Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Thành phố Mỹ đầu tiên cấm 'du lịch sinh đẻ'

TP - Los Angeles rốt cuộc đã trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm hình thức "du lịch sinh đẻ": bà bầu nước ngoài đến đây để sinh con, vì theo luật pháp Mỹ, những đứa trẻ sinh ra trên đất Mỹ sẽ tự động trở thành công dân Mỹ. 
Theo chế độ phúc lợi Mỹ, một đứa trẻ nếu có tư cách công dân Mỹ có nghĩa là đã có trong tay chiếc chìa khóa vào cửa hệ thống an sinh xã hội, nhất là giáo dục. Đứa bé này khi lớn lên sẽ được ghi danh thi vào trường đại học Mỹ, dễ dàng xin được học bổng cho học sinh Mỹ.
Ngoài ra, cha mẹ đứa bé nhiều năm sau có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Hiến pháp.
Chính sách di dân của Mỹ cho phép công dân nước họ xin phép cho cha mẹ, vợ chồng, con cái có quốc tịch nước ngoài tới Mỹ định cư. Khi đứa trẻ đó tròn 21 tuổi, những người thân của nó sẽ được cấp hộ chiếu.
Các thành viên Hội đồng thành phố Los Angeles kêu gọi đóng cửa những khách sạn chuyên dành cho phụ nữ mang thai. Họ cho rằng, những khách sạn đó tuy sinh lợi nhưng cũng gây nhiều phiền phức cho người dân Mỹ.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quyết định nói trên của Hội đồng thành phố Los Angeles là vài tháng trước, người dân ngoại ô Los Angeles kiện một khách sạn như vậy nằm gần khu nhà ở của họ. Họ than phiền, những phụ nữ nước ngoài trú ngụ tại đây, chủ yếu là người Trung Quốc, đã gây ồn ào và mất vệ sinh.

Ngọc Thoa
Theo MIGNews.ru
http://www.tienphong.vn/the-gioi/614961/Thanh-pho-My-dau-tien-cam-du-lich-sinh-de-tpp.html
Giấc mơ Mỹ của người Trung Quốc
Nhà giàu Trung Quốc đổ xô xuất ngoại sinh con
TP - Nhiều công dân Trung Quốc đại lục đang cố gắng kiếm một suất làm công dân Hoa Kỳ cho những đứa con đang còn trong bụng mẹ.

Một phụ nữ đang tìm tới công ty cung cấp dịch vụ lấy visa tới Mỹ ở thành phố Thượng Hải.


Theo tờ Hoàn cầu thời báo, Jerry Thương và Sarah Trần sắp có em bé vào tháng 7 và họ đã lên kế hoạch ngay từ bây giờ để con họ được mang quốc tịch Mỹ.

Họ không muốn sử dụng tên Trung Quốc đầy đủ vì không muốn hải quan Mỹ biết mục đích thực sự chuyến du lịch.

Thực tế là họ đã chi tiền cho một công ty du lịch cung cấp các "tour sinh sản". Theo chương trình này, bà Trần sẽ tới Mỹ hai tháng trước khi sinh và ở lại thêm một tháng sau khi lâm bồn.

Bà Trần, người mới chỉ bập bẹ đôi ba từ tiếng Anh, chưa từng tới Mỹ - một trong số ít nước phát triển vẫn áp dụng điều luật “mọi trẻ em sinh ra trên đất Mỹ là công dân Mỹ”.

“Tôi muốn con tôi có thêm lựa chọn trong đời”, người cha đứa bé trong bụng bà Trần 40 tuổi, nói.

Bà Trần dự định sinh con ở Mỹ.

Vợ chồng ông Thương đã đăng ký đi tour ngay khi cô Trần biết mình có thai. Công ty du lịch thu của họ 6.000 USD tiền lưu trú và đăng ký chỗ ở cho hai người trong ba tháng tại chi nhánh công ty ở Los Angeles (Mỹ).

Ông Thương cũng phải trả tiền bệnh viện. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, tức là nếu bà Trần không phải đẻ mổ, họ sẽ "chỉ" phải chi khoảng 3.000 USD. Tổng chi phí cho các khoản, gồm cả vé máy bay vào khoảng 130.000 nhân dân tệ (tương đương 410 triệu đồng).

"Đây không phải là số tiền nhỏ đối với chúng tôi, nhưng cũng đáng chi như thế", ông Thương nói. Lương của hai vợ chồng khoảng 15.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 49 triệu đồng). Họ được xếp vào dạng trung lưu ở Bắc Kinh.

Bà Trần là một trong vài ngàn thai phụ Trung Quốc xin visa đi Mỹ trong tháng cuối của thai kỳ.

Đứa trẻ sau khi sinh sẽ được chuyển hồ sơ qua cơ quan quản lý ở Mỹ để hưởng một số phúc lợi như được đi học trường công miễn phí… Sinh con ở Mỹ cũng là cách một số bậc cha mẹ Trung Quốc “bảo hiểm” cho quãng đời mình khi về hưu vì con họ có quyền bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ.

Hầu hết những đứa trẻ sinh ra kiểu này sẽ được đưa về lại Trung Quốc cùng cha mẹ và lớn lên ở Trung Quốc. Theo luật Trung Quốc, đứa trẻ ấy vẫn được coi là công dân Trung Quốc như cha mẹ mình, có quyền cư trú, quyền tới trường, nhưng sẽ phải chọn hoặc là công dân Mỹ, hoặc công dân Trung Quốc khi tới 18 tuổi.

Theo số liệu của Trung tâm thống kê Y tế Mỹ, trong năm 2008, có hơn 7.400 người nước ngoài tới Mỹ sinh con, tăng 30% so với năm 2000. Chưa có thống kế về quốc tịch của những người này nhưng ước tính có vài ngàn phụ nữ Trung Quốc đang ở Mỹ chờ sinh.

“Khách hàng của chúng tôi tăng trong năm nay, và hầu hết những cú điện thoại hỏi là từ Trung Quốc. Từ nay đến tháng 8, chúng tôi không thể nhận thêm khách vì đã kín chỗ”, Robert Châu, người Đài Loan, giám đốc trung tâm có tên Ngày hạnh phúc Mỹ chuyên bán các tour du lịch sinh đẻ qua Mỹ. Ông Châu đang có dự định mở rộng quy mô cơ sở ở nam California từ 30 phòng lên 100. “Đây là một thị trường đầy tiềm năng”, ông Châu nói.

Ông thường xuyên thức đêm để liên lạc với khách hàng từ Trung Quốc (chiếm 80%) do khác múi giờ.

Đối tượng khách hàng của ông Châu đang thay đổi theo thời gian. Trước đây là các doanh nhân giàu có, quan chức. Từ năm 2008, khi chính phủ Mỹ bắt đầu cấp visa du lịch cho người Trung Quốc ở đại lục, đã có thêm những bà mẹ trung lưu đăng ký sử dụng dịch vụ.

Họ đang lợi dụng đất nước chúng ta mà chẳng mang lại lợi lộc gì. Dù họ có tiêu 30.000USD trên đất Mỹ, thứ mà họ lấy đi còn lớn hơn rất nhiều - Nghị sỹ Phil Gingrey nói với đài NBC

Với số lượng người nước ngoài đến sinh đẻ tại Mỹ ngày càng gia tăng, một số nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa (Mỹ) cho rằng “điều 14 sửa đổi của Hiến pháp Mỹ đang bị lợi dụng”.

Nghị sỹ Lindsey Graham nói với CNN rằng “việc cấp quyền công dân cho trẻ sinh tại Mỹ dù cha mẹ không phải là công dân Mỹ là một sai lầm”.

Nghị sỹ Phil Gingrey của tiểu bang Georgia đã tuyên bố ủng hộ một dự luật, diễn giải lại tu chính án thứ 14 Hiến pháp Mỹ, rằng chỉ con của công dân Mỹ hợp pháp mới được công nhận quốc tịch.

“Họ đang lợi dụng đất nước chúng ta mà chẳng mang lại lợi lộc gì”, Gingrey nói với đài NBC hồi cuối năm ngoái, “Dù họ có tiêu 30.000USD trên đất Mỹ, thứ mà họ lấy đi còn nhiều hơn rất nhiều”.

Ông Thương không nghĩ rằng vợ chồng ông vi phạm luật nào hay tìm cách lách luật Mỹ.

“Những gì chúng tôi làm là chuẩn bị một tương lai tươi sáng cho những đứa trẻ thuộc gia đình có tiền và muốn cư trú hợp pháp. Điều này hoàn toàn khác biệt với số đông những người nhập cư bất hợp pháp ở Mexico”, ông Châu nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những người muốn tìm kiếm tư cách công dân Mỹ cho con, cũng có những cặp vợ chồng Trung Quốc chọn cách ra nước ngoài để được sinh con thứ hai, thứ ba, điều mà chính phủ Trung Quốc không cho phép (chính sách một con).

Do vậy một số tỉnh thành đã tuyên bố sẽ phạt những cặp vợ chồng sinh đẻ bên ngoài Trung Quốc với hy vọng thách thức luật pháp về dân số của nước này.

Hong Kong cũng đã cố gắng ngăn chặn dòng người từ đại lục đổ về đặc khu tự trị này sinh đẻ nhằm cho con cái cơ hội đi học và hưởng dịch vụ y tế ở đây.

Thậm chí chính quyền Hong Kong còn giới hạn số bà mẹ đại lục được sinh đẻ ở đây trong một năm ở mức 35.000 ca. Năm 2011, trong số 95.000 ca sinh đẻ ở Hong Kong, 44.000 ca đến từ đại lục.

Một báo cáo của Ngân hàng Trung Quốc trong năm 2011 cho biết 14% số người Trung Quốc với tài sản trên 10 triệu nhân dân tệ đã di cư ra nước ngoài. 46% số người giàu Trung Quốc đang lên kế hoạch chuyển ra nước ngoài sinh sống.

Xuân Thủy


Du lịch sinh đẻ - nghề hốt bạc ở Trung Quốc
TP - Từ vài năm nay, trong giới nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc xuất hiện cơn sốt đua nhau sang Mỹ sinh con vì luật pháp Mỹ qui định ai sinh ra trên đất Mỹ đều được công nhận là công dân Mỹ.
Người mẹ trẻ Châu Á này sẽ có một đứa con Mỹ
Người mẹ trẻ Châu Á này sẽ có một đứa con Mỹ.
Điều đó đã làm cho nghề du lịch sinh đẻ ở Trung Quốc, Đài Loan trở nên phát đạt. Theo tờWashington Post, công ty kinh doanh du lịch sinh đẻ sớm nhất là của một cặp vợ chồng Hoa kiều gốc Đài Loan hiện đang sống ở Thượng Hải. Công ty này chuyên lo liệu cho các bà bầu sắp sinh sang một trung tâm chuyên đỡ đẻ ở California trong vòng 3 tháng (trước khi sinh 2 tháng và sau sinh 1 tháng).
Tất cả các y, bác sỹ trong trung tâm này đều biết tiếng Hoa, các phòng bệnh đều có tivi và có mạng Internet, chi phí mỗi ngày ở đây 35 USD/người và chi phí trọn gói chỉ 1.475 USD. Tuy nhiên dịch vụ này không bao gồm tiền vé máy bay và chi phí lo liệu thủ tục sang Mỹ du lịch.
Vợ chồng ông Chu, người sáng lập công ty này khẳng định họ không phải là kẻ buôn người, mà chỉ là lợi dụng điều thứ 14 của Hiến pháp Mỹ để tạo điều kiện cho con em người Trung Quốc được trở thành công dân Mỹ.
Tờ Oversea của Mỹ cho biết, mấy năm gần đây, số sản phụ các nước tới Mỹ sinh đẻ liên tục tăng, trong đó có nhiều người Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Chỉ 3, 4 tháng sau khi sang Mỹ là họ có thể mang “đứa con Mỹ” - trở về.
Bà Tạ người Thượng Hải, hồi tháng 5 đã thuê một căn phòng sang trọng để đợi ngày sinh, dự kiến trong 4 tháng đến Mỹ sinh con bà sẽ chi hết 30 ngàn USD bao gồm cả tiền vé máy bay lẫn chi phí y tế. Bà tỏ vẻ rất hài lòng sau 2 tháng sống ở thành phố San Gabriel. Ông chồng đang kinh doanh ở Trung Quốc cũng sẽ bay sang để cùng bà đón “đứa con Mỹ” chào đời. Bà nói, đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của con.
Học tập kinh nghiệm làm ăn của những người Đài Loan, Triệu Linh Linh và chồng đã lập công ty du lịch sinh đẻ Birth Tourism 5 năm trước và trở thành người Đại lục đầu tiên kinh doanh nghề này. Đến nay họ đã giúp cho khoảng 600 bà mẹ Trung Quốc có được “đứa con Mỹ”.
Hầu như mọi cặp vợ chồng có con sinh ra ở Mỹ đều cho rằng bỏ ra hơn 20 ngàn USD để có được “đứa con Mỹ” là khoản đầu tư đáng giá nhất trong cuộc đời.
Triệu Linh Linh cho biết, trước đây 80% khách hàng là người Đài Loan, hiện nay các bà bầu người Bắc Kinh và Thượng Hải chiếm khoảng 70%, chủ yếu là những bác sỹ, luật sư, chủ công ty, người nổi tiếng trong giới giải trí có điều kiện kinh tế giàu có.
Theo chế độ phúc lợi Mỹ, một đứa trẻ nếu có tư cách công dân Mỹ có nghĩa là đã có trong tay chiếc chìa khóa vào cửa hệ thống an sinh xã hội, nhất là giáo dục. Đứa bé này khi lớn lên sẽ được ghi danh thi vào trường đại học Mỹ, dễ dàng xin được học bổng cho học sinh Mỹ.
Ngoài ra, cha mẹ đứa bé nhiều năm sau có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Hiến pháp.
Chính sách di dân của Mỹ cho phép công dân nước họ xin phép cho cha mẹ, vợ chồng, con cái có quốc tịch nước ngoài tới Mỹ định cư. Khi đứa trẻ đó tròn 21 tuổi, những người thân của nó sẽ được cấp hộ chiếu.
Phương Lan
Theo Nhân dân nhật báo









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét