Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo gì Viện KSNDTC ?
Ban Nội chính TW: Ba nhóm quan hệ gây nguy hại quốc gia
Ông Nguyễn Bá Thanh
"Viện KSNDTC cần có lực lượng đủ mạnh, chủ động kiểm sát các vụ án tham nhũng, vụ án cố ý làm trái, vụ án nghiêm trọng ngay từ khi khởi tố vụ án, bị can, không chờ chuyển hồ sơ đến".Sáng 22-4, tại Hà Nội, tập thể lãnh đạo Ban Nội chính T.Ư làm việc với Ban Cán sự đảng Viện KSND Tối cao nhằm trao đổi về tình hình hoạt động của ngành Kiểm sát và một số công tác nội chính có liên quan; xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Viện KSND Tối cao.Tại buổi làm việc, nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, Viện KSND Tối cao kiến nghị tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về tham nhũng, tội phạm kinh tế, chức vụ trong tình hình hiện nay. Ban Nội chính T.Ư quan tâm chỉ đạo các cơ quan tư pháp T.Ư đẩy mạnh việc phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, nhất là các quy định hướng dẫn áp dụng quy định về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ...
Nhấn mạnh vai trò của ngành KSND trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh cho rằng, Viện KSND Tối cao quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, chú trọng công tác cán bộ. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện KSND cần có lực lượng đủ mạnh, chủ động kiểm sát các vụ án tham nhũng, vụ án cố ý làm trái, vụ án nghiêm trọng ngay từ khi khởi tố vụ án, bị can, không chờ chuyển hồ sơ đến. Việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Viện KSND Tối cao phải thiết thực, hiệu quả. Trưởng ban Nội chính T.Ư đề nghị Viện KSND Tối cao cần chủ động thông tin, phản ánh kịp thời với Ban Nội chính T.Ư, đề xuất những giải pháp cần tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
(TTXVN)
Ban Nội chính TW: Nhận diện ba nhóm quan hệ gây nguy hại quốc gia
Nhóm nguy hiểm số một là nhóm chung lợi ích. Những quan chức này sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.
Có ba nhóm mối quan hệ không bình thường giữa quan chức và doanh nghiệp gây nguy hại cho quốc gia gồm:
- Nhóm nguy hiểm số một là nhóm chung lợi ích. Những quan chức này sẵn sàng lấy lợi ích nhân dân, Nhà nước ra để làm lợi cho lợi ích nhóm và cá nhân. Thậm chí họ sẵn sàng bán đổi cả lợi ích của nhân dân, Nhà nước miễn là có lợi cho họ. Nhóm này không còn đại diện cho nhân dân, cho Nhà nước nữa.- Nhóm thứ hai là nhũng nhiễu doanh nghiệp để được bôi trơn, ăn phần trăm. Có một số đối tượng còn đòi trắng trợn, thậm chí đòi ăn chia 50% tiền trốn thuế của doanh nghiệp.
- Nhóm thứ ba là đe dọa trắng trợn có tính chất cưỡng đoạt doanh nghiệp. Những đối tượng này tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để làm tiền.Để giải quyết các vấn đề trên phải tập trung cao độ cho việc phát hiện và xử lý. Theo đó, phải thực hiện quyết liệt bốn giải pháp:
- Một là tăng cường công tác luân chuyển cán bộ và chế độ nhiệm kỳ. Mạnh dạn luân chuyển ngay những cán bộ bị dư luận nhân dân, báo chí phản ánh.
- Hai là phải tăng cường chuyển các vụ việc sang xử lý hình sự. Khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu hình sự thì phải chuyển sang xử lý hình sự ngay. Giảm bớt việc phải xin phép trước khi xử lý để tránh tình trạng “chìm xuồng”.
- Ba là tăng cường công tác truy tố, điều tra và tập trung xử lý các vụ án có cán bộ, đảng viên sai phạm.- Bốn là để tránh tình trạng bao che và có quá nhiều sự can thiệp thì cần phải lập ban chỉ đạo với cơ chế điều tra đặc biệt để chuyên xử lý các vụ án loại này. Khi xét xử phải nghiêm minh, siết chặt các tiêu chí giảm nhẹ tội đối với các cán bộ trong các vụ án tham nhũng.
Theo Ban Nội chính Trung ương
(PLTP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét