Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Điều hành tỷ giá: NHNN luôn phải đi trên dây

Lạ thật, mục tiêu của điều chỉnh tỷ giá chủ yếu là để điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các loại sản phẩm thương mại quốc tế được (nhưng không thiết phải đem xuất khẩu mà có thể vẫn để sử dụng ngay trong thị trường nội địa) và qua đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của từng sản phẩm và toàn nền kinh tế. 
Thế nhưng trên sách báo, người ta chỉ nhấn mạnh mỗi mục tiêu làm tăng kim ngạch xuất khẩu để làm cơ sở ngăn chặn sử dụng tỷ giá như là một công cụ chính sách hiệu quả. Nhìn ra thế giới, thấy tỷ giá USD/Euro, Euro/Yên, CHF/Euro... thay đổi rất lớn qua các năm, khi tăng lên, lúc giảm đi... tùy theo tương quan hoạt động kinh tế lên, xuống giữa các nước chứ đâu phải cứ neo chặt lại là tốt.
Báo chí cũng hay nói nhiều ngành ở sử dụng đầu vào nhập khẩu lớn nên phá giá thì chi phí tăng. Điều này đúng, song đầu vào nhập khẩu chỉ chiếm 1 phần (dù lớn) trong kim ngạch xuất nên thì sau khi phá giá, người xuất khẩu vẫn có lợi. Mặt khác, phá giá chắc chắn làm giá hàng nhập khẩu tăng. Do đó nếu phá giá đúng thời điểm, không tạo tâm lý hoảng loạn trong xã hội thì nhất định sẽ có tác dụng khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tradable good không rõ nghĩa lắm, nhưng trong tiếng Pháp, thuật ngữ hàng hóa thương mại quốc tế được dễ hiểu hơn: Bien internationalement echageable, là hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước nhưng có thể đem ra trao đổi được trên thị trường quốc tế (tức là có người chấp nhận mua dù chúng có thể chỉ được dùng trong nước mà không đem đi xuất khẩu). Ngược lại những hàng mà đem bán, dù giá rẻ đến mấy cũng không ai chấp nhận mua (ví dụ sắt thép, xi măng hay hàng tiêu dùng chất lượng quá thấp), hoặc những mặt hàng không đem ra nước ngoài bán được được như cắt tóc, gội đầu, cho thuê nhà đất... thì được gọi là hàng hoá và dịch vụ không thương mại quốc tế được.

(CafeF) Hiện tại chúng ta không có nhiều bằng chứng cũng như lập luận hộ cho việc điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Xoay quanh diễn biến tỷ giá USD những ngày gần đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Độ.
Ông nhận xét gì về tình hình biến động tỷ giá thời gian gần đây?
Sự biến động của tỷ giá VND/USD trong mấy ngày qua có thể xuất phát từ những thay đổi trong cung - cầu của người dân về USD trước và sau Tết Nguyên Đán. Đó có thể do những thay đổi về khối lượng mua – bán USD của NHNN, và cũng có thể do những thay đổi về kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp trước những nhận định của các chuyên gia trong những ngày vừa qua về diễn biến của tỷ giá trong thời gian tới.
Hiện tại, tôi không có đủ thông tin để khẳng định đâu là nguyên nhân chính. Mặc dù vậy, chúng ta không khó để nhận thấy rằng, với những nền tảng kinh tế vĩ mô hiện tại (tổng cầu yếu, lạm phát không cao, cán cân thương mại cân bằng, kiều hối ổn định, Fed tiếp tục nới lỏng tiền tệ và các dòng vốn ngoại đang chảy vào Việt Nam để tìm kiếm tài sản giá rẻ), thì NHNN hoàn toàn có đủ khả năng để định đoạt tỷ giá VND/USD.

Có nên phá giá VND không?



Phan Minh Ngọc: Dư luận lại nóng lên với chuyện tỷ giá. Mặc dù tớ đã viết nhiều, rất nhiều về vấn đề này nhưng xem ra các đồng chí dư luận không thèm xem, không thèm nhớ, đáng để tớ nghiêm khắc khiển trách và xem xét kỷ luật cảnh cáo!Bài dưới đây đăng trên VEF tháng 11/2011 là bài về tỷ giá mới nhất của tớ, post lại để các đồng chí dư luận dùng như một trọng tài đối chiếu đúng sai cho cuộc tranh luận nên hay không phá giá VND. Các đồng chí lưu ý về lập luận phá giá với lạm phát, phá giá với nợ nước ngoài, phá giá với xuất nhập khẩu (cả ở bài chính và comment mà tớ trả lời bạn đọc) để mà thấy các đồng chí chuyên ra với quan chức phát ngôn phiến diện, linh tinh, sai bét. 
Nói tóm lại, tớ cho rằng nên phá giá vì đã để tỷ giá ổn định quá lâu rồi và xem ra trình độ/năng lực đối phó với khủng hoảng tỷ giá ở Việt Nam vẫn chẳng có mấy tiến bộ. Nhưng cách làm thì đương nhiên như tớ nói ở phần kết luận, là đừng có nói gì mà dại, cứ lẳng lặng/tù mù mà làm, giống hệt như ý kiến của đồng chí Nguyễn Đức Độ nói ở đây (phải khâm phục đồng chí Độ này có tầm nhìn và tư duy ... giống tớ!).
http://vef.vn/2011-11-05-nen-doi-xu-nhu-the-nao-voi-ty-gia-usd-
Nên đối xử như thế nào với tỷ giá USD?

Tác giả: TS. PHAN MINH NGỌC
Bài đã được xuất bản.: 07/11/2011 06:00 GMT+7(VEF.VN) - Đến hẹn lại lên, câu chuyện tỷ giá càng về cuối năm lại càng nóng bỏng, và càng nóng bỏng hơn khi: một mặt, trước đây một thời gian Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tuyên bố tỷ giá sẽ chỉ tăng dưới 1% cho đến hết năm nay; mặt khác, cho đến đầu tháng 11 này, "quota" 1% này đã dùng gần hết.Câu hỏi lớn nhất mà dư luận đang quan tâm về chuyện tỷ giá là liệu NHNN có giữ được cái mục tiêu này hay buộc phải "điều chỉnh" hơn thế nữa.

Có cơ sở để đưa ra 3 gói "bơm" tiền

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Có cơ sở để đưa ra 3 gói "bơm" tiền

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền, thứ nhất niềm tin của người dân vào giá trị tiền đồng đã bắt đầu có. Thứ hai nền kinh tế thế giới vẫn khó khăn. Đây là cơ hội để đưa tiền ra xử lý nợ xấu, tạo lành mạnh trong tương lai.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có buổi trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 21/2/2013. Chúng tôi xin được trích đăng nguyên văn bài phỏng vấn:- Năm 2012 đã hội tụ sự khủng hoảng của nhiều lĩnh vực kinh tế như chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, nợ xấu, công ty phá sản, giải thể…Dưới góc nhìn của ông, bản chất của tất cả những khủng hoảng ấy là gì?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đó là sự bất cân đối giữa tích lũy và đầu tư. Trong vòng 10 năm qua, tích lũy của chúng ta chỉ đạt xấp xỉ 20% GDP, nhưng nhu cầu đầu tư luôn tới 40% và ta cũng luôn cố gắng đầu tư đến mức đó. Thế là nó làm xô lệch hết.
- Liệu có thể định hướng để giải tỏa sự mất cân đối như ông nói?

 Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Theo tôi là vốn FDI. Tại sao khởi điểm FDI của ta đúng (đầu những năm 1990 – PV) mà thực hiện lại không đúng? Vì ta làm không làm đến đầu đến đũa, nên luồng vốn FDI vào mà chất lượng không cao, chủ yếu ở bất động sản, không tạo ra giá trị gia tăng.
Làm gì để giải quyết lỗ hổng đó? Năm qua vĩ mô đặt ra vấn đề phải có làn sóng FDI mới, đi kèm là cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài mới.

Liệu Trung Quốc có thống lĩnh được thế giới ?

Liệu Trung Quốc có thống lĩnh được thế giới ?


Is China taking over the world?

Liệu Trung Quốc có thống lĩnh được thế giới hay không?
by Charles W. Bryant

Charles W. Bryant
Since World War II, only three world powers have been referred to as "superpowers" -- the Soviet Union, the British Empire and the United States. The first two have since lost that distinction, leaving America as the world's only true superpower, according to most history experts. There are no hard and fast rules as to what makes a state a superpower, but there are some defining characteristics that most pundits agree are necessary to earn the title. Being a global leader in economics, culture and education, along with a strong military presence are all hallmarks of a superpower. Japan was believed to have been the next superpower in the 1980s, but that prediction never came to fruition.

Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II, chỉ có ba cường quốc thế giới đã được gọi là "siêu cường" - Liên Xô, đế quốc Anh và Hoa Kỳ. Hai nước đầu tiên đã đánh mất địa vị này, để lại nước Mỹ trở thành siêu cường thực sự duy nhất của thế giới, hầu hết các chuyên gia lịch sử đều cho là như thế. Không có các quy tắc cố định và nhanh chóng về những gì giúp cho một nhà nước trở thành một siêu cường, nhưng có một số đặc điểm xác định mà hầu hết các chuyên gia đồng ý là cần thiết để đạt được được danh hiệu này: lãnh đạo toàn cầu về kinh tế, văn hóa và giáo dục, cùng với một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ là tất cả các điểm nổi bật thể hiện một siêu cường. Nhật Bản được cho là đã từng là siêu cường tiếp theo trong những năm 1980, nhưng dự đoán đó không bao giờ trở thành hiện thực.

17.2.1979: “Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo”

“Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo”
(Dân trí) - Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những trang giữ nước hào hùng. Cùng với việc Kỉ niệm 40 năm Hiệp định Pari và trận Điện Biên Phủ, 45 năm Mậu thân… Xin trân trọng giới thiệu bài thơ về một thời hào hùng bảo vệ biên cương Tổ quốc 2/1979.


Thị xã ra quân
Thị xã mình sáng nay ra quân
Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
Thức dậy sớm hơn mọi ngày

Những nhà có con đi sáng nay
Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
Hàng xóm hỏi nhau thân mật
- Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?

Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit

Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit

Phỏng vấn  PGS.TS Hồ Uy Liêm *. Võ Văn Thành thực hiện
TTO – Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.
1Ông Hồ Uy Liêm nói: Trước khi nghiên cứu phản biện về dự án này, chúng tôi thấy rằng việc vận tải bôxit sẽ là một trong những bài toán kinh tế khó nhất của chủ đầu tư, hầu như không có lời giải trong điều kiện hạ tầng hiện nay của nước ta, nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này được trình bày khá sơ sài trong dự án khả thi của Tập đoàn than - khoáng sàn VN (TKV). Riêng với cảng Kê Gà, đây là nơi quanh năm sóng gió, độ sâu vừa phải và nhiều đá ngầm, nói chung là địa hình hiểm trở nên muốn hình thành cảng cho bôxit thì phải xây dựng đê chắn sóng, phá đá ngầm, dĩ nhiên là chi phí sẽ đội lên nhiều lần.

Những chuyện tệ hại của hàng không Việt Nam

Gần đây có một loạt bài phê phán dịch vụ của Hàng không VN, bản thân gia đình tôi cũng nhiều lần khó chịu về chuyện này (đôi khi có viết lại trong Blog, nhưng không nhớ bài nào; có thể xem 2 lần viết ở đây và ở đây). Lạ lùng là làm thất lạc hành lý của khách, nhưng khi tìm được thì HKVN lại bắt khách phải lên sân bay nhận chứ không đem trả tận nhà. Đã nhiều lần tôi phải lên sân bay như vậy. Không muốn kể xấu HKVN làm ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng nhiều khi quá bức xúc không kìm được.
Xem những chuyện tệ hại của KHVN ở đâyĐi máy bay bị mất nước hoa, máy ảnh / Khách xót ruột vì hành lý máy bay bị vứt, ném / Nhiều vali của khách bị nhân viên sân bay ném vỡ
Hành lý của khách hàng không những bị vứt tứ tung, ngổn ngang xuống cả sàn nhà, mà đồ đạc bên trong còn bị xáo trộn, móp, đổ, vỡ. Và tệ hơn nữa là hoàn toàn có thể mất cả vali hành lý mà không biết lý do tại sao.Tết vừa rồi vợ chồng tôi đi du lịch tại Malaysia. Khi về đến sân bay, hoàn tất các thủ tục đến khâu lấy hành lý thì vợ chồng tôi và các thành viên đi trong đoàn vô cùng ngỡ ngàng bức xúc khi thấy hành lý bị quăng tứ tung xuống sàn nhà (chứ không nằm trên băng chuyền trả hành lý cho khách).
Vali thì cái chổng xuôi, cái lật ngược. Không có bất kỳ nhân viên nào của sân bay đứng tại khu vực lấy hành lý để quản lý và kiểm tra cho khách hàng. Riêng một chị đi chung đoàn với tôi thì không tìm thấy hành lý.
Sau một hồi chạy tới chạy lui tìm kiếm và đứng chờ khoảng hơn 30 phút thì chị mới phát hiện một nhóm khách gia đình khoảng 7-8 người đứng gần khu vực lấy hành lý đã bỏ lại một chiếc vali nói là “cầm nhầm”. Lúc đó chị mới biết đó là chiếc vali của mình.
Các thành viên trong đoàn du lịch của chúng tôi đều cảm thấy thật sự bức xúc về cách quản lý tài sản của khách hàng tại sân bay. Hành lý của khách hàng không những bị vứt tứ tung, ngổn ngang xuống cả sàn nhà mà đồ đạc trong vali đựng hành lý bị xáo trộn, móp, đổ, vỡ. Và tệ hơn nữa là hoàn toàn có thể mất cả vali hành lý mà không biết lý do tại sao.

Thụy Sĩ: SG.1 là biển đăng ký xe ô tô đắt nhất

Giải trí sáng thứ bảy:
SG.1 là biển đăng ký xe ô tô đắt nhất

Lại Trần Mai: Cuộc bán đấu giá biển đăng ký ô tô «SG.1» đã kết thúc tối thứ tư (20.2.2013). Một người mang tên giả «rh1915» đã mua nó với giá 135.000 francs Thụy Sĩ (hơn 3 tỷ đồng Việt Nam). 
Ông Georges Burger, giám đốc cơ quan quản lý ô tô vùng Saint-Gall, rất hài lòng: «Thật tuyệt vời! Không bao giờ tôi dám nghĩ biển số này lại được bán với giá cao như vậy».
Ở Thụy Sĩ, biển đăng ký xe ô tô cá nhân thông dụng được quy định thống nhất theo đó nền biển màu trắng, góc bên trái là cờ Thụy Sĩ, góc bên phải là cờ của bang nơi đăng ký xe (xem hình dưới).

ĂN CẮP Ở VĂN MIẾU

Việt kiều về thăm quê hương gặp nạn:
[22.02.2013 11:53 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) “… bỗng thấy mình nhỏ bé mong manh vô cùng và chợt nghĩ, giờ có ai chạy đến cướp cái gì của tôi chắc cũng chẳng có ai bảo vệ tôi cả”.

Văn Miếu đầu xuân 
Mọi người nói hôm nay ngày đẹp, hoàng đạo đấy, vậy nên măc dù trời mưa phùn suốt nhưng tôi và bạn bè vẫn quyết định đi lễ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
Tết ra, trời lại mưa bẩn nên khách du lịch cũng không đông lắm, phần lớn là người nước ngoài đi theo đoàn, mừng quá vậy là sẽ không phải chen lấn xô đẩy như mấy hôm tết vừa rồi. Dừng lại nhường đường cho một đoàn du khách đi qua, bỗng thấy một ông Tây thò tay sờ túi, tôi bật cười: 
- Chắc bác này đã phải trả học phí rồi nên khi đi qua chỗ người Việt đứng đông là có phản xạ thò tay sờ túi. 
Mọi người cùng nhìn theo đoàn khách đó và phát hiện ra không phải mỗi bác Tây kia mà mấy bác Tây khác khi đi qua chỗ chúng tôi đứng cũng thò tay sờ túi. 
Chúng tôi đi thẳng vào Bái Đường và chọn một góc trong cùng rất khuất ít người lui tới để bày đồ lễ. Cả nhóm chúng tôi đứng quây vào một bàn, tôi đặt cái túi xách lên trước mặt để xếp đồ ra đĩa, nhanh thôi chưa đầy một phút mọi thứ vẫn ở ngay trước mặt mình mà tôi đã không thấy túi xách của mình đâu nữa. 

Chua chát mảnh đời ca kỹ miệt vườn hát Dạ cổ hoài lang

Cuộc sống muôn màu:
Trong một lần được nghe vài bài Dạ cổ hoài lang do những ca sỹ miệt vườn lên đất Sài thành thể hiện, quả thật, tôi vô cùng bất ngờ bởi bởi thế giới nghệ thuật của những ca sĩ “nhà hàng” này cũng lắm nỗi truân chuyên, niềm vui chẳng thấy còn nỗi buồn thì vô tận…
Mỗi người mỗi cảnh
Nguyễn Thị Thắm quê ở Trà Vinh, năm nay vừa bước sang tuổi 20, đôi mắt đen láy, gương mặt trắng bầu bĩnh như ánh trăng rằm đắm đuối với bài ca cổ có tích từ “vợ chồng cua”
Nội dung kể về chuyện vợ chồng nhà cua khi còn nghèo khó thì hạnh phúc sống bên nhau, đến khi cả hai cùng già, đến ngày phải lột xác, cua chồng nhường cho vợ lột xác trước và luôn ở cạnh để bảo vệ vợ những ngày yếu đuối đến độ quên cả đi kiếm ăn cho bản thân mình. 
Rồi đến ngày vợ khỏe mạnh, cua chồng vào hang lột xác, cua vợ xinh đẹp ở ngoài mặc sức ngang dọc, bỏ quên ông chồng non nớt bên trong. Trên đường rong chơi, cua cái gặp được gã cua đực khác khỏe mạnh liền nảy sinh tình ý, thay lòng đổi dạ đem của đực mới về lôi chồng đang non yếu trong hang ra xé xác…”.
Hát xong bài này, dường như quá nhập tâm, Thắm cũng rớt nước mắt thở than. 
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng quê sông nước Nam bộ với 6 anh em, Thắm là con út trong gia đình. 

Thắm chụp ảnh lưu niệm với khách 

Tin đồn và sự dễ tổn thương của thị trường tài chính Việt

Sức đề kháng yếu ớt và sự thiếu minh bạch vốn có là những nguyên nhân khiến thị trường tài chính dễ dàng chao đảo mỗi khi thông tin xấu, dù là đồn nhảm xuất hiện. Đã nhiều lần thị trường Việt Nam phải chứng kiến những phiên giao dịch đỏ rực các sàn chứng khoán, thanh khoản ngân hàng bị đe dọa chỉ vì những tin đồn thất thiệt.
Ngày 21/2, thị trường tài chính chao đảo sau tin đồn Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu thị trường tỏ ra "dễ vỡ" trước những thông tin thất thiệt kiểu này.
Mô tuýp phổ biến của những tin đồn này thường nhắm vào các VIP là lãnh đạo ngân hàng, công ty niêm yết lớn trên sàn chứng khoán vì theo lý giải của một số chuyên gia, đây là những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường. 
Cách đây vài tháng, một số lãnh đạo tại Masan, Sacombank, ACB hay Eximbank... cũng dính phải các tin đồn như bị bắt, bị quản thúc hay triệu tập điều tra. Ngay sau đó là những phiên lao dốc của một số mã blue-chip trên sàn chứng khoán cùng những sóng gió thanh khoản ập đến các ngân hàng. Một kịch bản khá tương tự cũng vừa lặp lại hôm 21/2 với thông tin ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch BIDV, một ngân hàng quốc doanh lớn bị bắt.

Ở một thị trường dễ tổn thương thì những kẻ đầu cơ có thể
 dễ dàng trục lợi nhờ tung tin đồn nhảm. Ảnh: Hoàng Hà.

Trung Quốc kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam

Trung Quốc kỷ niệm ngày xâm lược 6 tỉnh Biên giới của Việt Nam

Bài 1: Phượng Hoàng

NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
1
Ảnh : Trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, các chiến sĩ 
đang ký tên trên lá cờ đỏ có dán dòng chữ “Tổ quốc trong chúng ta” tự làm

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Thụy sĩ: Số giấy bạc 1000 francs cao kỷ lục

Thụy sĩ: Số giấy bạc 1000 francs cao kỷ lục



Tờ 1000 frans Thụy Sĩ

Lại Trần Mai: Chúng ta đều biết, sau tờ 10.000 đô la Singapore, tờ 1000 francs Thụy Sĩ là loại giấy bạc thứ hai có giá trị lớn nhất thế giới. Theo tỷ giá hiện tại (22.2.2013), 1000 CHF giá trị tương đương 1100 USD hay 22,6 triệu VNĐ.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (BNS) phát ra ngày hôm qua, tính đến cuối năm 2012, đã có 37.420.800 tờ bạc mệnh giá 1000 CHF được đưa vào lưu thông, trong đó riêng năm 2012 đã đưa thêm vào lưu thông 4.145.600 tờ, tăng kỷ lục 12,5% so với năm 2011.

Tại sao có hiện tượng này ? Một số lý do sau đây đã được đưa ra:

Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

Bất ngờ: Dân trí và Vietnamnet cũng đăng tin này:
Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK
GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa (SGK) mới.
GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình
Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào SGK mới, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.
- Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

Chứng khoán mất tỷ USD vì 'sếp ngân hàng bị bắt'

Chứng khoán mất tỷ USD vì 'sếp ngân hàng bị bắt'

 Thị trường chứng khoán (TTCK) chao đảo mất hàng chục phần trăm trong chỉ vài ngày. Hệ lụy của tin đồn, nhất là tin đồn trong lĩnh vực ngân hàng đến TTCK dường như ngày càng tệ hại.
Chao đảo vì tin đồn
Đúng sau 6 tháng sau thảm họa “bầu Kiên”, TTCK Việt Nam lại chứng kiến một phiên hoảng loạn. Chỉ trong 30 phút cuối phiên 21/2 hàng loạt lệnh bán khủng ồ ạt tung ra nhấn chìm thị trường, bất chấp mọi lực đỡ sàn, bắt đáy.Hàng loạt cổ phiếu tốt xấu nhanh chóng giảm sàn như PVX, PVF, REE, SCR, VND, KLS, BVS… Nhiều mã trên sàn chứng khoán Hà Nội nhanh chóng chuyển từ trạng thái tăng trần sang “lau sàn” với biên độ giao động lên tới 20% (biên độ mới +/-10% áp dụng từ 15/1).
Nhà đầu tư đồng loạt tháo chạy khiến VN-Index giảm hơn 18 điểm xuống 476 điểm, trong khi HNX-Index giảm 5,3% (HNX30-Index đo lường 30 cổ phiếu lớn có thanh khoản cao nhất thị trường thậm chí giảm 7,23% - mức giảm mạnh nhất trong lịch sử kể từ khi HNX30-Index ra đời).

Những tin đồn khuynh đảo thị trường Việt Nam

Tin đồn lãnh đạo ngân hàng bỏ trốn, bị bắt; khan hiếm lương thực hay những đồn thổi liên quan tới tỷ giá khiến người dân hoang mang và làm lợi cho một nhóm người.
Chứng khoán suýt lặp lại thảm kịch 'bầu Kiên' / Chủ tịch BIDV bác tin đồn bị bắt

1. Tổng giám đốc ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn
Ông Phạm Văn Thiệt (Trái) - Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB.
Ông Phạm Văn Thiệt (Trái) - Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB.
Tin đồn xuất hiện trong ngày 13, làm chao đảo Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) cũng như cả hệ thống ngân hàng trong ngày 14/10/2003. ACB lúc đó đã được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu cả về hiệu quả kinh doanh cũng như quản trị rủi ro. Nhưng tin Tổng giám đốc bỏ trốn khi chưa được xác minh thực hư đã khiến khách hàng đổ xô tới rút tiền tại ACB, rồi tới cả các ngân hàng khác.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm, ông Lê Đức Thúy, ngay lập tức bay từ Hà Nội vào TP HCM để xử lý tình hình. Tiếp xúc với khách hàng ACB, ông khẳng định đây là thông tin thất thiệt và cam kết hỗ trợ cho ACB nếu toàn bộ khách hàng vẫn nhất quyết rút tiền.
Tổng giám đốc ACB - Phạm Văn Thiệt và Chủ tịch HĐQT ACB Trần Mộng Hùng phải xuất hiện tại trụ sở ngân hàng để bác bỏ tin đồn và khẳng định hoạt động của ACB vẫn diễn ra bình thường, toàn bộ tiền gửi của khách hàng đều được ACB mua bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đại diện ACB còn trao giải thưởng 200 triệu đồng cho ai cung cấp nguồn tin cho cơ quan chức năng tìm ra đối tượng tung tin thất thiệt.

Dự thảo Hiến pháp chưa thể hiện rõ quyền của dân

Góp ý sửa đổi Hiến pháp ngày 22/2, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và đề nghị soạn thảo lại văn bản này. 'Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng'Ngày 22/2, Văn phòng Quốc hội và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông Nguyễn Văn Yểu, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, yêu cầu tối cao của việc sửa đổi hiến pháp là tập trung làm rõ mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, quyền con người, quyền công dân. Đối chiếu với yêu cầu đó, ông Yểu cho rằng, nội dung thể hiện của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là chưa đạt yêu cầu.
"Nhân dân mong đợi Hiến pháp phải thể hiện cho được trên thực tế quyền lực thuộc về nhân dân cũng như thể hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam", nguyên Phó chủ tịch Quốc hội nói.
Ngoài ra, liên quan tới cơ chế bảo hiến mà ông nhận định là "hiện nay hiệu quả thấp", ông Nguyễn Văn Yểu cho rằng, nếu quy định hội đồng này chỉ có chức năng "tư vấn" thì phải bàn lại. Nếu cần, phải bàn ở cấp Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương.

Theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cần quy định rõ phương thức
lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Còn nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển thì nêu lại hai nguyên tắc mà Đảng đề ra lúc sửa hiến pháp, đó là phải đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát thực hiện giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. "Nhưng tại điều 74, 75 của dự thảo này lại nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cơ quan giám sát tối cao. Thế thì có thống nhất với nhau không?", ông Khiển đặt câu hỏi.

Đất nước ta còn nghèo quá

Lưu bài này vì tiêu đề hay và thích các ý kiến của người đọc.
Đất nước ta còn nghèo quá
Có đi trên những chuyến tàu, có trực tiếp nhìn cuộc sống của những người nông dân mới thấy nước mình còn nghèo khó và vất vả quá.
Tôi vừa khởi hành chuyến tàu bắt đầu từ 9h sáng ngày tết. Thời tiết của ngày đầu xuân thật đẹp, đủ để làm ấm lòng những người đi xa.
Vì không có kế hoạch di chuyển bằng tàu hỏa nên chúng tôi không mua được vé nằm. Chuyến tàu của tôi mang số hiệu TN17, toa ghế ngồi cứng vắng khách. Trẻ con thoải mái nằm ngủ hẳn trên ghế dài, người lớn muốn ngả lưng thì phải bắc chân sang phía dãy ghế kế bên cũng ổn.
Qua mỗi ga nhỏ tàu chỉ dừng 3 phút đủ thời gian cho hành khách đến điểm xuống và đón những hành khách mới lên. Tiếng nói cười râm ran của những người không quen biết chúc mừng nhau năm mới lẫn vào tiếng tàu xình xịch kéo trên đường ray cũ kỹ. Tôi cảm nhận rõ rệt toa tàu lắc lư như muốn khớp với bản hợp âm mà nó tạo ra.
Chẳng hiểu do háo hức được về thăm quê hay vì lần đầu tiên xuất hành năm mới bằng chuyến đi xa bằng tàu hỏa mà tôi không có cảm giác mệt, ngồi bên cửa sổ ngắm nhìn đất nước vào Xuân qua những ô lưới.
Chạy suốt từ Hà Nội vào đến Vinh, hai bên chủ yếu là những cánh đồng phủ màu xanh non của lá mạ, Những hàng chuối xanh rì phất phơ trong gió, điểm xuyết là những ruộng khoai, ruộng ngô đang trổ bông chờ người hái... Lẫn trong những hàng cây xanh là những ngôi nhà nhỏ thấp lè tè, tường loang lổ rêu phong, trống tuềnh trống toàng trải khắp theo hai bên nơi tàu chạy qua.

Trung Quốc nổi khùng vì Tập Cận Bình được đề cử Nobel Hòa bình

Trung Quốc nổi khùng vì Tập Cận Bình được đề cử Nobel Hòa bình

Tờ Người Thượng Hải của Trung Quốc đã có bài báo phản ứng lại với bài xã luận được đăng trên Forbes, trong đó phân tích lý do tại sao nên đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Tập Cận Bình và gọi đề cử này là một “nỗi xấu hổ”.
Một bài xã luận được đăng trên Forbes với những phân tích về các lý do tại sao nên đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 cho ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và sẽ là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tương lai gần.


Bài báo chỉ ra rằng, với việc ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư là một bước tiến lớn cho sự phát triển của Trung Quốc. Trong thời gian 3 tháng nắm giữ quyền lực vừa qua, ông Tập đã liên tiếp đưa ra những chính sách cải cách mạnh mẽ trong nội bộ Đảng của mình cũng như những bước tiến trong việc “bảo vệ nhân quyền” và quyền lợi của người dân.

'UFO bắn tan thiên thạch Nga'

'UFO bắn tan thiên thạch Nga'

Một chuyên gia nổi tiếng của Nga về các hiện tượng huyền bí cho rằng thiên thạch rơi gần Chelyabinsk đã bị một vật thể bay không xác định, UFO, bắn rơi và điều đó cứu loài người thoát chết.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tin từ tờ đếntờ Lập luận và sự kiện cho hay chuyên gia Gennady Belimov dẫn một đoạn video được "một nguồn đáng tin cậy" gửi cho.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta, nhân dân Nga nói riêng và mọi người trên hành tinh nói chung, một lần nữa đã rất may mắn", ông Belimov nói. "Trên đoạn băng video có thể thấy rõ 'người ngoài hành tinh Chelyabinsk' thoạt đầu có tác động gì đó tới một UFO trên bầu trời. Và sau tác động đó, đối tượng tương tác vũ trụ bắt đầu bùng nổ dữ dội và tan thành những miếng nhỏ."
Đoạn băng video được cho là "chứng minh" sự can thiệp của người ngoài hành tinh đã được gửi cho Belimov từ "nguồn đáng tin cậy", đài của Nga dẫn lời kỹ sư hàng không vũ trụ quân sự về hưu sống ở ngoại ô Moscow nói.

Toàn cảnh vụ thiên thạch rơi tại Nga

Toàn cảnh vụ thiên thạch rơi tại Nga
Vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong vòng 100 năm tại Nga khiến hơn 1.000 người bị thương và làm hư hại hàng nghìn tòa nhà. Sau cơn sợ hãi, nhiều người đang phát sốt kiếm tiền "mỏ vàng trên trời rơi xuống".
Vệt khói thiên thạch để lại trên bầu trời sau khi nó lao xuống vùng
Vệt khói thiên thạch để lại trên bầu trời sau khi nó lao xuống vùng Chelyabinsk của Nga hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Ngày 15/2, một khối thiên thạch từ vũ trụ lao xuống vùng Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga vào khoảng 9h sáng. Nó bốc cháy trong khí quyển, gây nên tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói lòa trên bầu trời. Vụ nổ khiến gần 1.200 người bị thương và gây thiệt hại vật chất hàng chục triệu USD. Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan. Phần lớn nạn nhân bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ văng vào cơ thể.
"Đột nhiên bầu trời sáng lòa, không giống như khi các bóng điện được bật, mà giống như mọi vật được chiếu sáng bởi một thứ ánh sáng trắng bất thường", một giáo viên trong vùng Chelyabinsk kể.

Thiên thạch Chebarkul rơi xuống Nga

Thiên thạch Chebarkul. 
Tường trình-ảnh đầy đủ với các nhận xét
Взрыв метеорита в небе над Челябинском (Чебаркульский метеорит). Полный фото-отчет с комментариями.


Kichbu posted on 22.02.2013

Ảnh 3D đẹp: HỘI HỌA NGOÀI PHỐ

Ảnh 3D đẹp: HỘI HỌA NGOÀI PHỐ

Hồn Của Phát Triển

BLOG CỦA KIM YẾN NGÀY THỨ SÁU 23 FEB 2013
SGTT Xuân 2013 – Quá trình phát triển vừa qua mới chỉ là gặt hái những gì dễ dãi, ngắn hạn, mà thiếu một cái hồn, Hồn của phát triển một triết lý, một nền tảng xuyên suốt lâu dài. Vậy đâu là cái hồn của phát triển cần vươn tới?
Rừng tự nhiên ở Tây Nguyên cơ bản 
không còn nữa. Ảnh: Phan Quang
 Bên cạnh một số thành quả đạt được qua hơn 25 năm đổi mới, con đường phát triển của đất nước những năm gần đây đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng: kinh tế vĩ mô ngày càng bất ổn, doanh nghiệp suy sụp và ngưng hoạt động hàng loạt. Giá cả không ngừng tăng khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Tài nguyên khoáng sản, rừng bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng. Giáo dục, y tế khủng hoảng chưa thấy lối ra. Khoa học thiếu cơ chế để phát triển. Căng thẳng và bất an xã hội, những vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, đền bù giải toả ngày càng gay gắt trong khi việc thực thi các quyền lợi của người dân còn hạn chế. Văn hoá và đạo đức xã hội xuống cấp, niềm tin sụt giảm nghiêm trọng…
Tất cả cho thấy quá trình phát triển vừa qua chỉ mới là gặt hái những cái gì dễ dãi, ngắn hạn, trước mắt, mà thiếu một cái hồn, một triết lý, một nền tảng xuyên suốt, lâu dài. Vậy đâu là cái hồn của phát triển cần vươn tới để đất nước đi lên một cách vững bền? Đó là nội dung của toạ đàm Đi tìm cái hồn của phát triển, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, văn hoá, nhà nghiên cứu triết học, doanh nhân, nhân khởi đầu năm mới Quý Tỵ.

Kỳ vọng vào Nhật, Mỹ

Có khả năng bùng nổ làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Thương mại song phương Việt - Mỹ cũng tăng. Nhật Bản hiện đang đứng đầu trong nhóm đối tác đầu tư vào Việt Nam với 1.835 dự án (vốn đăng ký hơn 28.991 triệu USD, vốn điều lệ hơn 8.517 triệu USD); kế đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Mỹ xếp thứ bảy với 639 dự án (vốn đăng ký hơn 10.500 triệu USD, vốn điều lệ hơn 2.512 triệu USD).

Đại sứ Mỹ David Shear và Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM Lê Thành Ân thăm Nhà máy Sản xuất Điện mặt trời của Intel Việt Nam (Ảnh do Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM cung cấp)
Nhà đầu tư lạc quan
Theo ông Yoshitaka Kurihara, chuyên gia tư vấn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, trong 2 năm qua, nhà đầu tư Nhật Bản đã mở nhiều nhà máy lớn ở nước ta, như Lixil ở Đồng Nai, Bridgestone ở Hải Phòng, đặc biệt là đầu tư vào dự án TP mới Bình Dương. Bên cạnh các tên tuổi lớn, những công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam đa số là doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ. Đây cũng là xu hướng của năm 2013.
Những ngày trước Tết Nguyên đán, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố khả năng bùng nổ làn sóng đầu tư thứ ba của vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Tỉ lệ DN Nhật tin vào tình hình kinh doanh tại Việt Nam sẽ cải thiện trong năm nay tăng 13,8 điểm so với năm trước và Việt Nam có tên trong hầu hết các kế hoạch mở rộng kinh doanh của các nhà đầu tư Nhật.

Nền cộng hòa

Nền cộng hòa 
Hoàng Hồng Minh
Con người ở khắp muôn nơi từ hàng ngàn năm nay luôn luôn phải thao thức về việc làm sao tổ chức được đời sống của mình cho thỏa đáng. Cái công việc tổ chức đời sống cộng đồng ấy là nguồn gốc của chữ cộng hòa, “res publica” trong tiếng latin, “sự nghiệp công cộng”.Nhưng phải mãi đến gần đây con người mới có được những bước tiến thực sự mạnh mẽ và hiệu nghiệm về cách thức tổ chức và vận hành được cái “sự nghiệp công cộng” này.

Thần quyền
Buổi đầu sự trị vì cai quản đời sống của một cộng đồng được nhuộm màu thần quyền linh thiêng, là lĩnh vực mà suy nghĩ của các thường dân không được quyền chạm tới. Sự cai trị này được độc quyền lý giải bởi “Thiên cơ”, “Trời định”, và những người cầm quyền được mệnh danh là những “Con Trời”, được Ông Trời lựa chọn để thay Trời trị dân. Người dân chỉ có một quyền duy nhất là chịu đựng và tuân phục các bậc cai trị. Bạo lực tinh thần và bạo lực tổ chức được xây dựng để duy trì trật tự này, đè bẹp mọi sự bất tuân.

Dự án bauxite: Không hiệu quả thì nên dừng

(NLĐ): Giá xuất khẩu thấp hơn giá thành, chi phí vận tải tốn kém, nhất là khi phương án xây dựng cảng Kê Gà bị loại bỏ, lại thêm những hệ lụy lớn về môi trường..., hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đối mặt với nhiều khó khăn
Dự án bauxite ở Tây Nguyên vừa ra lò mẻ alumin đầu tiên đã cầm chắc lỗ và  còn khả năng tiếp tục thua lỗ dài dài bởi hàng loạt bất hợp lý đã không được đặt ra và nghiên cứu một cách thấu đáo. Dự án này, theo nhiều chuyên gia kinh tế và khai khoáng, trong đó có cả chuyên gia của Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), nên dừng lại càng sớm càng tốt.

Các resort bị thiệt hại nặng do dự án cảng Kê Gà. Ảnh: QUỐC TRIỀU
Đừng đổ tiền vào hang dế
Chuyên gia Kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế đã thấy rõ sự không hiệu quả của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà điển hình là chi phí vận chuyển bằng ô tô đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn và hiện đang tàn phá cầu đường, chưa kể đòi hỏi xây dựng cảng biển rất khổng lồ, nhất là cảng Kê Gà (Bình Thuận) bị loại bỏ, nếu đầu tư cảng nơi khác thì chi phí đầu tư càng đội lên và việc thua lỗ càng chồng chất.

Cá không nghe muối cá ươn

Cá không nghe muối cá ươn
Nguyễn Quang Lập
Đọc bài Bài toán bauxite sai tày hoày ( tại đây) mà cười ra nước mắt: “Nhà máy alumin Tân Rai sắp đi vào hoạt động chính thức, mà Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn chưa lên được phương án tối ưu cho con đường vận chuyển bauxite, trong khi hiệu quả kinh tế gầnnhư là không có.” Ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng cho biết:“Giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn… chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên dù xuất khẩu vẫn lỗ.”
Bà Phạm Chi Lan đã chi ra sự tào lao của dự án này: “Vinacomin đã không trung thực trong bài toán kinh tế bằng cách gạt một số hạng mục đầu tư ra ngoài để khẳng định, nếu làm sẽ có lãi. Nhưng lúc bắt tay vào triển khai, Vinacomin lại đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sá để vận chuyển sản phẩm ra cảng phục vụ xuất khẩu. Đó là cách tính toán rất “cùn” trong kinh doanh, bởi khi đầu tư dự án, nhà đầu tư phải tính cả chi phí vận chuyển chứ không thể bỏ ra ngoài như Vinacomin.Chưa nói xuất khẩu sản phẩm của dự án lại phụ thuộc vào một thị trường, thì hiệu quả kinh tế cũng rất bấp bênh. Tóm lại, dự án không thể đem lại hiệu quả kinh tế…”
Tóm lại như cảng Kê Gà thì dự án Bauxite ở Tân Rai cũng cần phải đình chỉ ngay, càng đâm lao theo lao càng lún sâu vào nợ nần không thể thoát ra được.
Một dự án gây bất bình trong dân chúng, chẳng ai thèm nghe. Đại tướng hai lần gửi thư can gián, chẳng ai thèm nghe. Kiến nghị của 2746 nhân sĩ trí thức ( tại đây) yêu cầu đình chỉ dự án này, cũng chẳng ai thèm nghe. Thậm chí các trí thức đã lập ra một trang mạng Bauxite Việt Nam chuyên đề phản đối về dự án này, cũng chẳng ai thèm nghe. Đã không nghe lại còn vu cho nó là trang mạng phản động của ” bọn cơ hội”.
Bây giờ đã trắng mắt ra chưa?

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Trung Quốc: Những kiểu chở hàng có một không hai

VN đang cố sao chép mô hình phát triển của ông bạn vàng TQ:
Trung Quốc: Những kiểu chở hàng có một không hai
Mặc dù biết chắc là không an toàn nhưng nhiều tài xế Trung Quốc vẫn cố gắng chất thật nhiều đồ lên chiếc xe của mình trong lúc di chuyển trên đường phố.
Được biết những bức ảnh này do nhiếp ảnh gia An Fu, 44 tuổi, thực hiện và được chụp trên khắp đất nước Trung Quốc bao gồm các thành phố như Thượng Hải, Shouguang, Huai'an...
"Họ luôn cần phải cắt giảm nhiên liệu và cũng giống như tất cả mọi người, thời gian là tiền bạc đối với những người lao động chăm chỉ này," An nói.
"Nhiều tài xế không có phương tiện tốt nhất để xếp số đồ mà họ cần chở. Vì thế, họ phải làm theo cách tốt nhất mà họ có thể."


Chiếc xe tải trên một con đường cao tốc ở Huai'an
 dường như sắp bị lật vì quá nhiều đồ.

Vui lòng nói tiếng Việt!

Mới đây tôi có ăn tối tại một nhà hàng ở TPHCM với một phụ nữ đến từ California (Mỹ) và một trong những điều đầu tiên cô ấy làm là nói dối người phục vụ bàn. Cô nói với người phục vụ là cô không biết tiếng Anh (thật ra là cô biết) nhưng tôi không trách cô. Đó dường như là cách tốt nhất để buộc anh chàng phục vụ phải nói tiếng Việt với cô ấy. Tôi thấy đây là một thách thức phổ biến mà nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại TPHCM thường thực hiện. 
Theo tôi biết, nhiều người nước ngoài không ngại học tiếng Việt. Nhưng nghịch lý là những người đầu tư thời gian và tiền bạc học ngôn ngữ này thường không có “đất” để sử dụng nó. Nguyên nhân là do những người bạn Việt Nam hay đồng nghiệp của họ biết tiếng Anh, do đó giao tiếp bằng tiếng Việt trở nên không cần thiết. Một lý do khác, khó hiểu hơn, là người Việt rất thường từ chối nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình với người nước ngoài.

Nhiều người nước ngoài không có cơ hội học tiếng Việt tại Việt Nam.
Trong ảnh: Xích lô Hội An đưa du khách đi thăm phố cổ. Ảnh minh họa: NLĐO
Tôi cũng thường thấy một điều như thế này: một người nước ngoài gặp một người Việt bán trái cây dạo và cố gắng áp dụng các bài học tiếng Việt được dạy nhưng rốt cuộc lại được đáp lại bằng tiếng Anh. Có vẻ như người bán dạo suy nghĩ một cách bản năng rằng anh phải thích ứng với người nước ngoài và không chịu ngừng lại để cố gắng hiểu những gì người nước ngoài nói bằng tiếng Việt.

Thế nào là đúng định hướng

Mô hình tăng trưởng hiện nay bị vướng vào những khái niệm bất di bất dịch mang tính giáo điều trong khi người nghèo vẫn ngày càng nghèo hơn, bất công trong xã hội ngày càng lan tràn. Những lối nói tưởng đâu là đúng theo định hướng hóa ra lại là rào cản thực hiện chính sách phát triển trong công bằng.
Người ta thường phân tích nền kinh tế Việt Nam theo các tiêu chí như lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ giá, cán cân thương mại… nhưng lại bỏ quên một yếu tố then chốt: phát triển kinh tế để làm gì? Hay nói cách khác, định hướng cho các chiến lược phát triển kinh tế nhắm đến đối tượng nào, có đạt được như mong muốn không?
Nếu mục đích của mọi chính sách là nhằm tạo một môi trường phát triển sao cho giới lao động như công nhân, nông dân, người nghèo được hưởng lợi nhiều nhất để xây dựng một xã hội công bằng thì rõ ràng chính sách chưa thành công.
Một công cụ quan trọng nhất để Nhà nước điều tiết thu nhập quốc dân hướng đến các chương trình xã hội là các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước hiện đang bị chìm đắm trong đống nợ nần lớn, lo bản thân còn chưa xong, nói gì đến phục vụ các chính sách điều tiết của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước hiện là khu vực ít tạo ra việc làm nhất, so với khu vực tư nhân hay đầu tư nước ngoài, chỗ làm nếu có cũng dành cho con cái các quan chức hay cán bộ trong ngành. Hiếm thấy các lời rao tuyển dụng nhân sự vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

GIỎI VÀ NGHÈO (Giỏi = Nghèo và Dốt = Giàu)

Phạm Xuân Cần
Từ xưa đến nay cứ nói đến Nghệ Tĩnh là người ta nghĩ ngay đến hai “đặc sản”: Học giỏi và nghèo. Cái sự giỏi và nghèo ấy đã được hình tượng hóa bằng ông đồ Nghệ và con cá gỗ trứ danh. Trong kho tàng văn học dân gian của ta những người giỏi giang như thầy đồ, hay anh học trò đều nghèo rớt mùng tơi, còn những kẻ dốt nát lại giàu nứt đố đổ vách bao giờ cũng là quan lại và mấy ông phú hộ. Hàng trăm, hàng nghìn năm như thế vô hình chung người ta thừa nhận cái đẳng thức: Giỏi = Nghèo và Dốt = Giàu như một chân lý thuộc hàng tiên đề. Cấm cãi! Và, tai hại hơn là từ tiên đề đó đã đẻ ra hàng loạt những định lý và hệ quả khác, như: ghét người giàu sang (có độc mới có, phủ như chó mới giàu) và tự ru ngủ cái nghèo (thanh bần lạc đạo). 
Bước vào thời kỳ mới, chính sự công bằng mà nghiệt ngã của kinh tế thị trường đã làm thay đổi các thang bảng giá trị. Không ai còn tự ru ngủ cái nghèo của mình được nữa khi ba bề bốn bên hàng xóm đã phất lên, khi sự thật đã phơi bày cái giàu không hẳn đã xấu, đó là chưa kể giàu thì dễ sang, còn nghèo thì khó tránh khỏi hèn, muốn không hèn chỉ có thể... gàn.

NHNN: 'Không có chuyện phá giá tiền đồng'

Trước tin đồn NHNN sẽ phá giá đồng tiền:
Dự trữ ngoại hối đang ở mức cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước đủ lực để đáp ứng nhu cầu thị trường và không cần thiết phải điều chỉnh tỷ giá lúc này, Phó thống đốc Lê Minh Hưng nói với VnExpress.net chiều 21/2. Diễn biến lạ trên thị trường vàng, ngoại tệChủ tịch BIDV bác tin đồn bị bắt
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Ảnh: Nhật Minh
"Ngân hàng Nhà nước kiên quyết ổn định tỷ giá và đủ tiềm lực để thực hiện điều này", ông Hưng tuyên bố. Theo ông, thanh khoản ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đang dư thừa. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng 15 tỷ USD và tiếp tục mua ròng 5 tỷ USD chỉ từ đầu năm 2013 đến trước Tết Nguyên đán, nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Trước đó, một số chuyên gia đề xuất nên phá giá tiền đồng 2-3% ngay trong quý I để hỗ trợ xuất khẩu. Thông tin này sau đó được lan trên thị trường như là một ý định sắp thành hiện thực của Ngân hàng Nhà nước, khiến tỷ giá ba ngày qua tăng mạnh sau thời gian ổn định. Chiều 21/2, tin đồn Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt càng khiến nhiều người hoang mang và có tâm lý muốn bán chứng khoán, rút tiền tiết kiệm đi mua đôla và vàng.

Chủ tịch BIDV bác tin đồn bị bắt

Tin đồn Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt khiến chứng khoán giảm mạnh nhất nửa năm qua, tỷ giá ngân hàng vọt qua mốc 21.000 đồng và người dân đổ đi mua vàng chiều 21/2. Tỷ giá ngân hàng cũng vượt 21.000 đồngLực mua vàng tăng mạnh
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV. Ảnh: Nhật Minh
"Buổi sáng thì có tin đồn một quan chức bị bắt, sau đó là giám đốc ngân hàng, rồi một Phó tổng BIDV và cuối cùng đồn đến chính tôi. Đây là thông tin thất thiệt, có thể do một nhóm đầu cơ nào đó tung ra để trục lợi", Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà nói với VnExpress.net chiều 21/2.
Ban lãnh đạo ngân hàng đã họp bàn phân tích hướng xử lý với thông tin đồn thổi này và báo cáo với Chính phủ, các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp.
"Thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, tới BIDV mà có thể khiến nhiều người dân thiệt thòi. Chúng tôi đã đề nghị Bộ Công an xử lý những kẻ tung tin nhảm", ông Hà bức xúc.

Bộ Công an điều tra tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt

Xã hội vừa loạn thông tin, vừa đầy tin đồn. Nguyên nhân do đâu ?
Cục An ninh Kinh tế đã lập chuyên án điều tra việc tung tin đồn Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt, làm chao đảo thị trường tài chính ngân hàng ngày 21/2. Tối 21/2, trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục An ninh II (Bộ Công an) cho biết sau khi nhận được đề nghị đã cử các cán bộ của Cục An ninh Kinh tế vào cuộc và lập chuyên án xung quanh vụ việc nói trên.
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch BIDV. Ảnh: Nhật Minh
Tin đồn ông Trần Bắc Hà loang ra từ sáng 21/2, đúng lúc ông đang chủ trì cuộc họp ban lãnh đạo BIDV để triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013. BIDV đánh giá thông tin bịa đặt này ảnh hưởng xấu đến đến uy tín thương hiệu của mình cũng như thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam.
Các chỉ số chứng khoán chốt phiên giao dịch giảm với biên độ lớn nhất từ tháng 8/2012, khi nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Á Châu bị bắt. Tỷ giá đôla trong ngân hàng sau thời gian dài ổn định cũng tăng qua ngưỡng 21.000 đồng. Nhiều người dân khu vực TP HCM đã đổ đi mua vàng miếng.

TTg Shinzo Abe: Hiếu chiến là đặc điểm "thâm căn cố đế" của Trung Quốc

TTg Shinzo Abe: Hiếu chiến là đặc điểm "thâm căn cố đế" của Trung Quốc

(GDVN) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, thích gây sự với láng giềng là đặc trưng thâm căn cố đế của Trung Quốc và Bắc Kinh đang sử dụng vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng để duy trì sự ổn định trong nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: WSJ)