Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Thuốc lá điện tử

Lưu bài này cho cô bạn nghiện thuốc lá đọc
Thuốc lá điện tử
Chu Mộng Long – Cuối năm nói chuyện thuốc lá điện tử cho vui. Cái món thuốc lá điện tử do một dược sĩ người Hoa sáng chế đầu tiên. Số phận của nó thăng trầm khi tổ quốc của nó cũng như ta chưa thoát ra khỏi tập tục bầy đàn. Ca ngợi hay phê phán đều từ một diễn ngôn quyền lực nào đó định hướng cho cả đám đông. Mà quyền lực của thể chế chúng ta đang sống có sức lôi kéo đám đông chính là truyền thông, dù nó chỉ được xếp hàng thứ tư.
Người phát minh ra thuốc lá điện tử là Hàn Lực phải ngậm ngùi khi sản phẩm của mình bị đánh cắp và đắc dụng tại châu Âu, trong khi, nếu không đảm bảo giá trị như báo chí quốc nội đàm tiếu, thứ sản phẩm mang nhãn China này đã phải bị đào thải bởi thị trường tiêu dùng khó tính của người Âu.

Việt Nam mới tiếp nhận thuốc lá điện tử được vài năm nhưng cũng thật eo sèo. Khi mới xuất hiện, báo chí Việt Nam ngợi ca hết lời. Bỗng dưng gần đây một vài tờ báo tỏ ra hiểu biết phán như thánh phán làm cho người tiêu dùng hốt hoảng tưởng như dùng thuốc lá điện tử là chết ngay!

Một dân tộc trí năng kém chỉ cần một bài báo đã có thể xỏ mũi dắt vào bóng tối hoặc lôi ra ánh sáng. Trong khi họ quên rằng, một bài báo chỉ là diễn ngôn của một cá nhân, ở tầm trí tuệ cao hoặc thấp, có thể đáng tin hoặc không đáng tin. Mà báo chí Việt Nam thì không đáng tin nhiều hơn là đáng tin. Phần đa bọn phóng viên này ngu dốt nhưng tỏ ra nguy hiểm. Nào là thuốc lá điện tử độc hại hơn, dễ gây nghiện hơn thuốc lá thông thường.

Cái lưỡi của chúng lật qua lật lại như chớp để chứng minh mình thừa khả năng tráo trở hơn mọi loài động vật tráo trở.

Xem chừng bọn lá cải viết bài đả kích thuốc lá điện tử vừa rồi, nếu không ganh tị vì cái gọi là “đẳng cấp” thì cũng chỉ vì… làm bồi cho các hãng thuốc lá nội địa, tạo lí do cho thuốc lá nội địa giữ thế độc quyền!

Có giỏi thì sao các báo không đồng loạt kêu gọi Chính phủ lập tức đóng cửa các nhà máy thuốc lá nội địa và đánh thuế thật cao thuốc lá nhập ngoại như Malaysia, Singapore để làm cuộc cách mạng triệt để về môi trường cho dân nhờ?

Với lối tư duy bề ngoài tỏ ra nhân đạo, quan tâm đến sức khỏe của dân, nhưng bên trong lại làm tiền bằng mọi giá mới có chuyện nhà máy rượu bia, thuốc lá vẫn được phép sản xuất ào ạt và giá rẻ như bèo để lôi kéo nhiều người sử dụng và đầu độc được cả cộng đồng!

Không làm cách mạng triệt để được như người ta thì tốt nhất là để cho dân lựa chọn. Trong 2 cái xấu, người dân có quyền lựa chọn cái ít xấu hơn chứ không nên chơi trò bài xích vô nguyên cớ để độc quyền.

Về lý thuyết, một điếu thuốc lá thông thường có đến 7000 chất, trong đó nicotine chỉ là chất gây nghiện, còn cả ngàn tạp chất khác đều bị đốt lên mới là chất độc hại. Vậy thì lí do gì, khi chiết suất chỉ còn nicotin (từ lỏng kích sang hơi nước chứ không phải đốt lên thành hắc ín) lại độc hại hơn một điếu thuốc thông thường?

Mà xin lỗi, các bạn tưởng thuốc lá thông thường là cây thuốc tự nhiên đấy ư? Có khi toàn giấy báo tẩm hóa chất, trong đó đầy tạp chất với nicotine thôi. Một lần mình thử ngâm nước thì thấy ngay xác của nó là… giấy báo!

Thôi thì nói chuyện lý thuyết với đám đông thiểu năng chẳng có nghĩa gì. Họ vẫn dùng mọi loại thức ăn đồ uống độc hại hàng ngày cho đến khi chính thức bị phát hiện ra sự độc hại. Thực ra, độc hại hay không cứ thí nghiệm bằng chính cơ thể của mình chứ không đợi đến cái loại xét nghiệm như “xét nghiệm nhân bản” của Việt Nam. Mình hút thuốc lá điện tử cho đến nay đã 3 tháng. Kết quả là, tim mạch hoạt động tốt, cổ họng không còn khô đắng, hết ho, vai cổ không còn nhức mỏi, đơ cứng như trước đây hút thuốc thông thường. Nếu độc hại ắt không có cái cảm giác về sự thay đổi ấy!

Cai nghiện hẳn thì không dám nói, nhưng từ khi hút thuốc lá điện tử, bây giờ không thể hút, thậm chí chỉ ngửi mùi thuốc lá do người khác hút đã có thể phát ói vì nó khét lẹt!

Tiện đây, mình khuyên bạn nào đã hút thuốc lá điện tử thì không nên dùng thuốc lá thông thường nữa. Còn nếu dùng cả hai luân phiên thì không có cảm giác như mình nói trên kia nhé!

Sự thật thì cai (mọi loại) nghiện là tự phá bỏ thói quen chứ không phải thay thứ này bằng thứ khác. Với mọi người thế nào, còn với mình, cảm giác thèm thuốc như trước đây giảm đi rất nhiều. Thích thì ngậm rít vài hơi chơi vui, không thích thì cả ngày không rít hơi nào cũng thấy không sao chứ không phải “thèm ngây ngất” như lũ báo chí hay bác sĩ nào đó phán như thánh phán!

Trước đây mình hút, vợ con phải chịu đựng khổ sở vì hít phải cái mùi khó chịu của người không hút thuốc. Nay nhà cửa sạch tinh tươm. Ít nhất đánh răng không còn thấy cái màu vàng khè gớm ghiếc. Thú thật, từ khi hút thuốc lá điện tử, cái mồm của mình tự tin hơn khi nói chuyện với bạn bè và… hôn vợ con!

Bây giờ thì vả vào mồm bọn lá cải quốc nội bằng bài báo này nhé:
————————


Gặp người phát minh thuốc lá điện tử

Hàn Lực, người phát minh thuốc lá điệntử

RFI – Các nghị sĩ Châu Âu, ngày 08/10/2013, đã thông qua một nghị quyết tăng cường luật lệ chống thuốc lá, nhưng coi thuốc lá điện tử là một sản phẩm thương mại thông thường, có thể buôn bán tự do. Ông Hàn Lực (Hon Lik), người phát minh ra thuốc lá điện tử cách nay hơn 10 năm, hài lòng về quyết định của Châu Âu. Phóng viên RFI Stéphane Lagarde đã gặp cha đẻ thuốc lá điện tử tại Bắc Kinh.

Ông Hàn Lực và điếu thuốc lá điện tử trước cửa 
văn phòng của ông, ngọai ô Bắc Kinh (RFI/Stéphane Lagarde)

Những điếu thuốc lá điện tử đầu tiên, được cất giữ trong túi ny long, để ở ngăn kéo văn phòng ông Hàn Lực . Không cần thuyết phục lâu, tác giả đã cho chúng tôi xem những mẫu phẩm này.

Trái: Sản phẩm mẫu năm 2002. Phải : Sản phẩm
kinh doanh năm 2012 (RFI/Stéphane Lagarde)

Ông Hàn Lực vui vẻ giải thích: «Tôi sáng chế ra điếu thuốc lá điện tử đầu tiên vào năm 2002. Nếu ấn vào nút thì bạn hít được một hơi. Nhưng bây giờ thì không cần ắc quy nữa». Vào thời điểm đó, việc «hút» thuốc không hề dễ dàng chút nào: Ống hút đấu nối với các bộ phận điện tử và cục pin LR6. Sự ra đời và hoàn thiện của thuốc lá điện từ xuất phát từ chính tấm bảng đấu nối chằng chịt các thiết bị điện tử này. Ông Hàn Lực cho biết: «Bản thôi tôi đã dùng miếng dán cai thuốc lá để bỏ hút, nhưng không có kết quả. Sau đó, tôi mơ ước có một loại thuốc lá tạo cảm giác đang hút, nhưng không phải là hút thực sự».

Tự học về điện tử

Làm thế nào mà một người tốt nghiệp y học cổ truyền Trung Quốc lại có thể là tác giả một phát minh như vậy ? Ông Hàn Lực giải thích: «Tôi đã tìm hiểu và tự học bằng cách tháo gỡ các thiết bị điện tử của đài phát thanh, đó là vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa khi tôi học trung học». Như vậy, sau khi phát minh ra thuốc súng, vải tơ, giấy và lúa thay đổi gen, giờ đây, người Trung Quốc phát minh ra thuốc lá điện tử. Khi được đưa ra thị trường, sản phẩm này bán rất chạy tại Trung Quốc từ năm 2005. Một năm sau, 2006, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ việc dùng thuốc lá điện tử. Công ty Thuốc lá Như Yên (Ruyan), nhà sản xuất thuốc lá điện tử, còn bị cáo buộc quảng cáo giả dối.

Tẩu điện tử (RFI/Stéphane Lagarde)

Do vậy, việc bán thuốc lá điện tử bị giảm sụt mạnh. Ông Hàn Lực cho biết là sản phẩm này vẫn không được thừa nhận tại Trung Quốc. «Nhưng đây thực sư là một phát minh cách mạng và tôi rất tự hào, nhất là mỗi khi nhìn thấy sản phẩm thuốc lá điện tử của mình được sử dụng ngày càng nhiều với lọ dung dịch mùi ở Mỹ và ở Châu Âu. Trong lịch sử ngắn ngủi của nó, thuốc lá điện tử đã vấp phải nhiều thách thức, các phương tiện truyền thông đã có nhiều nghi ngờ, không hiểu và sản phẩm của tôi thường xuyên bị sao chép. Thế nhưng, đây thực sự là phát minh của Trung Quốc và lẽ ra chính phủ Trung Quốc phải tranh thủ lúc này để nói đến các vụ vi phạm bản quyền phát minh sáng chế với các nước phương Tây».

Tên thật của cha đẻ thuốc lá điện tử là Han Li. Nhưng khi công ty của ông được đưa lên sàn chứng khoán, ông quyết định đổi tên thành Hon Lik (Hàn Lực), bởi vì cái tên mới, nói theo tiếng Quảng Đông thì có vẻ «Anh hơn». Mặc dù có hàng triệu sản phẩm thuốc lá điện tử được bán ở Châu Âu và Hoa Kỳ, trụ sở của công ty Như Yên không nằm trong các tòa nhà sang trọng của khu kinh doanh Bắc Kinh hay Thượng Hải, mà ở tầng trệt khu nhà dành cho giới ngọai giao, ở vành đai ngọai ô thứ hai Bắc Kinh, thường là nơi ở của các chuyên gia ngoại quốc. Ông Hàn Lực thổ lộ: «Tôi đã làm nhiều thử nghiệm, tập trung nghiên cứu và mất nhiều thời gian. Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ nổi tiếng». Thích nổi tiếng vì không thể làm giàu được ? Chưa chắc. Tập đoàn thuốc lá Châu Âu nổi tiếng Imperial Tobacco đã thông báo ý định mua lại các bằng phát minh của ông với giá 75 triệu đô la.

Mẫu thuốc lá điện tử năm 2002 (RFI/Stéphane Lagarde)

Giờ đây, nhiều người ủng hộ thuốc lá điện tử. Về phần mình, Hàn Lực khẳng định là không muốn giành ưu tiên cho một điểm bán nào, đồng thời thừa nhận, sản phẩm của ông không phải là thuốc tân dược. «Nếu như thuốc lá điện tử có thể giúp bỏ hút thuốc lá (…) điều chủ yếu trong quyết định bỏ hút thuốc lá, trước tiên, là động cơ quyết tâm của người nghiện». Quyết định của nghị viện Châu Âu giúp tránh được các cuộc điều tra kéo dài về sản phẩm này.

Trước khi chia tay, ông Hàn Lực đã mở một chiếc cặp nhỏ đựng nhiều sản phẩm mẫu cho chúng tôi xem. Có đủ loại như cigar và tẩu điện tử và cả một bảng điện tử nhỏ gắn trên một chiếc thắt lưng. Ông giải thích: Đây là sản phẩm làm giảm đau cho phụ nữ trong lúc bị kinh nguyệt, nhưng cuối cùng, chúng tôi đã từ bỏ ý định kinh doanh sản phẩm này. Hiện nay, ông đang nghĩ đến việc chế tạo máy làm giảm ô nhiễm bên trong nhà. Nếu phát minh này ra đời, nó có thể gặt hái được thành công như thuốc lá điện tử. Bởi vì, chỉ số ô nhiễm các phân tử siêu nhỏ ở Bắc Kinh rất cao, khoảng 230, tức là gần gấp 5 so với ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nguồn: http://www.viet.rfi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét