Nghiên cứu về người nghèo ở Hà Nội
Phần I : Phương pháp
Lời nói đầu: Ta hiện có rất ít nghiên cứu khoa học về người nghèo. Báo chí thường đưa những khó khăn của cuộc sống, của những trường hợp riêng lẽ. Nhưng “một cái cây không che hết rừng”, cái cần là nắm vững được “hiện thái của toàn cánh rừng” mới có thể mong tìm ra giải pháp hữu hiệu cho tầng lớp người nghèo.
Nghiên cứu của Asian Trend Monitoring hay ATM trả lời được phần nào sự thiếu vắng dữ kiện vĩ mô về người nghèo ở Hà nội.
Vì nhiều lý do, chúng tôi sẽ không chuyển ngữ toàn bộ báo cáo về người nghèo ở Hà nội của tổ chức này mà chỉ đưa ra, dịch và biện minh một số kết quả. Chúng tôi rất thận trọng, từng bước, để không phản nghĩa những kết quả và kết luận của các tác giả. Chúng tôi cũng tuyệt đối tuân thủ các dữ kiện mà các tác giả của công trình đã gửi cho chúng tôi. Xin lợi dụng cơ hội ở đây để bài tỏ lòng khâm phục của chúng tôi trước lý tưởng cao quí mà các tác giả làm việc ở ATM đeo đuổi, cảm ơn các bạn đã giúp tôi hoàn thành bản phóng dịch hầu mang một phần các kết quả của các bạn đến với một quảng đại quần chúng lớn hơn.
Giới thiệu Asian Trend Monitoring hay ATM (tạm dịch là Cơ quan quan sát hiện trạng và trào lưu tại châu Á).
Đây là một chương trình được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller (New York). Các cộng sự viên chính của ATM là nhân viên làm việc tại Trường Lý Quang Diệu về Chính sách Công cộng thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Chủ đích các nghiên cứu và ấn phẫm của ATM là khuyến khích đối thoại, bàn luận tranh cải về những khó khăn mà châu Á gặp phải để giảm thiểu sự nghèo khó. Đồng thời tăng cường hiểu biết về liên hệ giữa các chính sách giảm thiểu nghèo khó và các chính sách phát triển. Chương trình năm 2012 của ATM đặt trọng tâm trên những thách đố của sự nghèo khó trong các đô thị.
Phạm vi nghiên cứu của ATM cũng bao gồm sự bất bình đẳng kinh tế trong ASEAN, sự nghèo khó trong thành phố và quá trình đô thị hóa, sự tiếp cận các dịch vụ căn bản tối thiểu trong các khu ổ chuột và những sáng chế hay giải pháp trong lĩnh vực phát triển.
Trường Lý Quang Diệu về Chính sách công cộng và Quỹ Rockefeller là hai nguồn tài trợ của các nghiên cứu. Nhưng những kết quả và phân tích đăng trên các báo ATM là sản phẫm của các nghiên cứu gia chứ không là ý kiến hay chính sách của các cơ quan tài trợ.
Trách nhiệm cho nghiên cứu ở Hà nội là hai ông Johannes Loh và Taufik Indrakesuma.
Còn 3 ông Darryl Jarvis, Phua Khai Hong, và T S Gopi Rethinaraj nằm trong thành phần lảnh đạo của ATM.
Ngoài những cộng sự viên, phải kể thêm, ở hàng nghiên cứu sư, bà Nicola Pocock.
Một cách tổng quát, có thể nói là tất cả thành viên kể trên của ATM đều là những nhà khoa học có tầm cở quốc tế, giàu kinh nghiệm, đến từ các châu lục khác nhau.
Cho chương trình nghiên cứu về người nghèo tại các thành phố, ATM đã thực hiện ở Manilla, Jakarta. Hànội là thành phố thứ ba theo thứ tự thời gian. Cuối cùng là Vientiane.
Nghiên cứu ở Hànội đã được thực hiện hồi tháng 5 năm 2012 , từ ngày thứ sáu 18 tới ngày thứ năm 24. Hai chuyên viên phụ trách nghiên cứu này, Taufik Indrakesuma và Johannes Loh, đã liên hệ tiếp xúc với các tổ chức lo và giúp người nghèo. Họ đã đi thực tiển để gặp dân cư các xóm ổ chuột, hay ở ngoài đường. Họ đã đối thoại với các người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ … để hiểu về những thách đố mà người nghèo ở đô thị phải trực diện hàng ngày.
Sau cùng, để tiếp sức cho các quan sát và các dữ kiện định phẫm đó, một cuộc khảo sát định lượng đã được tổ chức với sự hợp tác của 12 phỏng vấn viên trực thuộc Viên Nghiên cứu Khoa học về giới tính ở Hànội. Mục tiêu là phỏng vấn khoảng 350 cá nhân, với một bản khảo sát được dịch ra tiếng Việt – Bản các câu hỏi này gồm đại đa số là các thang hỏi ý kiến (attitude scales).
Phần I : Phương pháp
Bản điều tra :
Sau khi lược qua lý thuyết và khảo sát sơ khởi, các tác giả của nghiên cứu đã tổng kê ra 10 vấn đề hay khía cạnh của đời sống thường ngày mà các người nghèo ở Hà nội đều trải qua hay có thể gặp (thức ăn, nước sạch, điện, chữa bệnh, nhà vệ sinh, trường học tốt, nhà ở, phương tiện đi lại, tìm việc làm, khả năng tiết kiệm).
Các mệnh đề được đặt ra và người được phỏng vấn chỉ cần cho ý kiến về sự tiếp cận của họ :
Dễ dàng, khá dễ dàng, với vài khó khăn, rất khó khăn, không thể,
Sau đó còn 7 câu hỏi khác về giáo dục (tiền học phí, chất lượng giáo viên, tiện nghi trường học, phòng và hệ thống vệ sinh của trường, sự quan trọng của trường học trong quan niệm của người được phỏng vấn, liên hệ giữa học hành và việc làm và cuối cùng viễn ảnh tương lai hay hi vọng cho con cái).
Tuần tự, qua từng câu hỏi, ta biết được thực trạng của đối tượng nghiên cứu mà không cần đưa câu hỏi trực tiếp.
Chủ đề thứ ba là Y tế và sức khỏe : 5 câu hỏi (đủ tiền để chi trả khám chữa bệnh, hay đủ tiền mua thuốc, giá trị định phẫm của các dịch vụ địa phương, đủ trả chi phí cho di chuyển tới các trung tâm y tế, khi đau ốm thà đi làm còn hơn).
Năm khẳng định, đối tượng nghiên cứu sẽ cho 1 trong những ý kiến dưới đây :
Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn bất đồng ý.
Như thế giới hạn tối đa can thiệp của người đi phỏng vấn trên đối tượng nghiên cứu hầu bảo đảm được tốt nhất tính trung thực của các dữ kiện thu thập.
.Chọn mẫu để nghiên cứu :
Trước nhất các tác giả chọn 4 vùng ngoại ô ở Hà nội nổi tiếng là có nhiều nhà ổ chuột và dân nghèo, lợi tức thấp. Phỏng vấn viên dùng phương pháp chọn mẫu tình cờ : cứ theo nhịp chân, qua 3 nhà thì chọn 1, đi hỏi phỏng vấn. Tỉ lệ từ chối rất ít (21 người trên 370 người tức là khoản 5%). Lý do từ chối thường là vì bận, không có thì giờ. Phải nói là các tác giả nghiên cứu đã không “trả công” các đối tượng dân tình hợp tác cho nghiên cứu. Họ chỉ tặng một cái bút bi có in dấu hiệu của Đại học Singapore – Một cách để đi vào phỏng vấn và để tự giới thiệu, đồng thời minh chứng tính chính thống của nghiên cứu.
Một cách tổng quan, các phiếu điều tra đều được trả lời tròn vẹn đến khoảng 95%. Số «không trả lời», «không biết», như thế, không đáng kể. Các kết quả thu thập được xem như hoàn chỉnh và phân tích được, trên bình diện thống kê và phương pháp khoa học.
Rốt cục, các bảng số dưới đây cho thấy là 2/3 dân trong mẫu đối tượng nghiên cứu là nữ – lý do mà các tác giả đưa ra là do thời điểm của các phỏng vấn (ban ngày, trong giờ làm việc nên nam giới vắng mặt ở nhà). Tuổi trung bình khá cao, trên dưới 47 tuổi, các gia đình trung bình gồm 4 thành viên – thế có nghĩa là ở đây các phỏng vấn viên đã không chọn các khu của công nhân tạm trú – Kết quả về hiện trạng hôn nhân không làm ta ngạc nhiên : đại đa số, tới 92% là người đã kết hôn, không ly dị và không góa bụa – hai thành phần này chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Số độc thân cũng không nhiều.
Các kết cấu gia đình như thế thuận lợi cho nghiên cứu về các tiếp cận về trường học và tiếp cận dịch vụ sức khỏe.
Nếu có một chi tiết làm cho các xã hội học gia ngạc nhiên, đó là trình độ học vấn của những đối tượng nghiên cứu. Thật vậy, họ là những người nghèo, nhưng hơn 40% nam và gần 20% nữ trong số họ đã học xong Cao đẳng hay Đại học.
.
Mẫu những người trong nghiên cứu : đặc tính nhân chũng
1. Giới tính
Số
|
%
| |
Nam giới
|
124
|
35.53%
|
Phụ nữ
|
225
|
64.47%
|
Tổng cộng
|
349
|
100.00%
|
2. Tuổi
Tuổi trung bình
| |
Nam giới
|
47.6 tuổi
|
Phụ nữ
|
46.4 tuổi
|
3. Số thành viên trong gia đình
Tổng cộng
| |
Trung bình
|
4.02 người
|
4. Chế độ hôn nhân
Phụ nữ
|
Phụ nữ %
|
Nam
|
Nam %
| |
Độc thân
|
7
|
3.11%
|
7
|
5.79%
|
Đã kết hôn
|
203
|
90.22%
|
111
|
91.74%
|
Góa bụa
|
11
|
4.89%
|
2
|
1.65%
|
Ly hôn
|
4
|
1.78%
|
1
|
0.83%
|
Tổng cộng
|
225
|
100.00%
|
121
|
100.00%
|
5. Trình độ học vấn
Nữ
|
Nữ %
|
Nam
|
Nam %
| |
Không có đi học
|
10
|
4.50%
|
1
|
0.81%
|
Tới lớp 5
|
40
|
18.02%
|
9
|
7.32%
|
Trung học cơ sở (tới lớp 10)
|
80
|
36.04%
|
41
|
33.33%
|
Trung học phổ thông (tới lớp 12)
|
52
|
23.42%
|
21
|
17.07%
|
Cao đẳng hay Đại học
|
40
|
18.02%
|
51
|
41.46%
|
Tổng cộng
|
222
|
100.00%
|
123
|
100.00%
|
.Để có một bức tranh toàn cảnh về hiện tượng người nghèo ở Hà nội các tác giả còn đi quan sát thực tiển và phỏng vấn tại chỗ một số người ngèo (chẳng hạn như người sống về nghề bán lại những phế liệu tìm thấy ở các đống rác hay người buôn gánh bán bưng ở Hà nội, … ). Cái hay nhất là nếu bạn đọc có dịp, xin mời đọc trực tiếp ấn bản gốc của ATM theo liên kết dưới đây :
Cuối cùng, ấn phẩm nói trên còn được minh họa bằng nhiều ảnh đẹp.
Phần II : Kết quả
Sự nghèo khó ở thành thị là một khuynh hướng đang lên ở châu Á. Hàng triệu dân di cư từ nông thôn ra thành thị, rời môi trường sinh sống truyền thống của họ để tìm kiếm một tài sản mới trong thành phố. Việt Nam là một ví dụ tốt về xu hướng toàn cầu vì Việt Nam là nước có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện ta đã có 755 khu đô thị và thành phố, nơi có khoảng 30 triệu người sinh sống. Ước tính dự đoán đến năm 2020, dân các thành phố của Việt Nam sẽ hơn 46 triệu người.
Mặc dù là nước sạch và nhà vệ sinh không còn là một vấn đề nan giải ở Hà nội, 99% và 94% dân tình được tiếp cận hai tiện nghi này (theo World Bank – Ngân hàng Quốc tế), người nghèo ở đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn của cuộc sống.
Đồ thị dưới đây cho thấy là gần phân nửa số người trong khảo sát nhận xét rằng rất khó hay không thể tiếp cận dịch vụ sức khỏe, tìm được việc làm hay để dành tiền
Thật vậy, rất khó hay không thể tiếp cận dịch vụ sức khỏe là câu trả lời của 50,3% người được phỏng vấn.
Tìm được việc làm là khó khăn quan trọng thứ nhì, rất khó hay không thể cho 48,3% dân tình trong nghiên cứu.
Khả năng để dành tiền rất khó hay không thể cho 47,8% trong số họ.
Bảng hỏi ý kiến định nghĩa rất rõ thế nào là trường học tốt (phòng ốc, giáo viên tốt, có trang bị nhà vệ sinh). Theo các tiêu chí đó, 43% cho biết là rất khó hay không thể có trường học tốt cho con cái họ. Hay ngược lại, chỉ 8,8% trả lời là có thể tiếp cận trường tốt cho con một cách dễ dàng.
Về chỗ ở cũng thế, có đến 30% người trong nhóm được khảo sát trả lời là không có đủ chỗ ở cho gia đình.
Gần một phần tư không có đủ thức ăn hay không đủ tiền cho di chuyển.
Ngay tới những nhu cầu rất cơ sở như tiếp cận nước sạch, điện hay nhà vệ sinh, trên dưới 10% người được khảo sát bảo là rất khó hay không tiếp cận được.
Đồ thị thứ nhì, cho thấy là chỉ số khó khăn (tính trung bình chung cho tất cả mọi khó khăn kể trên) có liên quan mật thiết với trình độ học vấn của người được phỏng vấn. 85,3% người đã không được đến trường gặp khó khăn, chỉ số này từ từ giảm khi trình độ học vấn của người trả lời nghiên cứu tăng lên và chỉ còn 57,8% khi họ đã học xong cao đẳng hay đại học.
Dịch vụ sức khỏe không những chỉ khó tiếp cận, người nghèo ở Hà nội , trong vấn đề này, còn vướng mắc một rào cản thứ nhì : 60% trong số họ không đủ tiền trả các dịch vụ này đồ thị 3. Chỉ có 8% là hoàn toàn có khả năng này.
Về khoảng cách địa lý của các dịch vụ sức khoẻ, hơn 40% những người được hỏi trả lời là họ xữ dụng những dịch vụ ở gần nhà.
Có thể các trả lời này phải được hiểu một cách tương đối vì khi yêu cầu các đối tượng khảo sát cho biết nơi nào họ thường tìm đến để điều trị khi bị bệnh thì ta thấy bệnh viện như phương thức thường xuyên nhất để chăm sóc sức khỏe. Tiếp theo là các hiệu thuốc tư nhân và thứ ba là tự điều trị.
Khi cần, người nghèo ở Hà nội vay tiền ở đâu ?
74% là vay từ bà con hay bạn bè, ngân hàng thương mại 11%, tư nhân cho vay. 8% Tín dụng nhỏ phi chính phủ 5%. Thế mới biết là người nghèo khi cần thường chỉ có thể nương tựa trên họ hàng thân thích bạn bè chứ khó tiếp cận các dịch vụ tài chính thương mại hay xã hội.
Tìm việc làm là một vấn đề quan trọng. Gần phân nửa người nghèo trong khảo sát bảo rằng «rất khó» hay «không thể» tìm được việc làm. Chỉ 5,5% trong số người tham dự khảo sát cho rằng «dễ dàng» tìm được việc làm.
Đa số những người rời thôn quê ra thành phố đều hi vọng thoát nghèo. Thế nhưng không tìm được việc làm thì làm sao sống ?
Cuộc sống đặc biệt khó khăn hơn cho người nhập cư ở Hà nội.
Khảo sát này đã dùng tiêu chí người ở Hà nội từ hơn 10 năm để so sánh với người mới nhập cư ở Hà nội dưới 10 năm.
Trong việc tiếp cận các phương pháp điều trị y tế so với dân sống ở Hà nội từ hơn 10 năm. Gần hai phần ba (58%) người nhập cư trả lời ‘rất khó khăn ‘hoặc ‘không thể’ so với chỉ có 44% trong số nhóm kia.
Áp dụng với thống kê học, đây là một sự khác biệt đáng kể, đúng tới mức 95%.
Đối với người ở Hà nội từ hơn 10 năm,
. các bệnh viện là sự lựa chọn chính cho 64% số người được hỏi,
. các hiệu thuốc tư nhân 15%
. và tự điều trị 6% .
Đối với dân nhập cư, các số này là 42% (bệnh viện), 31% (hiệu thuốc tư nhân) và 12% (tự xử lý).
Như thế, người nhập cư trong nghiên cứu này dùng các hiệu thuốc tư nhân và tự điều trị nhiều gấp đôi so với người dân Hà Nội.
Trong việc tìm trường học cho con cái, các kết quả cũng tương tự : 53% người mới nhập cư cho rằng rất khó hay không thể. Con số này chỉ ở 36% cho những người ở Hà nội từ hơn 10 năm.
Ngay đến chuyện nước sạch, còn đến 30% dân nhập cư bảo là rất khó khăn hay không thể tiếp cận trong khi đó chỉ 10% dân sống lâu đời ở Hà nội trả lời như thế
Trong dấu ngoặc, theo thống kê của Ngân Hàng Quốc tế (World Bank), tiếp cận nước sạch ở nước ta là đến 99% dân chúng vì Ngân hàng Quốc tế dựa trên các con số công bố chính thức của thống kê Việt Nam.
Cứ thể như dân nhập cư nghèo ở Hà nội thì khó khăn nhân gấp đôi.
Phần III : Kịch bản nào cho tương lai ?
Kịch bản 1:
Kiểm soát và phát triển : kiểm soát tốc độ di chuyển nông thôn đô thị sẽ cho phép cơ sở hạ tầng đô thị có thì giờ để bắt kịp với gia tăng dân số. Song song, một chiến lược phối hợp «trao quyền cho người nghèo» sẽ giúp họ tham gia vào hoạt động kinh tế, biến Hà nội thành một vùng đô thị năng động.
Thành phố sẽ có một nền kinh tế sôi động với doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh cùng với doanh nghiệp lớn. Một cách thực tiển, chính phủ sẽ kết hợp cùng các tổ chức phi chính phủ để thành lập và khởi động nhiều trung tâm đào tạo ngành nghề, giúp cho các cá nhân của doanh nghiệp nhỏ học được những kỹ năng cần thiết để phát triển buôn bán, nghề nghiệp của họ.
Kịch bản này gồm hai mặt. Một bên, phải kiểm soát số dân nhập cư, không cho họ đổ dồn về Hà nội. Nhưng bên cạnh đó, lo cho những người được nhập cư : họ sẽ được cải thiện đào tạo, học nghề, dù cho đối với những người với vốn văn hóa rất ít. Từ đó, họ hành nghề tốt hơn, hội nhập tốt hơn. Thí dụ những người buôn bán ngoài đường phố, người lái xe ôm, thợ cho những dịch vụ nhỏ, …
Chính phủ Lào đang thực hiện đường hướng này : tạo cơ sở hạ tầng cho các khu vực kém phát triển để hạn chế di dân về đô thị, đồng thời đặt ưu tiên cho đào tạo nâng khả năng cho dân nhập cư tại đô thị. Mô hình này thật ra là đi từ mô hình công tác phát triển xã hội ở Âu Mỹ .
Trong ngắn hạn, vẫn cần cải tiến để làm sao cho dân nghèo đô thị tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn.
Kịch bản 2:
Tích cực đặt ưu tiên cho qui hoạch phát triển thành phố, lập kế hoạch trong đó sự di dân ồ ạt từ nông thôn ra đô thị như là một cơ hội để biến đổi thành phố và là một động cơ tăng trưởng kinh tế. Không hạn chế người nhập cư.
Cố gắng đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị, giảm thiểu nguy cơ bị phụ thuộc của họ, mở rộng và tạo điều kiện hội nhập vào xã hội của người nhập cư , hỗ trợ cho các sáng kiến để đào tạo – trường học- và cung cấp việc làm cho người nghèo.
Chiến lược phát triển của thành phố sẽ được dựa trên các doanh nghiệp kinh tế và xã hội, các quĩ tín dụng nhỏ, các cơ quan đào tạo miễn phí tạo cơ hội cho người nghèo của Hà Nội từ từ họ tự lập.
Hỗ trợ cho người nghèo đô thị sẽ được tập trung vào việc nâng cao năng suất và tự chủ.
Các khu ổ chuột và điều kiện sống người nghèo sẽ còn khó khăn trong ngắn hạn, Nhưng với thời gian, từ từ với sức năng động phát triển của thành phố, cuộc sống họ sẽ được cải thiện, thu nhập của người nghèo và mức tự chủ của họ sẽ tăng lên.
Chất lượng cuộc sống sẽ còn thấp trong một thời gian nữa (do tác động của sự gia tăng dân nhập cư, ô nhiễm và điều kiện sống khó khăn), nhưng từ từ chất lượng đó cũng sẽ cải tiến.
Qui hoạch thành phố sẽ phải cố gắng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần vào phát triển và nâng cao giá trị sống cho người nghèo.
Ở đây, các chính sách phải dựa trên những cố gắng vừa công vừa tư, cho dài hạn. Không để các doanh nghiệp lớn loại trừ các doanh nghiệp nhỏ.
Trao quyền cho người nghèo là một chính sách khó thực hiện, vì cần phải thiết lập và mở rộng các cơ hội đào tạo và mời các doanh nghiệp kinh tế xã hội cùng đồng hành để sử dụng số lượng lớn các di dân mới.
Bangladesh đã thử ứng dụng mô hình này. Ở đây, các doanh nghiệp kinh tế xã hội đang phát triển mạnh và đang tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo.
Kịch bản 3 :
Cải thiện và loại trừ
Hạn chế di dân là chủ yếu của kịch bản này. Như thế sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống cho cư dân của Hà Nội . Tuy nhiên, điều này sẽ tiếp tục cách ly người nghèo đô thị.
Thâm hụt trong dịch vụ sẽ được giải quyết thông qua mở rộng các dịch vụ trực tiếp và các chương trình phúc lợi xã hội. Chính phủ sẽ tích cực phát triển các dịch vụ như nước sạch, chăm sóc sức khỏe và điện, cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu cần thì kêu gọi các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ còn thiếu sót. Trong ngắn hạn, điều này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả dân Hà Nội, trong đó có người nghèo.
Chính phủ sẽ sẵn sàng để đầu tư vào các dịch vụ trực tiếp và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ cho số nhập cư được phép vào đô thị. Phương pháp tiếp cận kinh tế sẽ tiếp tục tập trung vào các đầu tư quy mô lớn và một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn.
Nói chung, sẽ không giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội và kinh tế.
Trung Quốc đã áp dụng mô hình này cho sự tăng trưởng nhanh chóng. Hạn chế di dân, đặt điều kiện khó khăn cho dân nông thôn muốn vào đô thị –
Tình trạng này có thể sinh ra một lớp của người nhập cư bất hợp pháp. Họ sống lén lúc, không khai báo không hộ khẩu và khốn khó hơn ngững người khác vì có thể bị nhiều rủi ro lợi dụng hay bóc lột
Kịch bản 4:
Không thay đổi gì hết : thành phố tiếp tục tăng trưởng, thị dân ngày một tăng thêm, hạ tầng ngày một xuống cấp, các cách tiếp cận các dịch vụ của người nghèo càng thêm vất vã, …
Tắt nghẽn đường phố, giao thông khó khăn, các vấn đề sức khỏe và thiếu thốn trường học càng trầm trọng, vì dân số Hà nội tăng.
Phân cách giữa giàu và nghèo càng thêm sâu. Mức tăng trưởng của kinh tế có thể sẽ cao, nhưng cuối cùng các vấn đề với cơ sở hạ tầng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng của thành phố.
Về bản chất, đây là kịch bản các siêu thành phố như Mexico City, Jakarta, và Manila.
Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy cho hiện đại hóa đô thị, thông qua giải phóng mặt bằng khu ổ chuột và dời chúng ra xa trung tâm. Xã hội hóa, đúng hơn là thị trường hóa hay thương mại hóa, các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống của dân tình.
Trừ kịch bản 4 – tình thế xấu nhất – các kịch bản khác có khó khăn và thuận lợi riêng của mỗi kịch bản.
Việc lựa chọn giữa những tình huống đòi hỏi phải mở rộng đối thoại và hợp tác chiến lược giữa các đối tác : chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, doanh nhân, … và cả dân chúng trong đó có người nghèo.
Chúng tôi hy vọng rằng những kịch bản sẽ được thông báo cho dân chúng để họ có thể đối thoại, bàn cải và quyết định cùng với các nhà hoạch định chính sách vì đó là vấn đề thuộc về tương lai của Hà Nội và của dân Hà nội.
Vài tiêu chí cần phải nhớ để đánh giá các biện pháp ?
a. Trọng điểm cho phát triển kinh tế ?
Mô hình tập trung vào tối đa năng suất và nhanh chóng tăng trưởng GDP thường có những kết quả không mong muốn như bất bình đẳng xã hội , suy thoái môi trường hoặc khai thác tài nguyên không tính toán. Thành ra nên tìm những giải pháp khác nhưng không phải để làm chậm sự tăng trưởng kinh tế.
b. Tính toàn diện trong bối cảnh cải thiện đời sống cho người nghèo đô thị, tính toàn diện của nền kinh tế cho các nhóm thu nhập thấp nhất là rất quan trọng. Họ cần phải có một cấu trúc hỗ trợ cho phát triển kinh doanh và đào tạo đầy đủ, cơ hội việc làm để tự nâng mình ra khỏi đói nghèo.
c. Chất lượng cuộc sống cho giới thu nhập thấp nhất ở các thành phố trong các nước đang phát triển là một vấn đề khắc nghiệt. Nó làm cho chỉ số phát triển con người thấp đi. Một chính sách giúp đở người nghềo phải nghĩ đến vấn đề chất lượng sống là tối cần thiết. Phải nghĩ đến cách cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ căn bản, tối cần thiết cho cuộc sống họ trong đó dịch vụ sức khỏe, trường học là những ưu tiên đầu./.
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/5585-nghien-cuu-ve-nguoi-ngheo-o-ha-noi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét