Đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam :
Dịch vụ của nước ngoài rất đắt
Trong gần hai thập niên qua, có rất nhiều trung tâm đào tạo thạc sĩ, master, của nước ngoài được mở ra tại Việt Nam, với mức học phí quá cao, nhưng chất lượng đào tạo lại không bảo đảm. Báo Le Monde diplomatique trên mạng, số tháng Tư 2012, có bài nhận định « Dịch vụ nước ngoài rất đắt » của Xavier Montheard, nhấn mạnh đến trách nhiệm của các cơ sở đào tạo của nước ngoài, đặc biệt là của Pháp, khi thực hiện các dự án giáo dục tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, các bằng cấp của nước ngoài rất được ưa chuộng. Ông Trịnh Văn Tùng, hiệu phó trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam (UNV) giải thích : « Từ năm 1991, việc thực hiện giảng dậy các chương trình của nước ngoài đã tiến triển rất nhanh. Chúng tôi mong muốn là các chương trình này dần dần được đồng hóa và các giảng viên của chúng tôi từng bưóc được đào tạo. Người ta có thể nói đến việc chuyển giao công nghệ : Chuyển giao kỹ thuật giảng dậy đại học ». Quả thực là chính quyền Hà Nội đã tìm cách hiện đại hóa và phát triển một hệ thống giáo dục được xây dựng theo mô hình Liên Xô cũ, thông qua các viện trợ cho phát triển, qua các quan hệ đối tác liên chính phủ hoặc liên đại học.
Bằng thạc sĩ do cơ sở nước ngoài cấp thì tốn kém hơn là bằng do trường Đại học Quốc gia Việt Nam cấp, nơi mà học phí hàng năm là 250 €. Chương trình đạo tạo của Pháp, do Trường đại học Kiến trúc Toulouse và trường Kiến trúc Hà Nội cùng thực hiện tốn khoảng 650 € đối với niên khoá 2010 – 2011 (tại Việt Nam, lương tháng tối thiểu dưới 100€). Bằng thạc sĩ của Trung tâm Quản lý Pháp – Việt (CFVG) có học phí từ 6000 đến 7000 €. Trường này không có khó khăn gì trong việc tuyển mỗi năm 300 sinh viên.
Ông André Schmitt, giám đốc CFVG tại Hà Nội giải thích : « Theo quan điểm của tôi, thị trường đào tạo về quản lý có khả năng thanh toán. Sinh viên, hoặc gia đình của họ, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục ». Có một sự đồng thuận trong công luận : Nếu như bằng cấp quốc gia giúp kiếm được việc làm công chức, thì bằng cấp nước ngoài lại cho phép tiếp cận được các công ty đa quốc gia và những công việc có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia am tường xã hội Việt Nam và hiểu biết về những đòi hỏi của giáo dục đại học đã nghi ngờ sự đa dạng hóa đủ kiểu này. Nhà khoa học Pierre Darriulat, hiện giảng dậy vật lý thiên văn tại Phòng Thí nghiệp Tia vũ trụ VATLY (Vietnam-Auger Training LaboratorY), ở Hà Nội, nhận định : « Những hy sinh thực sự của bố mẹ cho giáo dục con cái thường dựa trên những ý niệm sai lầm liên quan đến giáo dục đại học. Đào tạo thực sự được một ngưòi là khó. Đương nhiên, thầy giáo có thể đưa ra những giảng rất hay, nhưng trong có hai tuần lễ, nó không thấm được vào đầu sinh viên, cả về nội dung cũng như trình độ tiếng Anh, thế rồi mọi việc lập lại như cũ. Đây không phải là đào tạo thực sự ».
Thực vậy, các chương trình đạo tạo thạc sĩ này được thực hiện chủ yếu bởi các giảng viên đi công tác ngắn ngày. Được cử đi bởi một trưòng đại học Pháp, họ nhận được tiền thù lao hàng ngày cao hơn lương tháng tối thiểu ở Việt Nam ( !) (2) ; do vậy, họ có thể lĩnh hàng nghìn euros trong một tuần giảng dậy cấp tập và thực hiện trong thời gian ngắn kỷ lục một phần trong tổng số 192 giờ hướng dẫn thực hành mà các giảng viên – nghiên cứu buộc phải làm. « Tôi nghe các giáo sư nói với tôi : Đúng là căng thẳng và hối hả ! Tôi có 8 giờ giảng ! Rồi đi máy bay, lệch giờ, tìm hiểu xã hội… Chất lượng giảng dậy ra sao ? Những người làm công tác đào tạo được phối hợp với nhau thế nào ? Rất nhiều chương trình đạo tạo thạc sĩ được đề xuất một cách lộn xộn và không có suy nghĩ đầy đủ về các chủ đề và cách thức xử lý ».
Ông Stéphane Lagrée, phụ trách bộ phận Pháp ngữ ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đặt ra một loạt các câu hỏi được đúc kết từ thực tế làm việc ở Việt Nam trong một thời gian dài. « Sinh viên Việt Nam muốn gì ? Liệu có thể áp đặt các mô hình mà không cần xác định những mong đợi của họ ? Ví dụ, chúng tôi có phản hồi từ phía sinh viên rất không hài lòng về các giáo sư Pháp. Các hỗn loạn này là do thiếu hiểu biết về môi trường và thiếu thời gian chuẩn bị từ trước. Ở đây có một sự cả tin rất lớn và tình trạng tái phạm thường xuyên các sai lầm. Bản thân việc lập dự án có vấn đề ».
Tại một đất nước nghèo như Việt Nam, các kiểu đào tạo thạc sĩ được thực hiện ở nước ngoài như vậy, dưới danh nghĩa đào tạo chất lượng cao, phải chăng làm tăng thêm các bất bình đẳng ? Ví dụ, các đòi hỏi của bộ Giáo dục Pháp đã thúc đẩy các trường đại học thực hiện các đào tạo ở bên ngoài, hướng vào các nước phía Nam. Mỗi trường hoạt động theo cách riêng và theo ý muốn của mình. Kinh tế gia François Roubaud, có nhiều năm làm việc tại Hà Nội, nói một cách chính xác điều mà những người khác không muốn nói ra : « Với tư cách là nhà nghiên cứu trong khu vực công, tôi tự hỏi : Làm thế nào để giải thích là các trường đại học công, đôi khi phàn nàn là không thể nâng học phí tại Pháp, thì lại bắt sinh viên Việt Nam trả học phí đắt hơn, trong lúc họ nghèo hơn. Tôi cho là không phải để kiếm lợi nhuận, nhưng người ta sẽ biện minh việc này như thế nào ? Ở đây, không có sự phản kháng của sinh viên, mà chỉ có luật rừng ». Là hậu quả của tiến trình biến đổi của các trưòng đại học tại các nước phía Bắc, việc cung ứng dịch vụ giáo dục tại Việt Nam chưa làm lộ ra cái giá phải trả thực sự về mặt xã hội.
(1) Giáo sư Durriulat đã phát triển những ý tưởng về nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong bài « Đưa cho Việt Nam trường đại học mà họ xúng đáng có », Etudes vietnamiennes, Hà Nội, 2007
(2) Lương tháng tối thiểu ở Việt Nam dưới 100 €. Ví dụ : CFVG trả thù lao 100€ /ngày ; một giờ giảng dậy được trả 120€.
Bằng thạc sĩ do cơ sở nước ngoài cấp thì tốn kém hơn là bằng do trường Đại học Quốc gia Việt Nam cấp, nơi mà học phí hàng năm là 250 €. Chương trình đạo tạo của Pháp, do Trường đại học Kiến trúc Toulouse và trường Kiến trúc Hà Nội cùng thực hiện tốn khoảng 650 € đối với niên khoá 2010 – 2011 (tại Việt Nam, lương tháng tối thiểu dưới 100€). Bằng thạc sĩ của Trung tâm Quản lý Pháp – Việt (CFVG) có học phí từ 6000 đến 7000 €. Trường này không có khó khăn gì trong việc tuyển mỗi năm 300 sinh viên.
Ông André Schmitt, giám đốc CFVG tại Hà Nội giải thích : « Theo quan điểm của tôi, thị trường đào tạo về quản lý có khả năng thanh toán. Sinh viên, hoặc gia đình của họ, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục ». Có một sự đồng thuận trong công luận : Nếu như bằng cấp quốc gia giúp kiếm được việc làm công chức, thì bằng cấp nước ngoài lại cho phép tiếp cận được các công ty đa quốc gia và những công việc có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia am tường xã hội Việt Nam và hiểu biết về những đòi hỏi của giáo dục đại học đã nghi ngờ sự đa dạng hóa đủ kiểu này. Nhà khoa học Pierre Darriulat, hiện giảng dậy vật lý thiên văn tại Phòng Thí nghiệp Tia vũ trụ VATLY (Vietnam-Auger Training LaboratorY), ở Hà Nội, nhận định : « Những hy sinh thực sự của bố mẹ cho giáo dục con cái thường dựa trên những ý niệm sai lầm liên quan đến giáo dục đại học. Đào tạo thực sự được một ngưòi là khó. Đương nhiên, thầy giáo có thể đưa ra những giảng rất hay, nhưng trong có hai tuần lễ, nó không thấm được vào đầu sinh viên, cả về nội dung cũng như trình độ tiếng Anh, thế rồi mọi việc lập lại như cũ. Đây không phải là đào tạo thực sự ».
Thực vậy, các chương trình đạo tạo thạc sĩ này được thực hiện chủ yếu bởi các giảng viên đi công tác ngắn ngày. Được cử đi bởi một trưòng đại học Pháp, họ nhận được tiền thù lao hàng ngày cao hơn lương tháng tối thiểu ở Việt Nam ( !) (2) ; do vậy, họ có thể lĩnh hàng nghìn euros trong một tuần giảng dậy cấp tập và thực hiện trong thời gian ngắn kỷ lục một phần trong tổng số 192 giờ hướng dẫn thực hành mà các giảng viên – nghiên cứu buộc phải làm. « Tôi nghe các giáo sư nói với tôi : Đúng là căng thẳng và hối hả ! Tôi có 8 giờ giảng ! Rồi đi máy bay, lệch giờ, tìm hiểu xã hội… Chất lượng giảng dậy ra sao ? Những người làm công tác đào tạo được phối hợp với nhau thế nào ? Rất nhiều chương trình đạo tạo thạc sĩ được đề xuất một cách lộn xộn và không có suy nghĩ đầy đủ về các chủ đề và cách thức xử lý ».
Ông Stéphane Lagrée, phụ trách bộ phận Pháp ngữ ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đặt ra một loạt các câu hỏi được đúc kết từ thực tế làm việc ở Việt Nam trong một thời gian dài. « Sinh viên Việt Nam muốn gì ? Liệu có thể áp đặt các mô hình mà không cần xác định những mong đợi của họ ? Ví dụ, chúng tôi có phản hồi từ phía sinh viên rất không hài lòng về các giáo sư Pháp. Các hỗn loạn này là do thiếu hiểu biết về môi trường và thiếu thời gian chuẩn bị từ trước. Ở đây có một sự cả tin rất lớn và tình trạng tái phạm thường xuyên các sai lầm. Bản thân việc lập dự án có vấn đề ».
Tại một đất nước nghèo như Việt Nam, các kiểu đào tạo thạc sĩ được thực hiện ở nước ngoài như vậy, dưới danh nghĩa đào tạo chất lượng cao, phải chăng làm tăng thêm các bất bình đẳng ? Ví dụ, các đòi hỏi của bộ Giáo dục Pháp đã thúc đẩy các trường đại học thực hiện các đào tạo ở bên ngoài, hướng vào các nước phía Nam. Mỗi trường hoạt động theo cách riêng và theo ý muốn của mình. Kinh tế gia François Roubaud, có nhiều năm làm việc tại Hà Nội, nói một cách chính xác điều mà những người khác không muốn nói ra : « Với tư cách là nhà nghiên cứu trong khu vực công, tôi tự hỏi : Làm thế nào để giải thích là các trường đại học công, đôi khi phàn nàn là không thể nâng học phí tại Pháp, thì lại bắt sinh viên Việt Nam trả học phí đắt hơn, trong lúc họ nghèo hơn. Tôi cho là không phải để kiếm lợi nhuận, nhưng người ta sẽ biện minh việc này như thế nào ? Ở đây, không có sự phản kháng của sinh viên, mà chỉ có luật rừng ». Là hậu quả của tiến trình biến đổi của các trưòng đại học tại các nước phía Bắc, việc cung ứng dịch vụ giáo dục tại Việt Nam chưa làm lộ ra cái giá phải trả thực sự về mặt xã hội.
(1) Giáo sư Durriulat đã phát triển những ý tưởng về nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong bài « Đưa cho Việt Nam trường đại học mà họ xúng đáng có », Etudes vietnamiennes, Hà Nội, 2007
(2) Lương tháng tối thiểu ở Việt Nam dưới 100 €. Ví dụ : CFVG trả thù lao 100€ /ngày ; một giờ giảng dậy được trả 120€.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét