Thật tôi cũng không hiểu tại sao CP lại ra Nghị định quản lý vàng như vậy. Sau chuyện kiểm soát chặt mua bán ngoại tệ, giờ đến vàng. Với chính sách để mặc VNĐ mất giá như thời gian qua (và chẳng ai tin sẽ không xảy ra trong thời gian tới), người dân biết bám vào đâu để bảo vệ tài sản ít ỏi của mình ?
Sau giai đoạn phát triển khá tốt 1991-1994, tôi đã hy vọng đồng tiền VN sẽ mạnh lên (như kinh nghiệm của các đồng tiền khác trong quá trình phát triển nhanh, nhất là đồng won Hàn Quốc trước đây hay đồng Nhân dân tệ trong 2 thập niên qua), dẫn tới việc có thể đưa VNĐ thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế được từ sau năm 2000 (xem địa chỉ các bài viết của tôi hồi đó ở cuối bài này). Cũng từ đó, tôi đã đề xuất VN nên tính tới việc đổi tiền, quy định 1 đồng tiền mới có giá trị bằng 10.000 đồng hiện tại (khi đó tỷ giá VNĐ/USD 20000 hiện nay sẽ giảm còn 2 VNĐ = 1 USD. Điều này là cần thiết không phải chỉ vì VNĐ là đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới và việc sử dụng đồng tiền giá trị thấp với hàng loạt số 0 đằng sau gây khó khăn cho công tác thống kê, kế toán, mà còn do cần một đồng tiền có giá trị cao trong giai đoạn đã phát triển ổn định và trở thành nước có trình độ phát triển trung bình hội nhập hoàn toàn vào hệ thống kinh tế thế giới. Và khi nền kinh tế đã ở trình độ như vậy đồng thời VNĐ có giá trị cao, ngày càng lên giá so với USD (như kinh nghiệm của các đồng tiền khác trong quá trình tăng trưởng nhanh) thì chuyện kiểm soát chặt ngoại tệ và vàng sẽ hoàn toàn hợp lý.
Đáng tiếc là quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta khác hẳn với dự báo của tôi hồi đó. Khi nền kinh tế và xã hội đã hỗn loạn như hiện nay thì việc kiểm soát chặt ngoại tệ và vàng sẽ chỉ đẩy nền kinh tế vào những khó khăn hơn và tình hình xã hội càng hỗn loạn thêm.
Sau giai đoạn phát triển khá tốt 1991-1994, tôi đã hy vọng đồng tiền VN sẽ mạnh lên (như kinh nghiệm của các đồng tiền khác trong quá trình phát triển nhanh, nhất là đồng won Hàn Quốc trước đây hay đồng Nhân dân tệ trong 2 thập niên qua), dẫn tới việc có thể đưa VNĐ thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế được từ sau năm 2000 (xem địa chỉ các bài viết của tôi hồi đó ở cuối bài này). Cũng từ đó, tôi đã đề xuất VN nên tính tới việc đổi tiền, quy định 1 đồng tiền mới có giá trị bằng 10.000 đồng hiện tại (khi đó tỷ giá VNĐ/USD 20000 hiện nay sẽ giảm còn 2 VNĐ = 1 USD. Điều này là cần thiết không phải chỉ vì VNĐ là đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới và việc sử dụng đồng tiền giá trị thấp với hàng loạt số 0 đằng sau gây khó khăn cho công tác thống kê, kế toán, mà còn do cần một đồng tiền có giá trị cao trong giai đoạn đã phát triển ổn định và trở thành nước có trình độ phát triển trung bình hội nhập hoàn toàn vào hệ thống kinh tế thế giới. Và khi nền kinh tế đã ở trình độ như vậy đồng thời VNĐ có giá trị cao, ngày càng lên giá so với USD (như kinh nghiệm của các đồng tiền khác trong quá trình tăng trưởng nhanh) thì chuyện kiểm soát chặt ngoại tệ và vàng sẽ hoàn toàn hợp lý.
Đáng tiếc là quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta khác hẳn với dự báo của tôi hồi đó. Khi nền kinh tế và xã hội đã hỗn loạn như hiện nay thì việc kiểm soát chặt ngoại tệ và vàng sẽ chỉ đẩy nền kinh tế vào những khó khăn hơn và tình hình xã hội càng hỗn loạn thêm.
Giữ vàng mà lo
Kết kim: Phía trước là vực thẳm
TT - “Tới đây Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thương hiệu là gì? Thương hiệu SJC sẽ ra sao và người có vàng PNJ - DongABank, SBJ... muốn bán nơi nào sẽ mua? Tại sao chỉ được mua vàng miếng ở ngân hàng, công ty lớn? Vàng lá Kim Thành từ nhiều năm trước bán lại ở đâu? Vàng nữ trang mua của tiệm vàng gần nhà cần bán, ai sẽ mua lại khi tiệm vàng này phải điều chỉnh hoạt động theo quy định mới...?“. Khá nhiều thắc mắc nóng khi Chính phủ ban hành nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng.
Không chỉ người dân, những tiệm vàng nhỏ lẻ, các thợ bạc cũng lên ruột vì tới đây họ khó duy trì được công ăn việc làm khi không được tự làm nữ trang để bán, phải chuyển sang gia công cho các công ty lớn... nếu chưa đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Có thể nói, việc ban hành nghị định mới về quản lý kinh doanh vàng gần như là “xóa bàn cờ để làm lại”, thay đổi tận gốc rễ thói quen về kinh doanh, mua bán vàng vốn đã ăn sâu trong xã hội nhiều thập niên qua. Tất cả đều quá mới. Với quản lý, nổi bật là Ngân hàng Nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu và sản xuất vàng miếng. Các tiệm vàng ở chợ, ngoài phố... chỉ được nhận gia công nữ trang cho đơn vị lớn, không còn tự chế tác nữ trang như hiện nay. Với người dân, họ không còn mua bán vàng miếng với tiệm vàng gần nhà, chỗ quen biết mà phải đến ngân hàng, công ty lớn có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước...
Mặc dù Chính phủ khẳng định quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật nhưng những thay đổi về sản xuất, mua bán vàng, nhất là vàng miếng, vẫn khiến người dân lo âu. Họ lo bởi đó là tài sản mồ hôi nước mắt nhưng trước việc thay đổi quản lý lại có quá ít thông tin chính thống, nhưng thừa nhiều đồn đoán không đúng về mua bán vàng khiến những lo lắng cho tài sản cứ bật ra.
Có thể Ngân hàng Nhà nước cho rằng Chính phủ vừa ban hành nghị định, đến ngày 25-5 mới có hiệu lực và cần có thời gian để nơi này ban hành văn bản hướng dẫn. Nếu theo trình tự này thì quả thật nhà quản lý không cảm nhận được sức nóng của vấn đề, những lo lắng của người dân và người kinh doanh. Thật đáng tiếc khi chuyện người dân bức xúc, lo lắng đã có kể từ khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo siết lại hoạt động kinh doanh. Khoảng 15 tháng kể từ khi có chỉ đạo là quá dài, và trong thời gian này thị trường đã nhiều lần xôn xao khi nội dung dự thảo nghị định được đưa ra bàn thảo. Thời gian này cũng là quá thừa để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị các văn bản cũng như đánh giá rằng cần có thông tin - giải thích kịp thời, kể cả thông tin nội dung của các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định để người dân bớt lo lắng.
Hãy đặt mình vào vị trí của người dân, của những người nghèo chắt mót mua được ít vàng để phòng thân mới thấy rằng những thông tin giải thích, như bản tin ngày 6-3 trên website của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra sau khi công luận nêu lên những lo lắng của người dân, quý giá đến chừng nào. Người dân rất cần những thông tin như thế. Quá ít thông tin, chẳng những thiệt dân mà Ngân hàng Nhà nước cũng gặp khó khăn trong quản lý khi thị trường nhiễu thông tin. Một quy định mới về quản lý vàng được cho nhà quản lý nhưng cũng đừng để dân lo, bởi giữ vàng phần lớn là người lao động, công chức, nông dân...
THANH TUYỀN
---------------
Bài viết dưới đây có một số ý tôi không tán thành, nhưng có giá trị cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tiền tệ từ chính sách thắt chặt quản lý ngoại tệ và vàng hiện nay:
http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/04/07/ket-kim-phia-truoc-la-vuc-tham/
Vàng không chỉ để đầu cơ
Bấy lâu nay, giới báo chí Việt Nam thường xuyên mô tả hiện trạng giá vàng lên xuống thất thường như một điều không hay và đòi hỏi thúc đẩy chính phủ quản lý thị trường vàng mạnh mẽ hơn. Họ quên mất vàng còn có 1 vai trò quan trọng nhất ở Việt Nam như một phương tiện thanh toán song song với tiền đồng.
Căn nguyên của việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là do chính sách điều hành kinh tế kém của chính phủ Việt Nam, có lúc gây lạm phát tới 800% trong thập niên 1980 của thế kỷ 20. Đồng tiền mất giá từng ngày, giá cả có khi thay đổi theo giờ đã khiến người dân chọn một phương tiện thanh toán khác ổn định, giữ giá trong dài hạn là vàng hay USD.
Đồng thời ngoài chức năng là phương tiện thanh toán, vàng còn là nơi tránh bão kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế hữu hiệu cho người dân. Liên hệ điều này với thực tế, ta thấy rõ qua biểu đồ giá vàng sau đây:
Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ giá vàng tăng cực kỳ cao trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng giai đoạn kể từ 2010 trở về sau giá vàng còn tăng khủng khiếp hơn nữa, đã có lúc lên tới 49 triệu đồng/lượng.
Khi kinh tế kém phát triển, người dân sẽ quay ra phòng thủ tài chính bằng cách mua vào vàng còn khi kinh tế phát triển, họ sẽ đổi vàng ra tiền tự đầu tư vào phát triển, sản xuất, làm ra của cải cho xã hội. Đấy là quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
Bằng cách kết kim (cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán), chính phủ Việt Nam đã thủ tiêu đi giá trị của vàng miếng, độc quyền kiểm soát, áp giá vàng duy ý chí, trái quy luật thị trường để có lợi trong việc HUY ĐỘNG VÀNG sắp tới của họ.
Kinh tế sẽ tiếp tục co rút nghiêm trọng
Điểm lại tình hình kinh tế trong nước, ai trong chúng ta cũng thấy rõ tình trạng đình lạm (lạm phát + đình đốn sản xuất) nghiêm trọng tới mức nào. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư thì chỉ trong quý I đã có 12.000 doanh nghiệp phá sản nâng tổng số doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động từ năm 2011 lên con số 200.000, bằng 1/3 tổng số doanh nghiệp tư nhân toàn quốc (Vef, 06/04/2012). Đặc biệt là sức mua đang sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng, chỉ số hàng tồn kho tăng vọt lên tới 34,9% (VnEconomy, 03/04/2012).
Vậy cấm sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi có giúp nền kinh tế khởi sắc không? Câu trả lời là KHÔNG.
Tôi xin lấy 1 ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu về vai trò phương tiện thanh toán của vàng tại Việt Nam.
Anh A cho anh B vay nóng 1 cây vàng, cuối tháng trả 1 cây mốt. Nay vàng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán thì rõ ràng có một mối nguy lớn là bên cho vay không thể thưa kiện nếu bên mượn quỵt tiền. Mà ở Việt Nam có vô số người làm ăn sử dụng vàng là phương tiện thanh toán như anh A và anh B trên.
Khi trước còn tờ giấy viết tay, nay không còn, do không có giá trị với nghị định mới này, thì phải dùng LÒNG TIN.
Khi trước, cho vay nóng, thì “1 cây lấy cây mốt, sau 1 tháng”. Nay sẽ phải tăng lên, do nguy hiểm cao hơn.
Lãi suất cho vay cao, thì bên đi vay phải (1) có lời nhiều hơn, hoặc (2) không làm.
Họ (1) làm, thì giá hàng hóa phải bán tăng cao, hoặc (2) không làm thì KT sa sút, lại thêm doanh nghiệp đóng cửa, sa thải công nhân.
Nếu bị bắt quá, người ta cho vay bằng VND, thì tiền lời lại càng cao. Từ đó giá hàng hóa càng tăng, bán không được thì dẹp tiệm, lại thêm thất nghiệp.
Việc này sẽ gây ra LẠM PHÁT rất lớn, do nay mấy trăm tấn vàng trong dân chúng đang làm nhiệm vụ của TIỀN MẶT.
Nếu không cho giao dịch bằng vàng, nguời ta sẽ phải giao dịch bằng VND, thì khi đó PHẢI IN RA mấy trăm ngàn ti đồng thế vào số vàng bị rút ra khỏi thị trường.
LẠM PHÁT đang làm dân chúng không có tiền ăn cơm, nhiều sinh viên còn không có nổi 1 gói mì tôm (nói cho oai, làm gì có “tôm” trong đó) lên giảng đường. Công nhân đang đói meo, run rẩy, không làm việc nổi (Vef, 13/03/2012).
Vào lúc này mà rút vàng ra, trám VND vào, thì chuẩn bị LẠM PHÁT tăng mấy chục % ngay sau khi Nghị định này có hiệu lực.
Hiếm tiền mặt sẽ xảy ra trong vài tuần, mà nếu CP VN tung ra thì lại gây lạm phát, mà không tung ra thì lãi suất tăng cao lại cũng gây lạm phát.
KT VN sẽ càng co cụm, lạm phát càng tăng cao, trong các tháng tới đây.
Tương lai ảm đạm
Cả một tương lai ảm đạm của ngành kinh doanh vàng đang mở ra trước mắt. Chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngại nói thẳng mục tiêu của họ:
“…Bằng những điều kiện này, NHNN giảm số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện mua bán vàng miếng xuống chỉ còn vài doanh nghiệp…”
Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi | Tài chính – Ngân hàng | Cafef
Ngoài ra, còn “Không được kinh doanh vàng miếng qua đại lý ủy nhiệm”, tức là chỉ có tiệm, ví dụ, như của chính Bảo tín Minh châu được mở ra mua bán vàng lá mà thôi, chứ không thể theo kiểu “hợp doanh”, “liên doanh” như trước.
Hồi trước, có nơi tuy là bán vàng SJC, BTMC, v.v… nhưng đó là các nơi lấy hàng về bán.
Nay phải do chính các cty lớn này làm chủ. Các cty không thuộc SJC sau này sẽ chỉ như là đại lý cho SJC mà thôi.
Còn “tiệm vàng” thì dẹp hết, hơn chục ngàn tiệm lớn nhỏ toàn quốc.
Sắp tới, các nơi này chỉ bán vàng của SJC mà thôi, vì thương hiệu này nay là “chính thức”. Các hiệu khác sẽ phải nấu ra đóng hiệu SJC, bằng không thì là loại “bất hợp pháp”.
Như vậy, sẽ chẳng còn cạnh tranh gì nữa, vì cho dù nói là còn “vài doanh nghiệp” nhưng cũng như chỉ còn NHNN độc quyền mua bán, dập vàng ra, xuất nhập khẩu. Tha hồ ra giá mua bán, số lượng, v.v…
Và dân mua vào, chỉ có thể ra đó bán, chứ bán bên ngoài là “phạm pháp”.
Bước kế tiếp có thể là cho ra “chứng chỉ vàng”, tức là ra đó bán vàng thì được, còn mua thì chỉ nhận tờ giấy “chứng nhận mua vàng” mà thôi.
Cũng như 1 loại “vàng ảo” vậy, như các bạn đánh vàng tài khoản, tuy nói có là trăm cây, ngàn cây, nhưng chỉ là ảo.
Tờ giấy “chứng chỉ vàng” cũng như là bản in “tài sản” các bạn trên sàn vàng ảo vậy thôi.
Coi như sau mấy ngàn năm cất vàng làm của, nay dân VN không còn có thể như vậy!
—————————————
---------------
Bài viết dưới đây có một số ý tôi không tán thành, nhưng có giá trị cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tiền tệ từ chính sách thắt chặt quản lý ngoại tệ và vàng hiện nay:
http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/04/07/ket-kim-phia-truoc-la-vuc-tham/
Kết kim: Phía trước là vực thẳm
LTS: Nghị định 24 được công bố ngày 3-4-2012 đã chính thức cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Tác động của nghị định này phải nói là cực kỳ LỚN. Bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích vai trò quan trọng của vàng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như hệ lụy liên đới sâu xa của nghị định 24 này.Vàng không chỉ để đầu cơ
Bấy lâu nay, giới báo chí Việt Nam thường xuyên mô tả hiện trạng giá vàng lên xuống thất thường như một điều không hay và đòi hỏi thúc đẩy chính phủ quản lý thị trường vàng mạnh mẽ hơn. Họ quên mất vàng còn có 1 vai trò quan trọng nhất ở Việt Nam như một phương tiện thanh toán song song với tiền đồng.
Căn nguyên của việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là do chính sách điều hành kinh tế kém của chính phủ Việt Nam, có lúc gây lạm phát tới 800% trong thập niên 1980 của thế kỷ 20. Đồng tiền mất giá từng ngày, giá cả có khi thay đổi theo giờ đã khiến người dân chọn một phương tiện thanh toán khác ổn định, giữ giá trong dài hạn là vàng hay USD.
Đồng thời ngoài chức năng là phương tiện thanh toán, vàng còn là nơi tránh bão kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế hữu hiệu cho người dân. Liên hệ điều này với thực tế, ta thấy rõ qua biểu đồ giá vàng sau đây:
Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ giá vàng tăng cực kỳ cao trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng giai đoạn kể từ 2010 trở về sau giá vàng còn tăng khủng khiếp hơn nữa, đã có lúc lên tới 49 triệu đồng/lượng.
Khi kinh tế kém phát triển, người dân sẽ quay ra phòng thủ tài chính bằng cách mua vào vàng còn khi kinh tế phát triển, họ sẽ đổi vàng ra tiền tự đầu tư vào phát triển, sản xuất, làm ra của cải cho xã hội. Đấy là quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
Bằng cách kết kim (cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán), chính phủ Việt Nam đã thủ tiêu đi giá trị của vàng miếng, độc quyền kiểm soát, áp giá vàng duy ý chí, trái quy luật thị trường để có lợi trong việc HUY ĐỘNG VÀNG sắp tới của họ.
Kinh tế sẽ tiếp tục co rút nghiêm trọng
Điểm lại tình hình kinh tế trong nước, ai trong chúng ta cũng thấy rõ tình trạng đình lạm (lạm phát + đình đốn sản xuất) nghiêm trọng tới mức nào. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư thì chỉ trong quý I đã có 12.000 doanh nghiệp phá sản nâng tổng số doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động từ năm 2011 lên con số 200.000, bằng 1/3 tổng số doanh nghiệp tư nhân toàn quốc (Vef, 06/04/2012). Đặc biệt là sức mua đang sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng, chỉ số hàng tồn kho tăng vọt lên tới 34,9% (VnEconomy, 03/04/2012).
Vậy cấm sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi có giúp nền kinh tế khởi sắc không? Câu trả lời là KHÔNG.
Tôi xin lấy 1 ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu về vai trò phương tiện thanh toán của vàng tại Việt Nam.
Anh A cho anh B vay nóng 1 cây vàng, cuối tháng trả 1 cây mốt. Nay vàng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán thì rõ ràng có một mối nguy lớn là bên cho vay không thể thưa kiện nếu bên mượn quỵt tiền. Mà ở Việt Nam có vô số người làm ăn sử dụng vàng là phương tiện thanh toán như anh A và anh B trên.
Khi trước còn tờ giấy viết tay, nay không còn, do không có giá trị với nghị định mới này, thì phải dùng LÒNG TIN.
Khi trước, cho vay nóng, thì “1 cây lấy cây mốt, sau 1 tháng”. Nay sẽ phải tăng lên, do nguy hiểm cao hơn.
Lãi suất cho vay cao, thì bên đi vay phải (1) có lời nhiều hơn, hoặc (2) không làm.
Họ (1) làm, thì giá hàng hóa phải bán tăng cao, hoặc (2) không làm thì KT sa sút, lại thêm doanh nghiệp đóng cửa, sa thải công nhân.
Nếu bị bắt quá, người ta cho vay bằng VND, thì tiền lời lại càng cao. Từ đó giá hàng hóa càng tăng, bán không được thì dẹp tiệm, lại thêm thất nghiệp.
Việc này sẽ gây ra LẠM PHÁT rất lớn, do nay mấy trăm tấn vàng trong dân chúng đang làm nhiệm vụ của TIỀN MẶT.
Nếu không cho giao dịch bằng vàng, nguời ta sẽ phải giao dịch bằng VND, thì khi đó PHẢI IN RA mấy trăm ngàn ti đồng thế vào số vàng bị rút ra khỏi thị trường.
LẠM PHÁT đang làm dân chúng không có tiền ăn cơm, nhiều sinh viên còn không có nổi 1 gói mì tôm (nói cho oai, làm gì có “tôm” trong đó) lên giảng đường. Công nhân đang đói meo, run rẩy, không làm việc nổi (Vef, 13/03/2012).
Vào lúc này mà rút vàng ra, trám VND vào, thì chuẩn bị LẠM PHÁT tăng mấy chục % ngay sau khi Nghị định này có hiệu lực.
Hiếm tiền mặt sẽ xảy ra trong vài tuần, mà nếu CP VN tung ra thì lại gây lạm phát, mà không tung ra thì lãi suất tăng cao lại cũng gây lạm phát.
KT VN sẽ càng co cụm, lạm phát càng tăng cao, trong các tháng tới đây.
Tương lai ảm đạm
Cả một tương lai ảm đạm của ngành kinh doanh vàng đang mở ra trước mắt. Chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngại nói thẳng mục tiêu của họ:
“…Bằng những điều kiện này, NHNN giảm số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện mua bán vàng miếng xuống chỉ còn vài doanh nghiệp…”
Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi | Tài chính – Ngân hàng | Cafef
Ngoài ra, còn “Không được kinh doanh vàng miếng qua đại lý ủy nhiệm”, tức là chỉ có tiệm, ví dụ, như của chính Bảo tín Minh châu được mở ra mua bán vàng lá mà thôi, chứ không thể theo kiểu “hợp doanh”, “liên doanh” như trước.
Hồi trước, có nơi tuy là bán vàng SJC, BTMC, v.v… nhưng đó là các nơi lấy hàng về bán.
Nay phải do chính các cty lớn này làm chủ. Các cty không thuộc SJC sau này sẽ chỉ như là đại lý cho SJC mà thôi.
Còn “tiệm vàng” thì dẹp hết, hơn chục ngàn tiệm lớn nhỏ toàn quốc.
Sắp tới, các nơi này chỉ bán vàng của SJC mà thôi, vì thương hiệu này nay là “chính thức”. Các hiệu khác sẽ phải nấu ra đóng hiệu SJC, bằng không thì là loại “bất hợp pháp”.
Như vậy, sẽ chẳng còn cạnh tranh gì nữa, vì cho dù nói là còn “vài doanh nghiệp” nhưng cũng như chỉ còn NHNN độc quyền mua bán, dập vàng ra, xuất nhập khẩu. Tha hồ ra giá mua bán, số lượng, v.v…
Và dân mua vào, chỉ có thể ra đó bán, chứ bán bên ngoài là “phạm pháp”.
Bước kế tiếp có thể là cho ra “chứng chỉ vàng”, tức là ra đó bán vàng thì được, còn mua thì chỉ nhận tờ giấy “chứng nhận mua vàng” mà thôi.
Cũng như 1 loại “vàng ảo” vậy, như các bạn đánh vàng tài khoản, tuy nói có là trăm cây, ngàn cây, nhưng chỉ là ảo.
Tờ giấy “chứng chỉ vàng” cũng như là bản in “tài sản” các bạn trên sàn vàng ảo vậy thôi.
Coi như sau mấy ngàn năm cất vàng làm của, nay dân VN không còn có thể như vậy!
—————————————
Cafef, Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi, 05/04/2012, http://cafef.vn/20120405024646342CA34/kinh-doanh-vang-da-co-loi-de-di.chn
Vef, 3 bệnh hiểm nghèo khiến DN ‘tử vong’ nhanh, 06/04/2012, http://vef.vn/2012-04-04-3-benh-hiem-ngheo-khien-dn-tu-vong-nhanh
VnEconomy, Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động, 03/04/2012, http://vneconomy.vn/2012040311231242P0C9920/chi-so-ton-kho-dang-o-muc-bao-dong.htm
Vef, Xót lòng khi cơm bụi tăng giá, 13/03/2012, http://vef.vn/2012-03-12-xot-long-khi-com-bui-tang-gia
Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, 03/04/2012, https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit
---------------------
(1994): "Ban Ve Nhung Kha Nang va Dieu Kien De Dong Tien Viet Nam Tro Thanh Dong Tien Chuyen Doi" (On the Possibilities and Conditions for the Vietnamese Currency to Become Convertible) Tap chi Nghien Cuu Kinh Te 4(200): pp.11-17 29 (Economic Studies Review of Viet Nam).
(1995) "Ban Ve Pha Gia va Kha Nang Thuc Hien Pha Gia O Nuoc Ta," (On Devaluation and the Possibility to Devaluate the Currency of Our Country) Nghien Cuu Kinh Te 3(205): pp.11-29 (Economic Studies Review of Viet Nam).
(1994): “Causes and Effects of currency overvaluation for Vietnamese Economy”, Banking Review of Viet Nam.
---------------------
Bài viết cũ của tôi liên quan tới chủ đề này mà tôi còn nhớ:
(1994): "Ban Ve Nhung Kha Nang va Dieu Kien De Dong Tien Viet Nam Tro Thanh Dong Tien Chuyen Doi" (On the Possibilities and Conditions for the Vietnamese Currency to Become Convertible) Tap chi Nghien Cuu Kinh Te 4(200): pp.11-17 29 (Economic Studies Review of Viet Nam).
(1995) "Ban Ve Pha Gia va Kha Nang Thuc Hien Pha Gia O Nuoc Ta," (On Devaluation and the Possibility to Devaluate the Currency of Our Country) Nghien Cuu Kinh Te 3(205): pp.11-29 (Economic Studies Review of Viet Nam).
(1994): “Causes and Effects of currency overvaluation for Vietnamese Economy”, Banking Review of Viet Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét