Châu Á hoang mang trước chính sách tiền tệ cứng rắn của Mỹ
Thanh Hà: Chứng khoán châu Á mất giá sau thông báo của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tiếp tục "siết chặt" chính sách tiền tệ. Dự trù Fed tăng lãi suất trong tương lai, vốn đầu tư tại châu Á bắt đầu chuyển hướng về thị trường Mỹ. Nhiều đơn vị tiền tệ tại các nền kinh tế đang trỗi dậy bị mất giá.
Hôm qua, 29/01/2014, Ngân hàng trung ương Mỹ đánh giá tình hình kinh tế nước này bất đầu khả quan. Do vậy Fed dự trù giảm mức hỗ trợ kinh tế bằng cách hạn chế mức độ can thiệp trên thị trường tiền tệ. Cụ thể : từ tháng 2/2014 mỗi tháng Fed chỉ mua vào 65 tỷ đô la thay vì 75 tỷ như hiện tại và trước đó nửa là 85 tỷ/tháng. Quyết định nói trên mở ra triển vọng Ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất. Như vậy đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn.
Để chuẩn bị cho viễn cảnh đó, một số các nhà đầu tư đang hiện diện tại châu Á bắt đầu rút vốn khỏi khu vực này để « chuyển hướng » sang thị trường Mỹ. Một chuyên gia của ngân hàng Crédit Agricole CIB ví von : các thị trường tài chính Á châu như ở trong thế « trên đe dưới búa ».
Không chỉ riêng gì châu Á, mà nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy từ Brazil đến Ấn Độ, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Achentina, từ Nga đến Nam Phi đều chịu tác động dây chuyền. Nhiều nhà phân tích lo ngại ngành tài chính trên thế giới sẽ bị chao đảo.
Để ngăn chặn tác động của hiện tượng đồng tiền quốc gia bị mất giá, Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo tăng lãi suất chỉ đạo để cầm chân các nhà đầu tư. Achentina và Nam Phi, Nga cũng như Ấn Độ đều đã tung ra hàng loạt các biện pháp để ngăn chặn sự « thất thoát » tiền tệ nói trên. Dù vậy đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đồng rúp của Nga vẫn tiếp tục trượt giá.
Ngân hàng trung ương Mỹ dự trù tăng lãi suất :
Chỉ số Nikkei của Tokyo sụt giảm - REUTERS /Yuya Shino
Vào giữa phiên giao dịch hôm nay 30/01/2014, chỉ số chứng khoán tại các sàn chứng khoán châu Âu, từ Luân Đôn đến Paris, Frankfurt đều bị giảm giá nhẹ. Ngược lại ở châu Á, các nhà đầu tư đã phản ứng mạnh : chỉ số Nikkei của Tokyo sụt giảm 2,45 %, Hồng Kông và Thượng Hải cũng mất giá nhưng không bị chấn động bằng ở Tokyo.Hôm qua, 29/01/2014, Ngân hàng trung ương Mỹ đánh giá tình hình kinh tế nước này bất đầu khả quan. Do vậy Fed dự trù giảm mức hỗ trợ kinh tế bằng cách hạn chế mức độ can thiệp trên thị trường tiền tệ. Cụ thể : từ tháng 2/2014 mỗi tháng Fed chỉ mua vào 65 tỷ đô la thay vì 75 tỷ như hiện tại và trước đó nửa là 85 tỷ/tháng. Quyết định nói trên mở ra triển vọng Ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất. Như vậy đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn.
Để chuẩn bị cho viễn cảnh đó, một số các nhà đầu tư đang hiện diện tại châu Á bắt đầu rút vốn khỏi khu vực này để « chuyển hướng » sang thị trường Mỹ. Một chuyên gia của ngân hàng Crédit Agricole CIB ví von : các thị trường tài chính Á châu như ở trong thế « trên đe dưới búa ».
Không chỉ riêng gì châu Á, mà nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy từ Brazil đến Ấn Độ, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Achentina, từ Nga đến Nam Phi đều chịu tác động dây chuyền. Nhiều nhà phân tích lo ngại ngành tài chính trên thế giới sẽ bị chao đảo.
Để ngăn chặn tác động của hiện tượng đồng tiền quốc gia bị mất giá, Thổ Nhĩ Kỳ vừa thông báo tăng lãi suất chỉ đạo để cầm chân các nhà đầu tư. Achentina và Nam Phi, Nga cũng như Ấn Độ đều đã tung ra hàng loạt các biện pháp để ngăn chặn sự « thất thoát » tiền tệ nói trên. Dù vậy đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như đồng rúp của Nga vẫn tiếp tục trượt giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét