Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đạt 20 tỷ USD

Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đạt 20 tỷ USD

NHẬT NAM

picture  
Theo đánh giá của IMF, quy mô dự trữ ngoại tệ cần
 đạt từ 12 - 14 tuần nhập khẩu mới được xem là đủ.
 
  Trên cơ sở thông tin Chính phủ vừa công bố, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện có thể đã đạt khoảng 20 tỷ USD.

Cụ thể, tại báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2011, Chính phủ cho biết “dự trữ ngoại tệ của Nhà nước được cải thiện rõ rệt, ở mức khoảng 9 tuần nhập khẩu”.

Với cơ sở đó, nếu tính theo kim ngạch nhập khẩu bình quân mỗi tuần trong năm 2011 thì dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện ở khoảng 20 tỷ USD; còn nếu tính bình quân tuần nhập khẩu trong quý 1/2012 thì ở mức khoảng 18,5 tỷ USD.

Những con số dự tính trên đều cao hơn mức khoảng 17 tỷ USD vào cuối quý 1/2012 mà chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra hồi đầu tháng này.

Điều hành lãi suất và chuyện giờ mới hỏi

Điều hành lãi suất và chuyện giờ mới hỏi

 MINH ĐỨC

picture  
Không phải ngẫu nhiên mà dư luận những ngày gần đây đề cập 
nhiều đến giả thiết bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.
 
Ngân hàng Nhà nước sẽ nói gì khi chiếu thực tế lãi suất cho vay với trách nhiệm ở 5 chữ ngắn gọn có trong luật định?

Hơn một năm qua, có lẽ chẳng mấy doanh nghiệp hay người dân vay vốn bỏ thời gian ngồi tra soát một bộ luật mới có hiệu lực: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
 
Nhưng, nếu đọc lại bộ luật này, người quan tâm có thể dừng mắt ở điều 12 với 5 chữ ngắn gọn để nhìn lại thực tế.

Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói về lãi suất có nêu: “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.

Chuyện giờ mới hỏi: thế nào là “chống cho vay nặng lãi”; thực tế vừa qua, hiện nay và sắp tới đã, đang và sẽ như thế nào?

Duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Bức tranh kinh tế - xã hội và tình hình ngân sách quốc gia năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 đã được phác họa khá rõ với hai báo cáo của Chính phủ được trình bày tại phiên họp UBTVQH hôm qua 20-4: Báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012 và Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách năm 2012.

Để kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, giảm hoặc giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong ảnh: Sản xuất dép tại Công ty Biti’s. Ảnh: Cao Thăng
Nhiều thách thức, kinh tế vẫn chuyển biến tích cực
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, trong số 22 chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 2011, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Một số chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với số ước tính đã báo cáo với Quốc hội như tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ nhập siêu; tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý… Nhập siêu cả năm 2011 đạt 9,84 tỷ USD, bằng 10,16% tổng kim ngạch xuất khẩu; thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm và số đã báo cáo Quốc hội. Đáng lưu ý, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước, tổng vốn đầu tư phát triển, chỉ số giá tiêu dùng, diện tích sàn nhà ở đô thị, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học

Đúng là khốn nạn quá, và cũng đúng "chính thời nay là thời loạn chứ không phải chiến tranh là thời loạn" (Lê Lựu).

Học viên lớn tiếng thách thức
 thầy giáo ngay trên lớp học


(GDVN) - Đoạn video ghi lại cảnh một học viên ngồi trong giờ học không ghi chép bài, nghe điện thoại, khi bị nhắc nhở, học viên này còn đứng lên "cãi nhau tay đôi" với thầy giáo... Không những thế học viên này còn lớn tiếng 'lên mặt' và thách thức thầy giáo của mình trước sự chứng kiến của cả lớp học...


Độc giả Lê Thanh đã gửi về báo điện tử Giáo dục Việt Nam một đoạn video ghi lại cảnh trong giờ học buổi tối, một học viên khá lớn tuổi đang đứng ở phía dưới lớp học "cãi nhau tay đôi" với thầy giáo của mình (đang ngồi trên bục giảng phía trên).

Theo độc giả Lê Thanh phản ánh, đoạn clip trên được ghi lại trong giờ học được cho là của một lớp học cao học buổi tối. Giảng viên đang giảng bài cho lớp học thì phát hiện một học viên ngồi phía cuối lớp không ghi chép bài và có hành động nghe điện thoại, khi bị nhắc nhở học viên này đã có hành vi đứng dậy và có những lời lẽ không hay, thậm chí như "cãi nhau tay đôi", thách thức với thầy giáo.

CŨNG CHỈ VÌ KHỐN KHÓ, CÁC CON NHỈ?

Mong chương trình "Cơm có thịt" của anh Trần Đăng Tuấn ngày càng phát triển để giúp đỡ các cháu này, biết đâu trong số đó lại có người trở thành Tô Linh Hương thì tốt cho đất nước biết bao (!). Trông các cháu nghèo mà ngoan, xinh, dễ thương quá.

CŨNG CHỈ VÌ KHỐN KHÓ, CÁC CON NHỈ?


Maithanhhai

Con gái tên Giàng Thị Sua, ở bản Um Thượng, xã Suối Um, huyện Văn Chấn, Yên Bái. Con sinh năm 2002, còn kém Miu nhà mình 1 tuổi nhưng chỉ được học hết lớp 1, xong ở nhà trông 4 đứa em cho bố mẹ đi làm chè. Mỗi sáng, bố mẹ Sua dậy từ sáng sớm, nấu 1 nồi cơm cho 5 chị em ăn trong ngày, với nước mắm và cá khô, tối nhọ mặt người mới về đến nhà. Cả ngày, ngoài việc quản 4 đứa em lít nhít trứng gà trứng vịt, Sua còn chăm lợn gà và quét dọn nhà cửa. Mình ngồi theo dõi công việc của Sua trong 2 tiếng đồng hồ, xong chỉ thốt lên được câu: "Quá đảm đang!", bởi giữa những lúc trông em làm việc, cứ tưởng sẽ nghỉ chút nhưng Sua vẫn mang áo thổ cẩm, thêu thoăn thoắt hơn rất nhiều người lớn. Khổ thế đấy miền núi. Hoàn cảnh khốn khó bắt buộc con người ta phải chấp nhận, chứ tuổi của Sua và các em là phải đến trường học chữ, được ăn no - mặc đủ chứ đâu phải làm việc lớn, khi còn bé thế này?...

Vì sao người Việt Nam không ghét người Mỹ?

Tiếp theo bài vì sao người VN coi thường Trung Quốc, lưu lại bài:

Vì sao người Việt Nam không ghét người Mỹ?
"Tại sao người Việt Nam có thể mỉm cười, bình thản kể với một người Mỹ như tôi những gì họ đã trải qua trong chiến tranh, về những vết thương họ vẫn mang đến giờ này, hay về cả những đứa con không bao giờ lớn vì chất độc màu da cam của họ. Tôi không hiểu nổi"

Kỳ 1: Nhà báo Mỹ 'góp nhặt' nỗi đau chiến tranh Việt Nam
Một từ tiếng Anh mới
"Sao người Việt Nam không ghét người Mỹ sau tất cả những gì họ đã làm ở đất nước này?"
Tôi không nhớ nổi Marissa Roth cứ lặp đi lặp lại câu hỏi đó bao nhiêu lần. Hầu như với đối tượng phỏng vấn nào, khi nghe kể xong câu chuyện của họ, bà đều lúc lắc đầu, đầy ưu tư rồi hỏi họ câu đó.
"Tại sao người Việt Nam có thể mỉm cười, bình thản kể với một người Mỹ như tôi những gì họ đã trải qua trong chiến tranh, những cái chết của người thân họ,  những vết thương họ vẫn mang đến giờ này, hay về cả những đứa con không bao giờ lớn vì chất độc màu da cam của họ. Tôi không hiểu nổi"
Câu hỏi đó được Marissa mang cả vào câu chuyện trao đổi với ông Charles M. Chuck Searcy, một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam, sau đó quay lại đất nước này và ở lại đây nhiều năm, cố gắng hàn gắn lại nỗi đau người Mỹ để lại.
Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi của Marissa, Chuck Searcy quay sang dạy tôi phát âm từ tolerant (khoan dung, kiên nhẫn, chịu đựng). Sau khi giảng nghĩa cho tôi, Chuck nói với Marissa: "Vietnamese people are very tolerant" (Người Việt rất khoan dung).

Bà Doãn Ngọc Trâm và chị Đặng Hiền Trâm, mẹ và chị của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Ảnh Hoàng Hường

vở kịch này chỉ có thể gọi: VÔ LUÂN

Mỗi buổi sáng ngồi đọc tin lại nhớ lại câu của nhà văn Lê Lựu được đọc cách đây hơn 2 năm và được nhắc lại gần đây: "Chính thời nay là thời loạn, chứ không phải chiến tranh là thời loạn.

Nếu có tên, vở kịch này chỉ có thể gọi: 
VÔ LUÂN
Không cứ là người đạo mạo, cổ hủ mới phải hoảng hồn khi liên tiếp xảy ra những chuyện tưởng chỉ có ở thời mông muội, hoang dã: vợ thuốc chồng vì không cho bán nhà, chồng phơi bày chuyện trinh tiết của vợ mới cưới về, gần đây nhất là chồng ép vợ quay clip sex làm chứng cớ tố cáo một giám đốc trung tâm y tế ở Hưng Yên! Chuyện gì đang xảy ra trong các tổ ấm Việt Nam?
Vậy là phương tiện kỹ thuật của thời đại internet vừa cho ta biết thêm một vụ án kinh khủng mang đủ những yếu tố: sa đoạ đạo đức, bạo lực tinh thần, thù hận nghề nghiệp và cuối cùng là tính vô luân của tất cả những nhân vật tham gia bi kịch gia đình này.
Câu chuyện này hoàn toàn không phải một vụ "mỹ nhân kế". Nhân vật nữ bác sĩ hoàn toàn không lừa gạt "nạn nhân". Họ thoả thuận ăn nằm ngay từ giai đoạn đầu tiên cho đến ngày cuối cùng kết thúc vụ việc.
Câu chuyện này cũng không phải "tình thù" đơn thuần, nó có những yếu tố nghề nghiệp, sự thăng tiến, đề bạt chức vụ, tham vọng, âm mưu...

Ảnh minh họa: SGTT

Câu chuyện này cũng không chỉ thù oán cá nhân, yếu tố bạo lực ở đây không mang thực tế đánh đập nhân vật. Nhưng nó khủng bố tinh thần của tất cả những người trong cuộc: giữa chồng với vợ, giữa giám đốc và nữ nhân viên, giữa cha mẹ với con cái...
Nếu đấy là một vở kịch, một bộ phim thì nó có thể thách đố tất cả những tác giả kịch bản nổi tiếng hay tự cho mình nổi tiếng nhất Việt Nam có thể hình dung, viết ra và đặt nó lên sân khấu. Câu chuyện cuộc đời này thách thức mọi hư cấu, trí tưởng tượng nếu trí tưởng tượng của tác giả không bệnh hoạn.

Nợ công Việt Nam có thực sự an toàn?

Bài này được Tuanvietnam.net xuất bản ngày 20.4.2012, song đọc thấy như được viết vào quý 3 năm 2011 ?

Nợ công Việt Nam có thực sự an toàn?

Dù được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn, song đã có một số dấu hiệu cho thấy "độ nóng"ngày càng gia tăng của Nợ công trong thời gian gần đây, cả về định tính và định lượng, với mấy điểm nhấn đáng chú ý.
Thứ nhất, quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo
Theo Bản tin nợ nước ngoài -Bộ Tài chính, đến 31/12/2009, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng; Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD. Đến 31/12/2010, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam lên tới hơn 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP (so với mức 38,8% GDP mà Chính phủ dự kiến hồi cuối năm 2010) và tăng 4,6 tỷ USD so năm 2009, đạt mức nợ cao nhất kể từ năm 2005; Trong đó, 62% là nợ nước ngoài của Chính phủ, 38% là nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Đối với nợ của Chính phủ, 93% nợ là vốn ODA và nợ ưu đãi (trong đó 74% là vốn ODA). Đây là các khoản nợ dài hạn và có lãi suất thấp,chủ yếu có lãi suất cố định từ 1 - 2,99%/năm.
Trước những quan ngại của nhiều đại biểu về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết thêm: tính đến 31/12/2010 (? Bác Huệ mới được bầu làm BT hè năm 2011), tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%, nợ công là 57,3%. Trong kế hoạch trình Quốc hội, ước đến 31/12/2011, nợ công là 54,6%, đến 31/12/2012 là 58,4% GDP. Chỉ số này được tính trên cơ sở dự kiến kịch bản tăng trưởng 6%, nếu như kịch bản tăng trưởng đạt được mức 6,5%, tỷ lệ nợ công sẽ thấp hơn đáng kể.
Về phương pháp tính cũng có khác nhau, các nước phát triển tính tỷ lệ theo giá trị đồng tiền, Việt Nam tính theo phương pháp giá trị danh nghĩa. Nếu quy theo giá trị đồng tiền, tỷ lệ nợ công của Việt Nam còn thấp hơn.

Cái gốc của nợ công

Bài viết lộn xộn, liệt kê thông tin dài dòng, chán cho TS Phong quá. Chi ngân sách nhà nước chỉ vào 3 việc: Chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ (và tí ti viện trợ), trong đó chi thường xuyên chủ yếu để trả lương (tiền lương chết đói), còn chi trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc. Từ đó dễ dàng suy ra cái gốc của nợ công chính là đầu tư công; chẳng cần phân tích gì nhiều cho mệt.
Lý thuyết lạm phát suy cho cùng dù theo bất kỳ trường phái nào và thực tiễn ở nước ta đều khẳng định cái gốc của lạm phát vẫn là bội chi ngân sách và phương thức bù đắp (tăng nợ công); tiền tệ chỉ là hậu quả, là nguyên nhân thứ cấp. Và chúng ta đều biết toàn bộ bội chi ngân sách là để đầu tư công nên cũng dễ dàng suy ra nguồn gốc của lạm phát ở nước ta là nợ công. Do vậy, trong nhiều bình luận, tôi luôn khẳng định những vấn đề trong ngành tài chính tồi tệ hơn nhiều so với ngành ngân hàng song lại ít được phân tích vì đó là cái kho bí mật của Chính phủ.

Cái gốc của nợ công 

 
Đầu tư công chưa hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công.
Ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 46.600 ha, cùng với 1.643 cụm công nghiệp với gần 73.000 ha do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Với tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công nghiệp hiện đạt 50-60% thì cần ít nhất 10-15 năm nữa và số vốn đầu tư cần ít nhất là 50 tỷ USD để lấp đầy 100% diện tích hiện có.
Chính phủ cũng đã phê duyệt 15 dự án khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 662 nghìn ha (2% diện tích tự nhiên của Việt Nam), ước tính cần 2.000 tỷ đôla (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư. Ở bờ biển miền Trung, cứ khoảng 30-40km lại có 1 cảng biển. Tuy nhiên, các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất, hiệu quả chỉ mới thể hiện trên báo cáo nghiên cứu khả thi.
Năm 2011, cả nước thực hiện xiết chặt đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/CP, nhưng vẫn "lọt lưới" 333 dự án mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mà vẫn được khởi công... Nhìn tổng quát, tốc độ tăng đầu tư công trong mười năm qua cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực DNNN (doanh nghiệp nhà nước) được hưởng nhiều nguồn lợi nhất và chiếm tỷ trọng đầu tư xã hội cao nhất lại có hiệu quả đầu tư  thấp nhất.
Ảnh Minh Họa: Lê Viết Trí

“Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản”

“Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản”

20/04/2012
picture 
TS. Alan Phan: “Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ… cho thấy, một chu kỳ của
 bất động sản phải mất 7 – 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới”.
Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%, TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.Trò chuyện với VnEconomy, ông Alan Phan nói:- Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu.Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao nhưng cung gần như không có. Ở Malaysia, họ xây căn hộ 100 m2 bán khoảng 500 triệu đồng là rất phổ biến. Nhưng ở ta, do chi phí xây dựng, chi phí đất đai… quá cao nên xây căn hộ giá rẻ là không thể làm được.Nếu so sánh giá trị thực của bất động sản với thu nhập của người dân, hiện giá bất động sản trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập, trong khi ở Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần… Khi giá quá cao, thì đó là hiện tượng bong bóng, và bong bóng sẽ nổ vì không ai có thể chịu đựng nổi.

Con Cua Đá

Bài hát tôi thích:


Con Cua Đá



 

Sáng tác: Ngọc Cứ – Phan Ngạn
Trình bày: Lam Sơn – Trần Tích – Tốp nam Tổng cục Chính trị Quân đội NDVN
 
Cồn Cỏ, Cồn Cỏ (ấy) có con cá đua là con cua đá
nó nằm trong đá , nó nằm trong khe
nó có tám cái que có hai cái càng
Trời về tối , ấy lính ta rất mê
đi mò bên khe , rúc ra mà rúc rích
lính ta mà rất thích nghe cua đi rào rào
Chộp ngay bỏ vào đầy bao cua đá
A lính ta chiến đấu suốt ngày đêm
có canh là canh canh cua đá
càng bền là bền sức trai
A đánh cho quân cướp Mỹ tơi bời
khiến chúng nó rụng rời khi nghe tiếng Cồn Cỏ
Cồn Cỏ ấy có con cá đua mà là con cua đá
góp phần bồi dưỡng bộ đội ta càng đánh Mỹ lăn quay
Con cua đá.

Tiếng chày trên sóc Bom Bo

Bài hát tôi thích:

Tiếng chày trên sóc Bom Bo


Tiếng chày trên sóc Bom Bo, một ca khúc của nhạc sĩ Xuân Hồng đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng, nó đã khơi gợi những cảm hứng để nhiều nghệ sĩ dựng nên những hoạt cảnh, những màn múa sinh động tái hiện không khí một bản làng dân tộc ít người trong kháng chiến chống Mỹ.

Từ thuở nhỏ, nhạc sĩ Xuân Hồng đã có dịp tham dự những buổi giã gạo vần công ở các vùng quê. Đó là một sinh hoạt lao động nhưng từ lâu đã mang tính chất văn hóa. Hình ảnh những chàng trai cô gái với tiếng hò giã gạo đêm trăng mãi mãi là một ký ức đẹp, nên thơ trong ông. Sau khi thoát ly gia đình đi kháng chiến, ông có ý định sẽ viết một ca khúc về tiếng chày giã gạo đêm trăng. Cũng đã đôi lần ông định viết những lại bỏ bởi phần nhạc mà ông sáng tác chưa diễn tả được đúng ký ức quá đẹp và những hình ảnh đó chưa đủ lung linh.

Kẻ tội đồ của vòng xoáy đình trệ-lạm phát

Kẻ tội đồ của vòng xoáy đình trệ-lạm phát

Nam Nguyên, 2012-04-20
Chưa khi nào báo chí Việt Nam và các chuyên gia lại ráo riết truy tìm kẻ tội đồ gây ra điều gọi là “Vòng xoáy đình trệ-lạm phát” như thời gian gần đây.


RFA/vnexpress-petrotimes - Từ trên xuống, TS Trần Đình Thiên, 
và các chuyên gia kinh tế cao cấp Bà Phạm Chi Lan, ông Phạm Đỗ Chí .

Sai lầm chiến lược?


Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Đỗ Chí được Thời báo Kinh tế Saigon Online trích lời hôm 19/4 nhận định rằng, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải thay đổi 180 độ về chính sách kinh tế vĩ mô ba bốn lần. Lý do là nền kinh tế đã mất đi cân bằng vĩ mô. Theo lời nhân vật từng có thời gian là chuyên gia kinh tế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF,  từ 2007 đến nay, Chính phủ luôn thay đổi mục tiêu vì kế hoạch phát triển dài hạn không đúng.

Tuy tránh dùng từ sai lầm chiến lược nhưng ông Phạm Đỗ Chí  cho là cần sửa chữa căn bản chiến lược kinh tế, ông cũng đề nghị phải đề cao vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân và phải khuyến khích nông nghiệp nông thôn hơn nữa vì đó chính là trụ đỡ cho nền kinh tế.

Đề nghị của ông Phạm Đỗ Chí có thể được mô tả là đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước khi mà Hiến pháp 1992 xác định khu vực doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng chủ đạo nền kinh tế. 

Xôn xao vì nữ Chủ tịch HĐQT Vinaconex PVC sinh năm 1988

Quá khâm phục. Một cô gái vừa tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ Quốc tế (lớp Thông tin Đối ngoại K25) Học viện báo chí và tuyên truyền, làm đề tài “Thông tin đối ngoại trong đấu tranh diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay” đạt loại khá..., tất cả chẳng hề liên quan đến kinh tế, mà đã được tất cả cổ đông tín nhiệm bầu làm Chủ tịch HĐQT một công ty với gần 2000 người và doanh thu xấp xỉ 1000 tỷ đồng. Nhìn cách chỉ đạo ung dung, đĩnh đạc của cô lại càng khâm phục: Ra công trường mà vẫn thư thái  như diễn viên với quần hồng, váy hồng và cả guốc hồng... cao gót. Có lẽ đọc được tin này Bill Gate cũng phải cúi rạp người kính trọng. Đúng là hậu sinh khả úy. Với sự xuất hiện của hàng loạt cán bộ trẻ làm Thứ trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh..., có lẽ đã đến thời điểm để người tài ở Việt Nam bắt đầu lộ diện ? Con mà tài như vậy thì không thể tin được chuyện ông bố hay bị mọi người gọi xách mé là ngu như... Rứa.

Xôn xao vì nữ Chủ tịch HĐQT
Vinaconex PVC sinh năm 1988

Cư dân mạng đang xôn xao về loạt hình của cô gái mang tên Tô Linh Hương, xinh đẹp và còn rất trẻ nhưng đã giữ vị trí chủ tịch HĐQT trong CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC (HNX: PVV).
Cư dân mạng đang truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt loạt ảnh đi thăm công trình của nữ chủ tịch HĐQT của một công ty danh tiếng trong ngành xây dựng - công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex - PVC (loạt ảnh được đăng tải trên website của công ty này).
Điều khiến cư dân mạng trầm trồ trong những loạt ảnh này chính là dáng vẻ nổi bật của cô gái trong bộ váy hồng và đôi giày cao gót thời trang, mái tóc dài, gương mặt trắng trẻo xinh xắn. Tên cô gái này là Tô Linh Hương. Theo thông tin của các FBer, cô gái này mới 24 tuổi (sinh năm 1988).

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Cuộc đua vào điện Elysee đã ngã ngũ?

Cuộc đua vào điện Elysee đã ngã ngũ?

(Toquoc) Các thăm dò sát ngày bầu cử cho thấy ứng viên Hollande ngày càng gia tăng khoảng cách với đối thủ chính đương kim Tổng thống Sarkozy trong vòng một và sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Câu hỏi đặt ra là một chính khách được kính trọng trên toàn cầu sao lại nguy cơ thất bại ngay tại quê nhà?
Hai ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, các cuộc vận động tranh cử vẫn đang diễn ra sôi động. Có 10 ứng viên tham gia chạy đua vào điện Elysee nhưng thực tế cuộc đua chỉ diễn ra giữa hai đối thủ chính: ứng viên đảng UMP cầm quyền, đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy và đối thủ đảng Xã hội (PS) François Hollande.
Hollande có bước tiến đáng kể
Kết quả thăm dò mới nhất do Viện nghiên cứu dư luận và thị trường Pháp (CSA) công bố cho thấy khoảng cách giữa 2 ứng cử viên hàng đầu là Sarkozy và Hollande ngày càng gia tăng. Theo kết quả này, ứng cử viên Hollande có bước tiến đáng kể trong vòng một với 29% số người ủng hộ, tăng 2% so với tuần trước, dẫn 5 điểm trước đối thủ Sarkozy.
Cũng theo cuộc thăm dò của CSA, trong vòng hai, ứng cử viên PS còn nới rộng khoảng cách hơn nữa với 58% số phiếu bầu, tăng 1%, so với Tổng thống sắp mãn nhiệm Sarkozy (42%, giảm 1%).
Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen được 17% số phiếu bầu (tăng 2%), dẫn trước ứng cử viên Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Mélenchon 2 điểm. Ứng cử viên trung dung François Bayrou của Phong trào Dân chủ (MoDem) mất một điểm và vẫn đứng ở vị trí thứ 5 với 10% số phiếu bầu.

(2) Đường cong Phillips - Phillips curve II


(2) Đường cong Phillips - Phillips curve II


(Tiếp theo)


Lý thuyết là vậy, trên thực tế quan hệ
GDP Growth - Inflation phức tạp hơn nhiều và các đường short-run Phillips curve không "đẹp" như tôi đã vẽ. Nền kinh tế luôn luôn vận động và chịu đủ kiểu shocks khác nhau nên các chu kỳ kinh tế không nhất thiết tạo thành một vòng xoáy smooth như lý thuyết. Dẫu sao sử dụng khung phân tích này có thể làm rõ bức tranh lạm phát hơn và ít nhiều trả lời được cho câu hỏi liệu inflation expectation có còn cao không. Dưới đây tôi sẽ phân tích một "case" thực tế của Mỹ giai đoạn 1980 và những phản ứng của Fed thời gian đó.



Sau giai đoạn stagflation (lạm phát >10%, tăng trưởng âm) vào đầu những năm 1970 khi bị cú shock giá dầu, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ điểm A (Q1 1977) với mức lạm phát (yoy) khoảng 6% và tăng trưởng (yoy) khoảng 3%. Fed Funds Rate (FFR), lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), xoay quanh mức 5%, khá thấp so với vài năm trước đó. [Ngoài lề: Giai đoạn 72-74 khi bị supply shock Fed đã mắc sai lầm tăng lãi suất mạnh (trên 10%) vì nhầm tưởng AD dịch chuyển. Sai lầm này đã dẫn đến staglation vì cả AD và AS đều dịch chuyển sang trái]. Cho đến Q4 1978 nền kinh tế Mỹ dịch chuyển dần đến điểm B, có thể nói giai đoạn này nó nằm trên đường Phillips curve có inflation expecation thấp (AB). Mặc dầu vậy Fed đã bắt đầu lo ngại lạm phát lại vượt khỏi tầm kiểm soát (ở điểm B lạm phát đã là 9%) nên bắt đầu tăng lãi suất lên hơn 9%. Tuy nhiên nỗ lực này chưa đủ để ngăn inflation expectation quay trở lại:

Phát biểu như đùa: "Chống lạm phát: Phải chặn hiện tượng phá sản"

Định không lưu bài này, song thấy quá điên đầu khi đọc cái tiêu đề "Chống lạm phát: Phải chặn hiện tượng phá sản" và nghe ông nguyên Thống đốc NHNN, người hiện vẫn đang giữ nhiều chức vụ khác như Đại biểu QH, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ..., tuyên bố toàn những điều đối lập với mọi lý thuyết kinh tế. Có lẽ trong toàn bộ phát biểu trích đăng dưới đây, chẳng có ý nào phù hợp với lý thuyết kinh tế trong thời lạm phát cả. Còn TS Thành đến Diễn đàn chỉ để thông báo những tin mà báo chí đưa lại nhan nhản ? Chắc không phải thế, có lẽ do trình độ phóng viên đưa tin quá yếu.

Phát biểu như đùa:
"Chống lạm phát: Phải chặn hiện tượng phá sản"
 
Ngày 19-4, báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức Diễn đàn kinh doanh thường niên lần thứ ba với sự bảo trợ của Bộ Công Thương và UBND TP.HCM.
Phát biểu tại đây, TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam nhận định: Hiện nay khả năng thanh khoản của nền kinh tế, thanh khoản của DN đang rất yếu. Tình hình sản xuất đình trệ, số lượng DN phá sản ngày càng tăng. (Chỉ tính ba tháng đầu năm đã có tới 2.200 DN giải thể và 9.900 DN đăng ký ngừng hoạt động). Muốn chống lạm phát phải giảm được tình trạng DN phá sản. Nếu một DN phá sản sẽ kéo theo hàng trăm công nhân mất việc làm, sản xuất không phát triển dẫn đến thiểu phát. “Vậy vấn đề hiện nay là phải làm sao để đảm bảo sản xuất (ít nhất cũng bằng năm ngoái) để công nhân có việc làm và đảm bảo thu nhập, đó mới là điều quan trọng nhất” - ông Kiêm nói.
Muốn vậy, ông Kiêm cho rằng phải tạo thêm các yếu tố thuận lợi và thời cơ để DN có thể phát triển. DN phải làm sao để tiết giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. “Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng phải đảm bảo sức mua của đồng tiền, làm sống lại thị trường tiêu dùng, thị trường bất động sản… thông qua tín dụng, kiểm soát tỉ giá…” - ông Kiêm nói.

Châu Âu phát huy chỉ số ''sống khỏe" để đo lường chất lượng cuộc sống người dân

Châu Âu phát huy chỉ số ''sống khỏe" để 
đo lường chất lượng cuộc sống người dân 

 

Sống lâu với sức khỏe tốt là điều ngày càng được giới nghiên cứu và chính phủ các nước Châu Âu chú ý

Sống lâu với sức khỏe tốt là điều ngày càng được
 giới nghiên cứu và chính phủ các nước Châu Âu chú ý
 
Trọng Nghĩa
Cho đến nay, khi tìm hiểu về chất lượng cuộc sống tại một nước nhất đinh, giới nghiên cứu thường chú ý đến nhiều chỉ số trong đó có tuổi thọ. Con số này càng lớn, thì điều đó có nghĩa là đời sống tại nước đó tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, công việc chăm sóc sức khỏe đàng hoàng đương nhiên giúp con người kéo dài tuổi thọ.

Trong những năm gần đây, để giúp các chính phủ châu Âu hoạch định được những chính sách thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giới nghiên cứu đã sáng tạo một khái niệm mới, gọi theo tiếng Pháp là "espérance de vie sans incapactié" (EVSI) - tạm dịch là "tuổi thọ năng động" – tức là khoảng thời gian trung bình mà một nhóm dân số được sống bình thường, đầy đủ sức khỏe, không bị bất kỳ hạn chế nào vì lý do bệnh tật đến mức phải lệ thuộc người khác.
Theo Viện Quốc gia Nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe Pháp Inserm, tuổi thọ năng động này chỉ « quãng đời lúc con người còn khỏe mạnh ». Từ năm 2005 đến nay, chỉ số EVSI đã được ước tính hàng năm cho toàn bộ các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu, tương tự như chỉ số thông thường là tuổi thọ "espérance de vie" (EV).
Ngày 19/04/2012, tại Paris, lần đầu tiên mở ra một hội nghị của nhóm công tác hỗn hợp châu Âu về các loại tuổi thọ, tên gọi tiếng Anh là EHLEIS – European Joint Action on Healthy Life Years. Hội nghị tập hợp các chuyên gia về y tế, nhân khẩu học … đến từ 27 nước châu Âu.
Trong số các tài liệu được công bố nhân hội nghị, lý thú nhất có lẽ là những kết luận có thể rút ra được từ bản nghiên cứu của Viện Inserm tại Pháp về tuổi thọ tại 27 thành viên châu Âu hiện nay.

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020

Xem Chiến lược Tài chính ở đây: Chiến lược

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020

 
(Chinhphu.vn) - Theo Chiến lược Tài chính đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt, phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020.


Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ
 
Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP
Cụ thể, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23% GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP.
Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Tập trung phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% vào năm 2020; dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 30% GDP vào năm 2020; tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2%-3% GDP vào năm 2015 và 3 - 4% GDP vào năm 2020.
Bên cạnh đó, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, cân đối ngân sách tích cực. Giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ) và giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP.
Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.

Hội nhập khu vực và quyền lực chính trị của giới tinh hoa ở Đông Á

Hội nhập khu vực và quyền lực
chính trị của giới tinh hoa ở Đông Á
MRTOO chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Christian Wirth*,
East Asia Forum
Một số diễn biến gần đây đã phơi bày những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế của các nước Đông Á.
Một mặt, các cơ chế hợp tác ngày càng được củng cố, nhất là các cơ chế liên quan đến quản trị kinh tế khu vực. Điều đó được thấy rõ trong sự mở rộng của các hợp đồng hoán đổi tiền tệ như Sáng kiến Chiang Mai (Chiange Mai Initiative), trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 (bao gồm 10 nước thành viên ASEAN, và 3 đối tác là Trung quốc, Nhật bản và Hàn quốc), được cho là phản ứng chính yếu trong khu vực đối với cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu. Nó cũng có thể được thấy trong các động thái mới của cuộc đàm phán thương mại tự do, được phát triển sau khi chính quyền Tổng thống Obama nối lại đàm phán Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một nỗ lực làm sống lại các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc-Nhật-Nam Hàn, ASEAN+3, ASEAN+6, và các cuộc đàm phán thương mại tự do khác.

 

Cũng trong cùng thời điểm đó, Viên Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về giao dịch vũ khí toàn cầu, xuất bản vào tháng Ba vừa rồi. Họ đưa ra một kết quả hết sức kinh ngạc. Trong sự tăng trưởng 24% tổng khối lượng giao dịch vũ khí toàn cầu thì năm nước nhập khẩu vũ khí hạng trung lớn nhất từ năm 2007 đến năm 2011 gồm có: Ấn Độ, Nam Hàn, Trung Quốc và Singapore – tất cả đều ở Châu Á. Chiếu theo sự tồn tại của một số điểm nóng ở châu Á như eo biển Đài Loan hay vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triểu Tiên, và sự bất ổn an ninh trên biển thời gian gần đây thì xu hướng này cần được xem xét một cách thận trọng. Một sự kiện gần đây nữa là trong tháng 9 năm 2010, một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ gần vùng đảo Điếu Ngư đang có tranh chấp – đã cho thấy sự thiếu sót của việc tách biệt những nghiên cứu về kinh tế và chính trị trong phân tích tình hình khu vực. Hai vấn đề này không thể tách rời nhau nếu chúng ta muốn có sự hiểu biết tổng thể về những biến chuyển trong khu vực Đông Á.

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?

Xem  thêm bài: "Vì sao người VN không ghét người Mỹ".

Báo Trung Quốc phân tích:


VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC? 

3.4.2012, Tác giả:  august211
Người dịch:  Băng Tâm
Chúng ta luôn muốn biết xem người Mỹ, người Châu Âu nghĩ gì về mình. Nhưng, xưa nay chưa bao giờ chúng ta suy nghĩ cho nghiêm túc xem trong con mắt người Việt Nam hôm nay, hình ảnh Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào? Trong con mắt của không ít người Việt Nam, người Trung Quốc là những kẻ lừa đảo dốt nát, kiêu ngạo, chế tạo ra những sản phẩm rác. Nói thế chắc hẳn rất nhiều người sẽ không dễ chịu, nhưng đó lại là sự thực. 
Cách đây không lâu,  tờ “Newsweek” của Mỹ có đăng bài “Người Việt Nam coi thường hàng Trung Quốc”, nhiều người đọc xong đã không suy ngẫm cho nghiêm túc xem vì sao đến ngay cả một nước “nhỏ” như Việt Nam  mà cũng đánh giá thấp sản phẩm của Trung Quốc, lại còn chửi bới bừa bãi là người Mỹ “phỉ báng” Trung Quốc. Sự thực là, người Việt Nam không chỉ coi thường các sản phẩm của Trung Quốc, mà còn rất không thích cả người Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, người Trung Quốc tới khai thác thị trường Việt Nam như ong vỡ tổ, ai cũng muốn đem sản phẩm của mình vào bán cho Việt Nam, hoặc đầu tư lập nhà máy tại Việt Nam. Người Trung Quốc tới như nước triều lên, rồi cuối cùng cũng rút đi như nước triều xuống, số thực sự đứng vững được ở Việt Nam rất ít. Những người thất bại gãy cánh ra về luôn chỉ trích môi trường đầu tư của Việt Nam kém, người Việt Nam không coi trọng nguyên tắc kinh doanh…
Nhưng với cùng một môi trường đầu tư, thế mà người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Nhật Bản, thậm chí cả người Âu-Mỹ có sự khác biệt với văn hóa Châu Á rất lớn, hàng năm vẫn vớ bẫm được ở Việt Nam. Người khác thành công được ở Việt Nam là vậy, vì sao người Trung Quốc lại thất bại tập thể tại Việt Nam? Tôi cho là nên để chính người Trung Quốc tự tìm ra nguyên nhân thất bại.

(1) Đường cong Phillips - Phillips curve

Rất đồng tình với quan điểm lạm phát và phân tích lý thuyết của tác giả bài viết dưới đây. Có điều đánh giá tốc độ tăng trưởng tiềm năng của VN như thế nào là khó vì nền kinh tế nước ta không hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường mà phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống chính trị cũng như những tác động của nhà nước.
Tôi cũng đã sử dụng quan hệ Phillips và Luật Okun trong nghiên cứu quan hệ tăng trưởng và lạm phát (xem ở đây - không có bản tiếng Việt), thấy rất phù hợp.

(1) Đường cong Phillips - Phillips curve



Le Giang
Trong 2-3 tuần lại đây các chuyên gia và báo chí VN thi nhau "báo động" về tình trạng kinh tế suy giảm (Q1 GDP chỉ tăng hơn 4% yoy) và doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt (12000 doanh nghiệp đóng cửa trong 3 tháng đầu năm). Sau khi NHNN cấp tốc cắt lãi suất thêm một điểm phần trăm ngày 10/4, chẳng còn mấy ai nhắc đến vấn đề lạm phát nữa. Bi quan lắm thì các chuyên gia cũng chỉ cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại vào cuối năm hoặc đầu năm sau, ngoại trừ viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên có ám chỉ đến khả năng "đình-lạm" (stagflation).

Thực ra những hawkish economist (ám chỉ những người ủng hộ thắt chặt tiền tệ và tài khóa để chống lạm phát), trong đó có tôi, không bất ngờ về tình hình kinh tế suy giảm. Nếu đã theo dõi blog này một thời gian chắc các bạn còn nhớ tôi luôn cho rằng nguyên nhân lạm phát của VN trong thời gian qua là tăng trưởng nóng, nghĩa là AD bị đẩy lên quá cao nên GDP tăng cao hơn mức potential. Tăng trưởng nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại kéo dài. Đấy là lý do tại sao tôi ủng hộ các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa (để giảm AD) đồng thời cải tổ mạnh mẽ giới doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả (để tăng potential GDP). Trong khi tăng potential GDP phải mất thời gian, các chính sách thắt chặt sẽ có tác động nhanh hơn vào AD kéo đường này dịch chuyển sang trái, dẫn đến lạm phát và GDP cùng giảm. Quan điểm của tôi ngược với những người theo trường phái supply side, cho rằng thắt chặt tiền tệ sẽ làm AS giảm do vậy lạm phát sẽ tăng vì thiếu hàng hóa.

Lào đón 2.9 triệu lượt khách quốc tế

Chúc mừng những thành tựu mới của nước bạn Lào.
Nhìn Lào phát triển du lịch mà buồn cho nước ta.

Ngành du lịch Lào đón 2.9 triệu lượt khách quốc tế,
tạo thu nhập 435 triệu USD năm 2012

Theo dự báo của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, ngành du lịch Lào năm 2012 sẽ tạo ra 435 triệu USD thu nhập, tăng 7,3% so với năm 2011, trở thành ngành có thu nhập ngoại tệ lớn thứ hai chỉ sau khai khoáng. Dự kiến, ngành sẽ đón 2.9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6% so với năm 2011. 

Năm 2011, Lào đón 2,7 triệu lượt khách du lịch, đạt doanh thu 406 triệu USD, tăng 8% so với năm 2010. Trong đó, khách từ Thái Lan đạt 1,5 triệu lượt (tăng 4%), từ Việt Nam đạt 561.000 lượt (tăng 30%), từ Trung Quốc đạt 150.000 người (giảm 7%), còn lại lần lượt từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc… 

Trong số các tỉnh thành, Viêng Chăn là nơi nhiều du khách tới nhất với 1.154 triệu lượt; tiếp đó là Savanakhet 1,125 triệu lượt, tỉnh Viêng Chăn 470.000 lượt, Champassak 394.000 lượt, Luang Prabang 274.500 lượt.

Campuchia mở cửa TTCK

Chúc mừng nước bạn Campuchia:

Campuchia mở cửa TTCK, 
cổ phiếu tăng 48% trong phiên đầu tiên

Ngày 18/4/2012, Campuchia chính thức mở cửa TTCK. Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt công chúng, cổ phiếu của Phnom Penh Water đã tăng 48% lên mức 9.300 riel (2,33 USD) với khối lượng giao dịch 879.426 cổ phiếu.
Dù mới chỉ có một mã cổ phiếu – Công ty cấp nước Phnom Penh- được giao dịch trong ngày hôm nay song công ty quản lý quỹ lớn nhất Hàn Quốc Samsung Asset Management Co. đã cho biết sẽ xem xét mua cổ phiếu Campuchia sau khoảng 1 năm nữa. Campuchia cùng với Lào, Việt Nam và Myanmar đang nổi lên như những thị trường sơ khai tiềm năng, đang trên đà bắt kịp những nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của quốc gia 14,3 triệu dân này có thể đạt tới 6,5% trong năm nay, tuy thấp hơn con số 8% trong giai đoạn 2001-2010 nhưng vẫn cao hơn cả dự báo 6,4% cho Indonesia và 5,5% cho Thái Lan.
Thị trường chứng khoán Campuchia chính thức mở cửa vào lúc 9:09 sáng nay, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Keat Chhon. Kể từ ngày mai, thị trường sẽ giao dịch từ 8 giờ đến 11 giờ 30 sáng tại thủ đô Phnom Penh, với giá được niêm yết 2 lần mỗi ngày.

Tính toán của Nga ở Biển Đông?

Tính toán của Nga ở Biển Đông?

Nga sẽ không ủng hộ Việt Nam nếu có xung đột ở Biển Đông. Nước này không thể biến Trung Quốc thành kẻ thù và cần có hòa bình với Trung Quốc ở biên giới Nga – Trung.” Giáo sư Leszek Buszynski
Lê Quỳnh

Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp

Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Một vài nhà quan sát Trung Quốc xem đây là nỗ lực của Việt Nam muốn nước ngoài dính líu vào cuộc tranh chấp, trong khi Nga cũng muốn khôi phục ảnh hưởng ở Đông Á.
Bên cạnh đó, Nga từ lâu có quan hệ quốc phòng gần gũi với Việt Nam, cả trong việc đào tạo và bán vũ khí.
Thực sự Nga có quan tâm như thế nào đối với tranh chấp Biển Đông?
Lê Quỳnh đặt câu hỏi này cho một chuyên gia về an ninh hàng hải, Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và một nhà nghiên cứu về ngoại giao Nga, Giáo sư Leszek Buszynski, Đại học Quốc tế Nhật Bản, Niigata, Nhật.
Giáo sư Leszek Buszynski: Không, tranh chấp Biển Đông không hề quan trọng với người Nga.
Tiến sĩ Ian Storey: Nga có hai lợi ích lớn ở khu vực Đông Nam Á – các dự án năng lượng và bán vũ khí. Trong cả hai lĩnh vực này, Nga đều dính líu nhiều đến Việt Nam. Các công ty năng lượng Nga đã chủ động tham gia vào các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam nhiều thập niên qua.
Nga là nhà cung cấp chủ chốt của Việt Nam trong khi Hà Nội này thúc đẩy hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là năng lực hải quân và không quân trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

CHIỀU DÀI BIÊN GIỚI

Bài hát không thể nào quên:
CHIỀU DÀI BIÊN GIỚI
Sáng tác: Trần Chung 
Trình bày: Tốp ca nam Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam
Chiều dài biên giới
Dài theo bước chân chúng tôi
Những mảnh núi mờ sương
Tiếng sóng vỗ trùng dương
Nghe đất quê hương hát cùng bước chân chúng tôi

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Dân đua nhau bán xe: ôtô cũ tràn ngập các đại lý

Khổ thân người dân khi chính sách cứ biến động xoành xoạch:

Dân đua nhau bán xe: 
ôtô cũ tràn ngập các đại lý
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh ôtô đã qua sử dụng kêu trời vì xe trưng bày cả tháng mà không có người mua. Không ít đơn vị đã phải tính đến chuyện đóng cửa hay chuyển hướng kinh doanh...


Khảo sát của phóng viên tại các Solon ôtô đã qua sử dụng trên phố Trần Khát Chân, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Thanh của Hà Nội ngày 9/4, không khí mua bán hết sức ảm đạm, một vài Salon đã phải đóng cửa do không bán được xe.
Dọc tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, HN), khoảng hai chục Salon ôtô, bày la liệt các loại xe con đã có biển. Xe lắp ráp trong nước cũng có, xe nhập khẩu cũng có, với đầy đủ các thương hiệu nổi tiếng như: Toyota, BMW, Mecedess, Ford...
Ông Nguyễn Ngọc Anh, đại diện hệ thống Salon ôtô Hòa Bình tỏ ra tất bật khi điện thoại liên tục đổ chuông. Tuy nhiên, ông Anh cho biết, đó không phải là khách hàng gọi đến mua xe, mà muốn bán xe.
Kinh doanh ôtô cũ quay cuồng vì ế.

Hiện trạng trẻ thấp còi ở Việt Nam

Hiện trạng trẻ thấp còi ở Việt Nam

Một phần ba trẻ em Việt Nam dưới năm tuổi thấp còi, đó là kết luận được đưa ra trong báo cáo điều tra cả nước về dinh dưỡng năm 2009-2010.


AFP photo: Học sinh trên đường đi học về, ảnh chụp 17/12/2011

Dinh dưỡng không hợp lý

Tại Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở các trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể từ trên 43% năm 2000 xuống còn gần 30% vào năm 2010. Lúc ấy, trên toàn quốc còn tất cả 28 tỉnh có tỷ lệ trẻ thấp còi cao hơn mức trung bình, trong đó có 12 tỉnh đạt tỷ lệ hơn 35%.
Theo Bộ Y tế thì tình trạng suy dinh dưỡng như hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, những khu vực ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài chuyện trẻ em dưới năm tuổi bị thấp còi, các báo cũng nói đến một “gánh nặng” khác đó là dấu hiệu béo phì, thừa cân ở các trẻ Việt Nam dưới năm tuổi. Tỷ lệ này đạt khá cao tại Hà Nội và Saigon, tính ra là từ 12% đến 15%, các tỉnh thành khác chiếm gần 6%, còn vùng thôn quê là trên 4%.

Nhà văn Nguyên Ngọc: Căn nguyên từ triết lý giáo dục

Nhà văn Nguyên Ngọc: 
Căn nguyên từ triết lý giáo dục

Nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh (ảnh) - cho rằng, căn nguyên của việc thí sinh quay lưng với ngành sư phạm không chỉ ở chính sách mà còn bắt nguồn từ triết lý giáo dục.
 
Nhà văn Nguyên Ngọc: Căn nguyên từ triết lý giáo dục
 
Ông nói: Trong ngành giáo dục, vai trò của người thầy rất quan trọng. Hơn nửa thế kỷ trước, chúng ta đã từng có những trường ĐH với các tên tuổi sáng chói, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Chính những người thầy này đã đào tạo ra các trí thức nổi tiếng như Cao Xuân Hạo, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng... đã để lại nhiều công trình học thuật giá trị. Nhưng rồi sau đó, trình độ của nguời thầy cứ xuống dần bởi các nguyên nhân xã hội, tư tuởng... khiến ngành giáo dục ngày một xuống cấp và bây giờ là bị lạnh nhạt.  

Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông


Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Trì hoãn là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng đối với Biển Đông từ giữa những năm 90 đến nay. Bài viết sẽ đi sâu phân tích vì sao Trung Quốc lại sử dụng chiến lược này và một số kết quả mà Trung Quốc đạt được cũng như tác động như thế nào đối với khu vực

Bài viết phân tích cách ứng xử của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông thông qua lăng kính chiến lược của Trung Quốc quản lý các tuyên bố chủ quyền. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách trì hoãn giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu của chiến lược này là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyên bố về chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán đối với các vùng nước này, và răn đe các nước khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ mà gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm các dự án phát triển nguồn tài nguyên mà Trung Quốc không được tham gia. Kể từ giữa những năm 2000, mức độ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác đã tăng lên thông qua các biện pháp về ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng Trung Quốc cũng đe dọa các quốc gia yếu hơn trong tranh chấp và theo đó Trung Quốc đang làm bất ổn định khu vực. Kết quả là, chiến lược trì hoãn bao gồm các nỗ lực ngăn cản leo thang căng thẳng tuy nhiên trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách củng cố chủ quyền của mình.

Nhà văn Lê Lựu: cuộc trò chuyện bất tận với chính mình và với độc giả

Nhà văn Lê Lựu: cuộc trò chuyện 
bất tận với chính mình và với độc giả



Nhà văn Lê Lựu: Không thể rời xa cây bút

Bình Nguyên Trang
Mặc dù phải chống chọi với bệnh tật, mỗi ngày phải uống “một vốc thuốc”, nhưng tác giả “Thời xa vắng” chưa khi nào rời xa chiếc bàn làm việc và cây bút.
Nhân ngày 22/12, chúng tôi đến thăm nhà văn Lê Lựu một trong những nhà văn quân đội tiêu biểu của thời kỳ chống Mỹ. Sức khỏe mỗi ngày một kém, nhà văn Lê Lựu thậm chí không thể chống gậy mà phải nhờ các cháu ở Trung tâm văn hóa doanh nhân dìu ra tiếp khách. Cứ nói chuyện văn chương vài câu, nhà văn Lê Lựu lại xúc động khóc. Ông bảo, mỗi năm đến ngày 22/12 tâm trạng ông lại ngậm ngùi nhớ về cái thời đi đánh trận và những năm tháng làm nhà văn mặc áo lính.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh nhất với bạn đọc của Lê Lựu là “Thời xa vắng”, được nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá là đã gây một tiếng vang lớn vượt quá sức tưởng tượng của tác giả, ngay từ khi xuất bản lần đầu, và để lại một dấu ấn đậm nét trong Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX. Những người yêu mến Lê Lựu và quan tâm đến văn học thời kỳ chống Mỹ có lẽ không ai chưa từng đọc “Thời xa vắng” của ông, vui buồn cùng số phận anh nông dân Giang Minh Sài. Đây là cuốn tiểu thuyết ôm chứa một dung lượng lớn về chặng đường lịch sử dân tộc suốt 30 năm từ 1945 đến 1975, đã được đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh chuyển thể thành phim truyện nhựa năm 2003 và giành giải thưởng Cánh diều Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam 2004.

Bộ Tài chính xem xét mua lại nợ của Bianfishco

Bộ Tài chính xem xét mua lại nợ của Bianfishco

 

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (Bộ Tài chính) đang cân nhắc việc mua lại số nợ 200 tỷ đồng của nông dân, giúp Công ty thủy sản Bình An giải quyết khủng hoảng.
Đại gia thủy sản bán nhà riêng để trả nợ
Chồng nữ đại gia trực tiếp trả tiền cho nông dân

Trao đổi với VnExpress.net chiều ngày 18/4, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã đến Cần Thơ khảo sát vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Đại diện của đơn vị này đồng thời gặp gỡ một số nông dân là chủ nợ của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco). Mục đích của chuyến công tác của lãnh đạo DATC là tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho Bianfishco thoát khỏi nợ nần kéo dài trong nhiều tháng qua.
Trong ngày 18/4 lãnh đạo DATC và ông Trần Văn Trí - Tổng giám đốc đương nhiệm của Bianfishco đã làm việc cùng nông dân và Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ. Tại buổi làm việc, DATC đưa ra hướng giúp Bianfishco trả nợ khi đạt được các thỏa thuận với người nuôi cá. 

Bộ Tài chính đang cân nhắc mua khoản nợ tiền cá 200 tỷ đồng của nông dân. Ảnh: Tây Đô
Ông Phạm Thanh Quang (người đứng), Tổng giám đốc DATC cho biết, công ty này đang cân nhắc việc bơm vốn cho Bianfishco trả nợ nông dân. Ảnh: Tây Đô
Ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc DATC cho biết, khoản tiền hơn 200 tỷ đồng mà Bianfishco nợ nông dân đang được đơn vị này xem xét mua lại. Không riêng Bianfishco, hiện tại DATC đang giải cứu cho hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước thoát khỏi khó khăn với số tiền mua nợ xấu hơn 5.000 tỷ đồng.