Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Ánh Viên nên giải nghệ ngay lúc này!

Giải nghệ làm sao được; đã ăn lương quân nhân chuyên nghiệp, nhận quân hàm đại úy, được quân đội đưa đi Mỹ đào tạo để mang về những vinh quang cho quân đội, thì chắc chắn Ánh Viên đã phải ký những ràng buộc với quân đội. Chắc cô chỉ có thể thoát được nếu ở lại định cư bên Mỹ. Đúng là không có nghề nào cực khổ và bạc bẽo như vận động viên; có mấy ai được vinh quang như Ánh Viên lúc này đâu. Chỉ có nghề quan chức phụ trách thể dục thể thao thành tích cao là sướng. Nếu có con, không nên cho chúng theo nghề thể thao thành tích cao. Không nên dùng 100% tiền ngân sách để đào tạo những vận động viên như Ánh Viên; chỉ nên dùng tiền ngân sách để hỗ trợ.
Ánh Viên nên giải nghệ ngay lúc này!
Thu Chang - Liệu điều này có thể xảy ra ngay sau khi Ánh Viên vừa lập một loạt chiến công hiển hách ở SEA Games 28?  “Không gì bạc bẽo như nghề VĐV”. Cứ nhìn vào nhà vô địch SEA Game 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân. HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ đi quét rác, rồi Thu Cúc – Cô gái Vàng điền kinh Việt Nam cũng phải lay lắt bán cà phê để kiếm sống. Tiền vệ Quách Thanh Mai (Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam) ở nhà phụ bố mẹ trông coi cửa hàng xe máy, xắn tay áo vá săm, thay dầu, siết bu lông… Hay cựu thủ môn Kim Hồng cũng phải lay lắt đi bán bánh mì dạo.

Nguyễn Thị Ánh Viên hiện đang là cái tên khiến cả nước quan tâm, chú ý khi cô đã làm được điều thần kì trên đất Singapore. Tuy nhiên, giữa những làn sóng ca ngợi, chúc tụng và kì vọng, một fan của Ánh Viên đã đưa ra ý kiến khiến nhiều người bất ngờ: "Một người khôn nên biết chọn điểm dừng để giữ tiếng vang. Người thông minh nên biết lấy sự nổi tiếng mà kiếm tiền nuôi sống gia đình.


Tại sao chị lại khuyên em giải nghệ vào lúc này?

Kỳ đại hội SEA Games 28 vừa rồi có lẽ em là người thành công nhất trên đường đua xanh. Em đã gặt hái được 8 HCV và điều đó có thể cả đời em sẽ không bao giờ lặp lại được.

Cụ thể, em hãy nhìn vào Michael Fred Phelps tại giải bơi lội vô địch thế giới 2007, Phelps đã giành 7 huy chương vàng và phá 5 kỷ lục thế giới.

Nhưng cũng kể từ đó, dù Phelps đã rất cố gắng nhưng anh ta vẫn không bao giờ lặp lại được thành tích này. Sau đó vài năm, Phelps đã phải giải nghệ.

Hiện tại, tiếng vang của em từ đứa trẻ lớp 1 đến người già 100 tuổi ai cũng biết. Điều này có cả tỷ người mơ như em cũng chẳng được. Vậy tại sao em không lấy sự nổi tiếng đó làm kinh doanh?




Ánh Viên đã đạt được những thành tích thần kì ở Singapore

Vì mục đích cuối cùng của em cũng chỉ là tập luyện để thi đấu kiếm tiền trang trải bản thân và nuôi gia đình.

Gần đây, chị có đọc một bài báo về hoàn cảnh gia đình em nghèo khó. Nhờ em có chút thành tích mà gia đình em mới có được căn nhà mái ngói che nắng mưa.

Nhưng bây giờ nếu em tuyên bố giải nghệ, chỉ cần đứng sau em là một ông bầu marketing cộng với sự nổi tiếng lúc này của em thì chẳng mấy chốc gia đình em có nhà lầu xe hơi để chạy.

Bố mẹ em cũng chẳng phải chật vật, vật lộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày. Em cũng có tiền đi du lịch khắp nơi mà chỗ nào mình thích. Em nên nhớ, cơ hội chỉ đến với em lúc này thôi nhé.

Tại sao chị nói thế?

Vì sự nghiệp thành công của một vận động viên rất ngắn. Nó không cho em cơ hội để làm lại. Bây giờ em có thể đánh đổi cả tuổi thanh xuân để mang vinh quang về cho nước nhà nhưng khi giải nghệ rồi thì em sẽ làm nghề gì, lấy tiền đâu để sống?

Nhiều người than với chị rằng: “Không gì bạc bẽo như nghề VĐV”.

Cụ thể, em cứ nhìn vào nhà vô địch SEA Game 22, Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân. HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ đi quét rác, rồi Thu Cúc – Cô gái Vàng điền kinh Việt Nam cũng phải lay lắt bán cà phê để kiếm sống.

Chắc em cũng biết tiền vệ Quách Thanh Mai (Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam) sau khi chia tay sân cỏ đã quyết định ở nhà phụ bố mẹ trông coi cửa hàng xe máy. Thậm chí chị phải xắn tay áo vá săm, thay dầu, siết bu lông…

Hay cựu thủ môn Kim Hồng của TP HCM trước khi trở lại làm HLV phó tuyển nữ Việt Nam cũng phải lay lắt đi bán bánh mì dạo.


QBV 2010 Kim Hồng cũng chật vật trước khi bước chân vào con đường HLV

Đó là vài trường hợp chị ví dụ cho em thấy. Trước đây họ cũng như em bây giờ, nổi tiếng đình đám cả nước. Mỗi khi những cái tên đó nhắc đến được xem như là một niềm tự hào của Thể thao Việt Nam.

Giờ đây, họ lại phải mỏi mòn, chật vật với cuộc sống thường ngày thì có "đắng lòng" không?

Đối xử kiểu đó người ta bảo là “vắt chanh bỏ vỏ” đấy em.

Cuộc đời VĐV nó xót xa và bạc bẽo lắm. Vì vậy chị mong rằng em hãy nhìn vào những gương mặt đó mà thức tỉnh.

Hiện tại, em cũng đã được người ta tặng cho căn 1 tỷ. 8 HCV em cũng có gần 500 triệu đồng.

Nếu bây giờ em giải nghệ, với sự nổi tiếng của mình chị chắc chắn rằng mỗi tháng em sẽ có thu nhập ít nhất 100 triệu đồng và cuối năm gia đình em sẽ có nhà lầu xe hơi để đi".


Ý tưởng trên gần như không thể xảy ra ở hiện tại khi mà Ánh Viên đang là kình ngư có phong độ cao và sẵn sàng chinh phục những thử thách mới.

Tuy nhiên, chia sẻ trên rất đáng để ngành thể thao nước nhà phải suy ngẫm.

Cần có những việc làm cụ thể hơn với các VĐV đã giải nghệ để họ không bị lãng quên, chật vật kiếm sống qua ngày sau một tuổi trẻ miệt mài tập luyện tìm kiếm vinh quang cho Tổ quốc.

http://soha.vn/the-thao/anh-vien-nen-giai-nghe-ngay-luc-nay-20150617082634661.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét