Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

VILACAED tổ chức ”Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia
” Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″
Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã chủ trì cùng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Việt Á, tổ chức Diễn đàn Mekong thường niên năm 2013 với chủ đề ” Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″ tại Hà Nội vào ngày 19/12/2013.
Đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, đồng chí Phương Hữu Việt, Chủ tịch Hội cùng với lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại diện Tổng Cục Du lịch, Đại diện Đại sứ quán của Lào, Đại diện Đại sứ quán Campuchia đã chủ trì Diễn đàn. Đến dự Diễn đàn còn có Đại diện Ban Kinh tế Trung Ương, Bộ Ngoại Giao, đại diện Sở Văn hóa Thế Thao và Du Lịch các tỉnh, đoàn Doanh nhân Mỹ, hơn 100 doanh nghiệp của Việt Nam – Lào – Campuchia cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình.



TS Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội - đang trình bày báo cáo chung

Tại Diễn đàn nhiều đại biểu đã trao đổi những kinh nghiệm thực tế, những khó khăn, vướng mắc trong hợp tác đầu tư về du lịch trên đất bạn Campuchia và Lào. Sau 1 ngày làm việc khẩn trương Diễn đàn đã hoàn thành mục tiêu đề ra, được các đại biểu hoan nghênh.

Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013





Xem video ở đây: http://vtv4.vn/videodetail/5524

(PLO) - Ngày 19/12, Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức "Diễn đàn hợp tác Phát triển Tiểu vùng MeKong 2013". Đây là sự kiện thương niên do VILACAED phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức luân phiên tại Việt Nam và các nước trong tiểu vùng MeKong.


Chủ đề năm nay của Diễn đàn 2013 là: "Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng MeKong". Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong (GMS).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); đưa Tiểu vùng MeKong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng tại Đông Nam Á.

Diễn đàn là nơi trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty; tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước GMS. Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong tiểu vùng.



Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội hợp tác phát triển hợp tác

kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia phát biểu tại Diễn đàn.

"Năm nay, diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng MeKong chọn chủ đề "Du lịch tiểu vùng MeKong 2013" với mong muốn kết nối các cơ quan hữu quan, những nhà chính sách với các doanh nghiệp du lịch trong Tiểu vùng MeKong mở rộng. Diễn đàn lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia trong Tiểu vùng MeKong thắt chặt thêm mối quan hệ đa phương, là dịp để các nhà đầu tư có thêm thông tin về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tìm được đối tác và quan trọng hơn là sự tương tác giữa người làm chính sách với doanh nghiệp nhằm tạo ra những lợi ích thực sự về kinh tế, giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch còn rất lớn tại tiểu vùng MeKong", ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cho biết.

Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đánh giá: "Hội Phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã làm đúng chức năng của mình, không chỉ đối với các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp, khai thác được sức mạnh của tình đoàn kết – hữu nghị giữa các nước tiểu vùng MeKong".

“Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″ đã thành công tốt đẹp.



TS Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội.


Ông Trần Phú Cường, vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Du lịch.

Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Ngày 19/12, tại Hà Nội, Diễn đàn Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong, gọi tắt là Diễn đàn Mekong với chủ đề “Diễn đàn du lịch Tiểu vùng Mekong 2013” đã diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết, hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước thuộc Tiểu vùng Mekong.

Diễn đàn cũng đồng thời là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong Tiểu vùng; đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong (GMS).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).

Theo ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), số lượng khách du lịch đến Tiểu vùng Mekong tăng nhanh trong thời gian qua, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, khẳng định được vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.

Để duy trì tăng trưởng du lịch, các quốc gia Tiểu vùng Mekong cần nhận thức được tầm quan trọng của du lịch và tiếp tục đưa khu vực này trở thành một điểm du lịch độc đáo, được kết hợp bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự đa dạng của các nền văn hóa và môi trường du lịch nguyên sơ.

“Kết quả hợp tác du lịch Tiểu vùng đã góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của các nước trong khu vực, thể hiện rõ nhất là sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2012, lượng khách đến khu vực GMS đã đạt gần 44 triệu lượt,” ông Trần Phú Cường cho biết.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng tập trung thảo luận vào các nội dung như đánh giá về hợp tác du lịch trong Tiểu vùng Mekong mở rộng thời gian qua theo tinh thần đã được các bên thỏa thuận và thông qua trong khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 tại Hội nghị cấp cao các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ tư (GMS-4) tại Myanmar và Tuyên bố chung "Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược GMS."

Bên cạnh đó, diễn đàn nhằm giới thiệu và quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư phát triển du lịch của các quốc gia thành viên GMS; xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý tác động xã hội tới di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, tạo thuận lợi đi lại trong Tiểu vùng, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.

Các đại biểu cũng trao đổi những giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác đầu tư phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ các nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng.

Diễn đàn do Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức./.
Tin từ Ngân Hàng Việt Á:

VIETABANK ĐỒNG HÀNH CÙNG DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MEKONG 2013 (14:01 - 24/12/2013)

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Đại diện Ngân hàng TMCP Việt Á đã đến tham dự Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng Mekong 2013 do Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. VietABank là nhà tài trợ chính cho Diễn đàn lần này và đồng phối hợp tổ chức với VILACAED.

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 khách mời trong và ngoài nước, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Nhiều vị lãnh đạo quan trọng của chính quyền, các cơ quan Bộ, ngành đã lên trình bày tham luận; đại diện nhiều công ty, tổ chức lên báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại Diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng tập trung thảo luận vào các nội dung như đánh giá về hợp tác du lịch trong Tiểu vùng Mekong mở rộng thời gian qua theo tinh thần đã được các bên thỏa thuận và thông qua trong khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 tại Hội nghị cấp cao các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ tư (GMS-4) tại Myanmar và Tuyên bố chung "Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược GMS."

Bên cạnh đó, diễn đàn cũng mong muốn giới thiệu và quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư phát triển du lịch của các quốc gia thành viên GMS; xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý tác động xã hội tới di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, tạo thuận lợi đi lại trong Tiểu vùng, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.

http://www.vietabank.com.vn/Default.aspx?tabid=97&ctl=Detail&mid=385&ArticleID=ART131200000004

Tin từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:
VietABank tài trợ diễn đàn du lịch tiểu vùng MeKong 2013
13:45 Thứ năm, 26 Tháng 12 2013 |



Sáng 19/12, tại Hà Nội, Đại diện Ngân hàng Việt Á (VietA Bank) đã tham dự và tài trợ chính Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng Mekong 2013 do Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 khách mời trong và ngoài nước, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Nhiều vị lãnh đạo quan trọng của chính quyền, các cơ quan Bộ, ngành đã lên trình bày tham luận; đại diện nhiều công ty, tổ chức lên báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại Diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng tập trung thảo luận vào các nội dung như đánh giá về hợp tác du lịch trong Tiểu vùng Mekong mở rộng thời gian qua theo tinh thần đã được các bên thỏa thuận và thông qua trong khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 tại Hội nghị cấp cao các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ tư (GMS-4) tại Myanmar và Tuyên bố chung "Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược GMS."

Bên cạnh đó, diễn đàn cũng mong muốn giới thiệu và quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư phát triển du lịch của các quốc gia thành viên GMS; xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý tác động xã hội tới di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, tạo thuận lợi đi lại trong Tiểu vùng, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.

http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=12627&catid=41&Itemid=66

    

KTĐT - Ngày 19/12, diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mekong 2013 được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong.

Ngày 19/12, diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mekong 2013 được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).

Đánh giá về quá trình hợp tác du lịch trong tiểu vùng Mekong mở rộng, ông Trần Phú Cường-Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch cho biết, kết quả hợp tác tiểu vùng Mekong đã góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của các nước trong khu vực. Thể hiện rõ nhất là sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2012 lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực GMS đạt gần 44 triệu lượt so với chỉ tiêu 50,2 triệu lượt khách đến năm 2015. Đến nay, số lượt khách đến các nước trong khu vực này tiếp tục được tăng lên. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đón gần 5,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trung bình 15%. Tương tự, Lào đón gần 2,8 triệu lượt, tăng 15%, trong đó lượng khách từ Việt Nam tăng trưởng trên 22%.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

10 tháng năm 2013, Myanmar và Thái Lan đều có lượng khách quốc tế đến tăng trên 20%. Cụ thể, Myanmar đón trên 450.000 lượt khách, tăng 27%; Thái Lan đón gần 22 triệu lượt, tăng trên 22%. Cũng trong thời gian này, trên 660.000 lượt khách du lịch Việt Nam tới Thái Lan, tăng gần 25%. Số lượng khách đến Campuchia cũng tăng ở tỷ lệ gần sát Thái Lan là 18,2% nâng số lượng khách du lịch quốc tế đến trong 10 tháng là 3,4 triệu lượt.
Việt Nam, 11 tháng năm 2013 có 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến, tăng 11%. Tính riêng lượng khách từ các nước trong tiểu vùng đạt khoảng 2,4 triệu lượt, chiếm 35% tổng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, các nước tiểu vùng Mekong đều nhận thấy còn nhiều tồn tại và thách thức trong hoạt động hợp tác về du lịch như cơ sở hạ tầng kém phát triển, chưa đồng bộ, trình độ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, số lượng người chưa qua đào tạo cao, trình độ phát triển du lịch chưa cao. Đại diện một doanh nghiệp du lịch của miền Trung Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư khách sạn 2-3-4-5 sao ở khu vực tiểu vùng Mekong đang khó khăn về quản lý khách sạn. Để có cách làm việc chuyên nghiệp, nhiều nhà đầu tư chấp nhận thuê tập đoàn quản lý khách sạn cao sao ở nước ngoài với chi phí từ 8-10% doanh thu và 5% lợi nhuận chia ra.

Thế nhưng hai bên không hợp tác được bởi đối tác quản lý không nêu cụ thể các nhiệm vụ quản lý. Nhà đầu tư phải mày mò quản lý dẫn đến nhiều năm kinh doanh không có hiệu quả hoặc lợi nhuận rất thấp. Đại diện nhà đầu tư này đề nghị hình thành các công ty quản lý do người Việt Nam hay của các nước tiểu vùng Mekong làm, để có giá cả phù hợp. Mặt khác, Tổng cục Du lịch nên thành lập một cục hoặc vụ có chức năng tập huấn, đào tạo doanh nghiệp cách quản lý chuyên nghiệp.

Để sự hợp tác phát triển và có hiệu quả hơn trong tiểu vùng Mekong về du lịch, ông Phùng Quang Thắng- Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đại diện cho các doanh nghiệp du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch ở Việt Nam mong muốn được biết rõ hơn về các nội dung hợp tác đang và sẽ được thực hiện trong tương lai. Tiếp đó, cần có trung tâm dữ liệu bằng nhiều thứ tiếng hướng dẫn cụ thể và chi tiết về hoạt động của các chương trình tiểu vùng Mekong để tiếp cận, nghiên cứu, tận dụng những lợi thế khi triển khai các hoạt động.

Ông Quang Thắng đề nghị coi khu vực tiểu vùng Mekong là điểm đến du lịch từ đó xây dựng nhãn hiệu chung về du lịch và đưa ra hoạt động hợp tác cho phù hợp. Cùng với đó là hợp tác xây dựng sản phẩm đặc thù cho tiểu vùng trên cơ sở 2-3 quốc gia hướng tới các thị trường mục tiêu của khu vực. Có sản phẩm mang tính hợp tác tiểu vùng, cũng như những chương trình xúc tiến hướng tới các thị trường mục tiêu và tiềm năng với giá ưu đãi cho khách hàng. Tháo gỡ rào cản du lịch về hạ tầng giao thông đường bộ, xuất nhập cảnh đường bộ.

“Trước mắt những thủ tục làm visa xuất- nhập cảnh ở các cửa khẩu nhanh gọn và đơn giản hơn. Các nước tiểu vùng Mekong nên có những chuyến khảo sát và trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức du lịch có trách nhiệm với môi trường và với xã hội. Quan tâm đến du lịch có trách nhiệm ở trên và ven hai bên sông Mekong”-ông Quang Thắng đề xuất.

http://bao.hay.la/kinh-te/nhieu-tro-ngai-tu-du-lich-tieu-vung-mekong/12709604


Chương trình “Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng Sông Mekong” ngày 19/12/2013

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA
Số:                 /HKTVLC-HTPT
V/v Tổ chức “Diễn đàn du lịch Tiểu vùng Mekong 2013”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 12  năm 2013
Kính gửi: Các Đơn vị, Doanh nghiệp và cá nhân
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Quyết định số 381B/QĐ-BKHĐT ngày 29/3/2013 về việc Phê duyệt các hoạt động xúc tiến đầu tư, sử dụng Ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2013, tại danh mục số 4 phần VII v/v tổ chức Diễn đàn hợp tác đầu tư Thương mại – Dịch vụ MeKong tại Hà Nội; và hàng năm kể từ năm 2009 đến nay, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACEAD – Cơ quan thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc thúc đẩy hợp tác phát triển các nước Tiểu vùng MeKong) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn thường niên về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong, gọi tắt là Diễn đàn Mekong. Diễn đàn Mekong năm 2013 dự kiến tổ chức vào ngày 19 tháng 12 năm 2013 với chủ đề:“Diễn đàn du lịch Tiểu vùng MeKong 2013”, là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu của Diễn đàn
Diễn đàn được tổ chức nhằm trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết, hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước thuộc Tiểu vùng Mekong đồng thời là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong Tiểu vùng.
2. Nội dung của Diễn đàn
- Đánh giá về hợp tác du lịch trong Tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS) thời gian qua theo tinh thần đã được các bên thỏa thuận và thông qua trong khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 tại Hội nghị cấp cao các nước Tiểu vùng MeKong mở rộng lần thứ tư (GMS-4) tại Myanmar và Tuyên bố chung “Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác chiến lược GMS”.
- Giới thiệu và quảng bá tiềm năng, và cơ hội đầu tư phát triển du lịch của các quốc gia thành viên GMS.
- Xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, quản lý tác động xã hội tới di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, tạo thuận lợi đi lại trong Tiểu vùng, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.
- Trao đổi các giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác đầu tư phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Kiến nghị Chính phủ các nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng.
3. Cơ quan chủ trì                            
Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).
4. Cơ quan bảo trợ truyền thông 
        - Báo Đầu tư, Thời báo Mekong, Tạp chí Hợp tác và Phát triển.
- Các kênh truyền hình chính: VTV, VITV, INFOTV, VNEWS (Văn hóa – Thể thao – Du lịch).
5. Thành phần tham gia
- Đại diện Bộ, ngành cơ quan Trung ương của Việt nam, gồm: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao,Tổng cục Du lịch Việt Nam; các cơ quan nhà nước liên quan.
- Đại biểu các nước Tiểu vùng GMS: Đại diện Đại sứ quán các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc tại Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan; tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc;
- Đại diện các tổ chức quốc tế: Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB;
- Đai diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam;
- Đại diện Lãnh đạo tỉnh, thành phố có tiềm năng lơn phát triển du lịch và các cơ quan liên quan của địa phương nơi tổ chức sự kiện;
- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực du lịch của  các quốc gia thuộc Tiểu vùng GMS;
- Các chuyên gia, các nhà quản lý của các nước trong Tiểu vùng GMS;
- Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài khác có quan tâm.
Tổng số đại biểu tham dự: dự kiến khoảng 200-250 người.
6.  Thời gian và địa điểm tiến hành
Diễn đàn tổ chức vào ngày 19/12/2013, Tại Trung tâm Hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
(Nội dung chương trình kèm theo văn bản này)
Sự kiện là hoạt động thiết thực góp phần tăng cường hợp tác kinh tế nói chung, là cơ hội tốt để cộng đồng doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và tiềm năng, xúc tiến, trao đổi kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh kết nối và hợp tác phát triển đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch giữa các nước Tiểu vùng GMS góp thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước thành viên, đưa Tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành Vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia kính mời Quý cơ quan cử Đại diện tham dự và phát biểu về những nội dung liên quan tại Diễn đàn, để Sự kiện được tổ chức thành công tốt đẹp.

 Nơi nhận:- Như trên;- Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;- Ban HTPT – Hội KTVLC;- Lưu: VP Hội.
CHỦ TỊCH
Phương Hữu Việt
(Đã ký)
CHƯƠNG TRÌNH “DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MÊ KÔNG 2013″
Ngày 19/12/2013
Thời gian
Nội dung
8h00 – 8h30
Đăng ký đại biểu
8h30 – 8h35
Phát biểu khai mạc của Lãnh đạo Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia
8h35 – 8h40
Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
8h40 – 8h45
Phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
8h45 – 9h00
Báo cáo tổng quan về tình hình hợp tác kinh tế các nước tiểu vùng Mekong mở rộng – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
9h00 – 9h30
Tham luận tình hình du lịch Tiểu vùng GMS, thực trạng và giải pháp – Tổng Cục Du lịch.
9h30 –  9h40
Phát biểu của Doanh nghiệp Du lịch Thái Lan
9h40 – 10h00
Phát biểu của Doanh nghiệp Du lịch Lào
10h00 – 10h10
Phát biểu của Doanh nghiệp Du lịch Campuchia
10h10 – 10h20
Phát biểu của doanh nghiệp Du lịch Việt Nam
10h20 – 10h35
Nghỉ giữa giờ
10h40 – 10h50
Phát biểu của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam
10h50 – 11h00
Phát biểu của ĐSQ Lào/ Campuchia/Thái Lan/Myanmar
11h00 – 11h10
Phát biểu của Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11h10 – 12h00
Tọa đàm
12h00 – 13h00
Tiệc buffet trưa
Mọi thông tin liên quan xin liên hệ với ông Cao Văn Bản, ĐT: 0914283399, email: caovanban@gmail.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét