Cái cốt lõi của những vấn đề cốt lõi
Như vậy là "con rắn ráo" Quý Tỵ đã chuồn, nhường đường cho "Chú Ngựa" Giáp Ngọ đang hí vang và phi (tất nhiên, những bước đầu tiên, chưa biết chú ta "phi nước đại hay phi nước tiểu". Nhưng hi vọng là chú ngựa Giáp Ngọ sẽ phi đúng đường và phi nước đại để dân ta "mã đáo thành công !" (......).Bây giờ là 18 giờ 12 phút ngày cuối cùng của năm Tỵ, và trong hoàn cảnh giầu nghèo, sang hèn, thừa ăn, thiếu ăn, đồng chính kiến và bất đồng chính kiến, tin và không tin, trong nước và ở nước ngoài, người Việt (người Kinh) hoặc người các dân tộc thiểu số Việt Nam đang hồi hộp, có cả lo ấu, có cả buồn và vui, chuẩn bị đón giao thừa, thời khắc thiêng liêng bàn giao năm cũ cho năm mới với hành trang chưa có gì làm phấn khởi lắm.
Người ta rất sợ những con số thống kê, rất sợ những "bản báo cáo từ dưới lên trên" tất cả đều được nhào nặn đến từng dấu phẩy (cho đúng với tình hình). Do đó, tìm cốt lõi của sự thật là một việc làm đầy rấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu không báo cáo, nếu không có những con số thống kê thì cấp trên của cấp dưới, cấp trên của cấp trên làm sao nắm được thực tế và phi thực tế mà định ra đường lối chính sách "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" để "cùng toàn dân đưa đất nước phát triển ?".
Trong sự bùng nổ thông tin hiện nay, người quan tâm đến các chiều của thông tin, nếu không có kiến thức nhất định và sự hiểu biết tối thiểu thì khó lòng phân định đúng sai, phải trái, vì nhiều "ông làm thông tin tuyền thông vẫn phải đi đúng quỹ đạo" tức là nói một chiều, mà dân nghe một chiều mãi rồi cũng nhàm không muốn nghe nữa. Do đó, tìm ra vấn đề "cốt lõi" của cốt lõi cần có quá trình và cần có sự kiên định tư tưởng với một thiện chí cần thiết.
Có lẽ chưa bao giờ, đất nước Việt nam ta có nhiều phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay, điều mà cách đây gần 40 năm, mơ cũng không có. Nhưng chính cái "phong phú" đa dạng ấy, người tiếp nhận thông tin càng bị lạc vào "mê hồn trận", đôi khi chẳng biết thế nào mà lần. Từ đó tôi có vài ý kiến nhỏ, chủ yếu là mail cho "Quê choa" dùng thế nào có lợi thì dùng để dư luận có thêm cái để "mở rộng dư luận".
Trên báo chính thống cũng như trên các Trang mạng có đông đảo người truy cấp hằng ngày, nhiều bài báo của các vị Tướng (trong đó có Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, 99 tuổi còn khá minh mẫn đưa ra những ý kiến sắc sảo) nhưng tôi có cảm giác là bị coi thường. Còn nhớ, những ý kiến của vị Đại tướng của nhân dân vừa mới qua đời ở tuổi 103 được cả nước và bầu bạn thế giới tưởng nhớ để tang cũng từng đã "bị coi thường", để đến khi Cụ "nhắm mắt xuôi tay", nhân dân vẫn còn nuối tiếc, giá như những ý kiến của cụ được người ta nghe theo thì...
Học lý luận và triết học nói chung và lý luận chủ nghĩa Mac-Lenin, tôi vẫn vận dụng tinh thần những "cặp phạm trù", trong xử lý nhận thức hằng ngày, nhất là các phạm trù về "bản chất và hiện tượng", "nội dung và hình thức"...Những nhà lãnh đạo của chúng ta hiện nay nhất là từ bậc trung cấp trở lên, ai cũng thuộc lòng những phạm trù này, song khi thi hành vào thực tế thì lại quên hoặc cố tình quên. Thực tế diễn ra nhiều cái trái ngược rất cơ bản so với lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ giáo.
Trong thời đại hiện nay, ở đâu trên thế giới còn "giai cấp vô sản"? Theo tôi hiểu thì người cộng sản là những người thuộc "giai cấp vô sản", nhưng ở các nước khác tôi không rõ lắm, nhưng ở Việt Nam, thì gần như tất cả gần 4 triệu đảng viên cộng sản, nhất là những đảng viên nắm giữ chức quyền hoàn toàn không phải là "vô sản" mà có thể cũng không còn là "cộng sản" theo định nghĩa của lý luận Mac-Lê.
Bây giờ những người giầu nhất Việt nam, giữ những chức vụ chủ yếu các cấp, thậm chí chức vụ từ trưởng phó thôn trở lên là những người giầu nhất so với mặt bằng kinh tế gia đình ở khu dân cư. Vì các vị ấy lợi dụng chức quyền và được chính quyền ưu ái nhiều mặt, chế độ được hưởng một, thì các vị ấy tự biến tướng để được hương gấp nhiều lần. Ai có tài sản trị giá 900 tỷ đồng Việt Nam làm của thế chấp cho vợ nhỏ ? Ai có 260 tỷ để làm nhà biệt thự tại một vùng miền núi, ai có 100 tỷ cho con trai xây dựng khu nhà ở? Ai có tiền làm nhà ở Cầu Giấy dát bằng vàng?
Ngay ở quê tôi, một vùng quê nghèo trước đây, có một vị làm thủ trưởng một cơ quan cấp tỉnh, một lúc bỏ ra hơn 3 tỷ đồng "tài trợ" xây đình làng. Dân bảo rằng, ngôi đình ấy là của "ông tài trợ" chứ không phải đình của làng. Ấy là chưa kể, cách đây mấy năm, ông về làng sắn sàng mua không mặc cả, bớt xén các mảnh đất chung quanh nhà ông để mở rộng diện tích xây dựng khu Nhà thờ cho gia đình ông, chứ họ đại tôn của ông có Nhà thờ rồi. Những người này hiện có thuộc "giai cấp vô sản" nữa hay không. Đến Cụ Mác hay Cụ Lê-nin sống lại cũng không thể lấy thực tế ấy định nghĩa sát đúng cho hai chữ vô sản.
Một vài ví dụ nêu trên để chứng minh rằng nhiều người, trong đó có cả những lão thành cách mạng, muốn thay đổi thể chế, đúng như lới Thủ tướng kêu gọi đầu năm, không thể thay đổi được. Đây là vấn đề cốt lõi của các vấn đề cốt lõi.
Ý muốn thay đổi là rất đáng trân trọng và còn là hi vọng của tuyệt đại đã số nhân dân lao động, nhưng bản thân những người hiện nắm giữ một tái sản khổng lồ, hãy tự nguyện kê khai và trao trả các của cái thu nhập bất chính ấy cho Nhà nước cho nhân dân thì mới thật sự giải quyết vấn đề cốt lõi nhằm thay đổi thể chế.
Một khi các nhóm lợi ích, các thế lực của đồng tiền còn ngư trị trên mọi lĩnh vực của xã hội, thì kêu gọi thay đổi thể chế chỉ là "tiếng mõ trên không trung" mà thôi. Tôi sắp về với Tổ tiên nhà tôi nên tôi có suy nghĩ rằng, sống trên đời này, lòng tham là vô tận nhưng lương tri và lương thiện lại có giới hạn. Mỗi người sống dù giầu hay nghèo, mỗi ngày không thể ăn quá 5 bữa, càng có nhiều sơn hào hải vị càng không thể ăn được nhiều cơm. Và khi chết, nếu chôn thông thường thì chỉ chiếm chưa đến 2 mét khối đất, và nếu "điện táng" thì chỉ còn nhúm tro vào trong lọ là xong. Cho dù anh có đến 10 cái biệt thự, có hàng trăm hec-ta đồn điền, trang trại, có hàng chục sân gôn, khách sạn "5 sao", tiền vào nhà như nước sông Đà đi chăng nữa, thì khi chết, anh cũng chẳng mang theo được gì mà chẳng ái cho mang theo đâu. Vậy vấn đề cốt lõi là vấn đề đơn giản, hãy làm người vô sản như Leenin đã dạy đi. Tham quyền cố vị mà làm gì, có ai sống vĩnh cứu được đâu.
Cho nên vấn đề cốt lõi là phải và dứt khoát phải thay đổi thể chế. Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, triều đại nào có Vua liêm chính thời đại ấy bền lâu và được lòng dân, thời đại nào còn tham ô ăn cắp, tham nhúng tràn lan, quan liêu, hống hách, coi thường dấn, thời đại ấy nhất định bị "lật thuyền giữa biển khơi" Đó không phải là điều gì cao xa mà là trong dòng chảy của lịch sử.
Có lẽ chưa bao giờ, đất nước Việt nam ta có nhiều phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay, điều mà cách đây gần 40 năm, mơ cũng không có. Nhưng chính cái "phong phú" đa dạng ấy, người tiếp nhận thông tin càng bị lạc vào "mê hồn trận", đôi khi chẳng biết thế nào mà lần. Từ đó tôi có vài ý kiến nhỏ, chủ yếu là mail cho "Quê choa" dùng thế nào có lợi thì dùng để dư luận có thêm cái để "mở rộng dư luận".
Trên báo chính thống cũng như trên các Trang mạng có đông đảo người truy cấp hằng ngày, nhiều bài báo của các vị Tướng (trong đó có Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, 99 tuổi còn khá minh mẫn đưa ra những ý kiến sắc sảo) nhưng tôi có cảm giác là bị coi thường. Còn nhớ, những ý kiến của vị Đại tướng của nhân dân vừa mới qua đời ở tuổi 103 được cả nước và bầu bạn thế giới tưởng nhớ để tang cũng từng đã "bị coi thường", để đến khi Cụ "nhắm mắt xuôi tay", nhân dân vẫn còn nuối tiếc, giá như những ý kiến của cụ được người ta nghe theo thì...
Học lý luận và triết học nói chung và lý luận chủ nghĩa Mac-Lenin, tôi vẫn vận dụng tinh thần những "cặp phạm trù", trong xử lý nhận thức hằng ngày, nhất là các phạm trù về "bản chất và hiện tượng", "nội dung và hình thức"...Những nhà lãnh đạo của chúng ta hiện nay nhất là từ bậc trung cấp trở lên, ai cũng thuộc lòng những phạm trù này, song khi thi hành vào thực tế thì lại quên hoặc cố tình quên. Thực tế diễn ra nhiều cái trái ngược rất cơ bản so với lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ giáo.
Trong thời đại hiện nay, ở đâu trên thế giới còn "giai cấp vô sản"? Theo tôi hiểu thì người cộng sản là những người thuộc "giai cấp vô sản", nhưng ở các nước khác tôi không rõ lắm, nhưng ở Việt Nam, thì gần như tất cả gần 4 triệu đảng viên cộng sản, nhất là những đảng viên nắm giữ chức quyền hoàn toàn không phải là "vô sản" mà có thể cũng không còn là "cộng sản" theo định nghĩa của lý luận Mac-Lê.
Bây giờ những người giầu nhất Việt nam, giữ những chức vụ chủ yếu các cấp, thậm chí chức vụ từ trưởng phó thôn trở lên là những người giầu nhất so với mặt bằng kinh tế gia đình ở khu dân cư. Vì các vị ấy lợi dụng chức quyền và được chính quyền ưu ái nhiều mặt, chế độ được hưởng một, thì các vị ấy tự biến tướng để được hương gấp nhiều lần. Ai có tài sản trị giá 900 tỷ đồng Việt Nam làm của thế chấp cho vợ nhỏ ? Ai có 260 tỷ để làm nhà biệt thự tại một vùng miền núi, ai có 100 tỷ cho con trai xây dựng khu nhà ở? Ai có tiền làm nhà ở Cầu Giấy dát bằng vàng?
Ngay ở quê tôi, một vùng quê nghèo trước đây, có một vị làm thủ trưởng một cơ quan cấp tỉnh, một lúc bỏ ra hơn 3 tỷ đồng "tài trợ" xây đình làng. Dân bảo rằng, ngôi đình ấy là của "ông tài trợ" chứ không phải đình của làng. Ấy là chưa kể, cách đây mấy năm, ông về làng sắn sàng mua không mặc cả, bớt xén các mảnh đất chung quanh nhà ông để mở rộng diện tích xây dựng khu Nhà thờ cho gia đình ông, chứ họ đại tôn của ông có Nhà thờ rồi. Những người này hiện có thuộc "giai cấp vô sản" nữa hay không. Đến Cụ Mác hay Cụ Lê-nin sống lại cũng không thể lấy thực tế ấy định nghĩa sát đúng cho hai chữ vô sản.
Một vài ví dụ nêu trên để chứng minh rằng nhiều người, trong đó có cả những lão thành cách mạng, muốn thay đổi thể chế, đúng như lới Thủ tướng kêu gọi đầu năm, không thể thay đổi được. Đây là vấn đề cốt lõi của các vấn đề cốt lõi.
Ý muốn thay đổi là rất đáng trân trọng và còn là hi vọng của tuyệt đại đã số nhân dân lao động, nhưng bản thân những người hiện nắm giữ một tái sản khổng lồ, hãy tự nguyện kê khai và trao trả các của cái thu nhập bất chính ấy cho Nhà nước cho nhân dân thì mới thật sự giải quyết vấn đề cốt lõi nhằm thay đổi thể chế.
Một khi các nhóm lợi ích, các thế lực của đồng tiền còn ngư trị trên mọi lĩnh vực của xã hội, thì kêu gọi thay đổi thể chế chỉ là "tiếng mõ trên không trung" mà thôi. Tôi sắp về với Tổ tiên nhà tôi nên tôi có suy nghĩ rằng, sống trên đời này, lòng tham là vô tận nhưng lương tri và lương thiện lại có giới hạn. Mỗi người sống dù giầu hay nghèo, mỗi ngày không thể ăn quá 5 bữa, càng có nhiều sơn hào hải vị càng không thể ăn được nhiều cơm. Và khi chết, nếu chôn thông thường thì chỉ chiếm chưa đến 2 mét khối đất, và nếu "điện táng" thì chỉ còn nhúm tro vào trong lọ là xong. Cho dù anh có đến 10 cái biệt thự, có hàng trăm hec-ta đồn điền, trang trại, có hàng chục sân gôn, khách sạn "5 sao", tiền vào nhà như nước sông Đà đi chăng nữa, thì khi chết, anh cũng chẳng mang theo được gì mà chẳng ái cho mang theo đâu. Vậy vấn đề cốt lõi là vấn đề đơn giản, hãy làm người vô sản như Leenin đã dạy đi. Tham quyền cố vị mà làm gì, có ai sống vĩnh cứu được đâu.
Cho nên vấn đề cốt lõi là phải và dứt khoát phải thay đổi thể chế. Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, triều đại nào có Vua liêm chính thời đại ấy bền lâu và được lòng dân, thời đại nào còn tham ô ăn cắp, tham nhúng tràn lan, quan liêu, hống hách, coi thường dấn, thời đại ấy nhất định bị "lật thuyền giữa biển khơi" Đó không phải là điều gì cao xa mà là trong dòng chảy của lịch sử.
Xin nhắc lại, muốn thay đổi thể chế, cốt lõi đầu tiên là thay đổi con người nắm vận mệnh đất nước, thay đổi mọi thể chế đã tỏ ra lạc hậu lỗi thời rồi. Liệu điều này có đến hay không ? Cái đó tùy thuộc vào sức mạnh và nhận thức đúng của toàn thể nhân dân.
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê choa)
Nguyễn Mộng Hoài
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét