: Lý do để Viwasupco đưa ra để chấp thuận cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường ống dẫn nước Sông Đà là vì giảm được chi phí 11,8%.

Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Tổng nguồn vốn đầu tư dự án này là trên 4.922 tỷ đồng.

Vật liệu được Viwasupco lựa chọn sử dụng cho tuyến ống số 2 là ống gang dẻo. Đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).

Ai cũng biết, ngành xây lắp Trung Quốc luôn luôn “có vấn đề”, đặc biệt là khi thực hiện các dự án ở nước ngoài, các nước láng giềng hoặc châu Phi. Các doanh nghiệp này thường cạnh tranh bằng cách bỏ thầu giá thấp nhưng lại tích cực vận động “cửa trước cửa sau”. Sau đó sẽ bù lại bằng nhân công giá rẻ và đương nhiên sẽ là chất lượng công trình cũng “giá rẻ” nốt.

Tuyến đường sắt trên cao của Hà Nội là một ví dụ nhãn tiền. Một dự án trọng điểm, tiêu tốn hàng tỷ đô la nhưng lại được xem là dự án bết bát nhất từ trước đến nay. Liên tục bị kêu ca về chất lượng công trình, công nghệ, an toàn thi công và tiến độ.

Với xây lắp của các nhà thầu Trung Quốc, nói câu “của rẻ là của ôi” quả không ngoa chút nào.

Nhìn xa hơn một chút


Trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện tham vọng bá quyền, lấn chiếm biển đảo của các nước láng giềng. Những nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có tư duy rất “thâm sâu” trong việc nắm giữ những thứ được quan niệm là “huyết mạch”, huyết quản”, “xương sống”…

Bởi thế mà nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn có câu đại ý “Nước chảy trong suối thì là nước, nước chảy ra từ huyết quản thì là máu”


Người dân đồng bằng Sông Cửu Long khốn khổ vì hạn hán, do Trung Quốc xây quá nhiều đập ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Suy rộng ra một chút: Lúc bình thường, nước chỉ là nước, nhưng khi người ta xem đường nước là “huyết mạch” thì nước trở thành “máu”. Lịch sử đã chứng minh rằng: Nước thực sự là máu của các vùng đất – những dòng sông là huyết quản của các nền văn minh nhân loại.

Trên thực tế, Trung Quốc đang thực hiện tham vọng kiểm soát “huyết quản” của các nước láng giềng bằng việc nắm giữ "vòi nước". Trung Quốc tạo ra hàng chục con đập trên dòng Lan Thương (tên gọi của sông Mê Kông trên đất Trung Quốc).

Chúng ta đã biết, người dân Lào, Campuchia, Thái Lan và các tỉnh miền Nam Việt Nam đã phải đương đầu với hạn hán khổ sở như thế nào. Một phần cũng do Trung Quốc chặn dòng sông Mê Kông. Và bây giờ, mỗi khi cần nước để chống hạn, ngăn mặn, các nước trong lưu vực sông Mê Kông lại phải trông chờ vào người giữ vòi nước – Trung Quốc.

Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.

Nói thế để thấy rằng: Người giữ vòi nước, huyết quản quan trọng như thế nào!

Nếu từ dự án đường sắt đô thị, cho đến vấn đề đường ống nước sạch Sông Đà mà suy luận ra những chuyện hơi xa, có khi bị chê là phi thực tế, phi kinh tế.

Tuy nhiên, sống cạnh anh bạn láng giềng quen nhìn xa, tầm nhìn đến cả trăm năm mà mình chỉ có tầm nhìn… vài gang, nhìn xa chỉ… vài năm thì có khi lại là thua thiệt.

Từ sự tự tôn dân tộc, từ yếu tố kinh tế, từ góc nhìn xa hơn – để chúng ta có thể thốt lên rằng: Quyết định khoán cho Trung Quốc xây đường cấp nước cho cả Thủ đô là “không thể nào hiểu nổi”.

"Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch thành phố Hà Nội"
Đấy là tiền thuế của dân!

Vinaconex phải tự nhìn lại mình…?
Để triển khai xây dựng đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, Ủy ban Nhân dân thành phố ...

H.C.T
http://petrotimes.vn/sao-cu-nham-mat-bat-tay-lam-an-voi-tau-398841.html

  •  Anh 15:32 | 23/03/2016
    Thế nào chẳng bị đội vốn lên 50%. Bài cũ rồi mà chưa sáng mắt ra.
  •  Nguyễn Hải Quân 15:33 | 23/03/2016
    Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông là bài học đắt giá để UNDTP Hà Nội và người dân Thủ Đô thấy rõ, đội vốn lên gần gấp 3 trong khi thi công ì ạch. Rất có thể ai đó ký kết với nhà thầu Trung Quốc hưởng lợi không nhỏ nên mới để họ trúng thầu, làm thiệt hại đáng kể đến tiền của Nhân dân còn lưng nộp thuế. Bây giờ lại để Trung Quốc thắng thầu ư? Có thật giảm 11,8% hay lại đội vốn lên gấp 2 đến 3 lần như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông?
    Những người để Trung Quốc thắng thầu liệu có xơ múi gì trong dự án này hay không? Trung Quốc là nước chịu chi lại quả lớn mặc dù bỏ thầu thấp, sau đó dây dưa kéo dài đòi đội vốn. Dư luận cho rằng cần coi lại những cán bộ chỉ nghĩ đến lợi riêng trong dự án này nên cách chức đi cho rồi. Ai dám chắc gang dẻo Trung Quốc không có chất độc hại? Chỉ có người dân Hà Nội lãnh đủ
  •  Trần Trụi 15:33 | 23/03/2016
    Không thể hiểu nổi. Có khi là do tại mình ngu quá!
  •  Nguyễn Ngọc Thành 15:34 | 23/03/2016
    "Từ sự tự tôn dân tộc, từ yếu tố kinh tế, từ góc nhìn xa hơn – để chúng ta có thể thốt lên rằng: Quyết định khoán cho Trung Quốc xây đường cấp nước cho cả Thủ đô là “không thể nào hiểu nổi”" 
    Tôi không biết anh là ai mà dám nói lên điều mà ai cũng thấy nhưng nói thì chỉ có anh. Tôi tôn trọng ý kiến của anh. Nhưng để nghe anh nói và làm có lẽ là một quãng đường dài dài lắm.
  •  tuân 15:35 | 23/03/2016
    Tôi đồng ý kiến với bài viết. Sẽ có rât nhiều lý do để bào chữa cho việc nhận nhà thầu TQ. Với tôi thì lo không biết chất liệu làm đường ống có chất gây ung thư hay bệnh gì không? Vì ai cũng biết TQ là nơi sản xuất ra chất độc mà nhất là với VN, đến cái quần cái áo còn có nữa là đường ống nước! Nay có thể chưa nhưng thế hệ sau hãy coi chừng.
  •  Hồng Ngọc 15:36 | 23/03/2016
    Bài viết rất hay, đúng là tầm nhìn vài gang...
  •  Phạm tài 15:36 | 23/03/2016
    Bài viết rất hay và sâu sắc, cảm ơn tác giả
  •  Quốc Việt 15:37 | 23/03/2016
    Thật không hiểu nối! Người xưa nói: trót dại thì một lần thôi chứ. Đằng này thì nào là Kênh Nhiêu Lộc; nào là đường sắt đô thị; nào là xi măng lò đứng; và bây giờ lại đường ống nước. Mà cũng lấy làm buồn cho nền công nghiệp trong nước đến cái ống dẫn nước như thế cũng không làm được sao? Cái gì cũng Trung Quốc.
  •  tran trung 15:38 | 23/03/2016
    Bài viết hay, nhưng... hiền quá!
  •  Phạm Thanh Vũ 15:38 | 23/03/2016
    Bài viết rất hay, mong rằng mọi người dân và lãnh đạo cao cấp đọc được bài báo này. Nhất là nên gởi cho bác Thăng bài báo này.
  •  Trần Đức Việt 15:38 | 23/03/2016
    Hoan nghênh và đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Nước là sự sống mà đây lại là đường ống cung cấp nước cho hàng triệu người dân Thủ đô thì không nên giao cho nhà thầu Trung Quốc (đồ tàu chúng ta đã quá rõ chất lượng không ra gì mà). Lãnh đạo Vinaconex nên có tầm nhìn vì đại sự, vì lòng tự tôn dân tộc.
  •  Trần văn tùng 15:40 | 23/03/2016
    Coi chừng kẻo nguồn nước bị nhiễm độc.
  •  Mr son 15:41 | 23/03/2016
    Bài viết rất hay, bản lĩnh quá. Cảm ơn
  •  Phạm Hùng 15:41 | 23/03/2016
    Bài báo rất hay và toà soạn rất dũng cảm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét