Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

Cần đào tạo 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin

Đọc tin này thấy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn máu nhỉ ? Trước đây ông và chính phủ đã đề ra mục tiêu đào tạo bao nhiêu vạn ông bà tiến sĩ và bao nhiêu vạn ông bà bác sĩ, đem được bao nhiêu triệu lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài, huy động cho được bao nhiêu triệu công nhân vào làm thuê cho các doanh nghiệp FDI... Toàn những số trên trời. Nay ông tiếp tục dũng cảm đề nghị cần thay đổi cách làm, tư duy để có thể đào tạo được số lượng 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin. Tôi không ủng hộ ông đào tạo nhiều tiến sĩ, đem được nhiều lao động và cô dâu Việt xuất khẩu ra nước ngoài hay kiếm được càng nhiều cu li Việt vào bán sức lao động cho các doanh nghiệp FDI càng tốt, nhưng tôi ủng hộ ông đào tạo được số lượng 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phục vụ các doanh nghiệp Việt. Tôi không ủng hộ các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vì chúng quá nhiều, quá tham lam, ích kỷ, quá thân thiết với chính quyền và không giúp nền kinh tế VN phát triển, ngược lại chúng biến nền kinh tế VN thành nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Hiện nay DN FDI sử dụng tới gần 5 triệu lao động trực tiếp và khoảng 7.5-8 triệu lao động gián tiếp, cũng chiếm gần 60% sản lượng công nghiệp; thật là khủng khiếp. Do vậy tạm thời tôi cứ hoan nghênh ông Đam đã. Tuy nhiên không biết ông còn được ngồi trên cái ghế này trong bao lâu nữa vì đám đệ tử thân cận của ông đã lần lượt vào lò hết rồi, kể cả viên trợ lý thân cận nhất. Sợ rằng bây giờ ông cứ phát biểu những con số trên trời cho oai trước khi ra đi thôi, sau đó sẽ để mặc cho những người kế tục lo mà thực hiện.
Khai mạc diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
08/12/2022 Tại lễ khai mạc diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số diễn ra sáng 8-12 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cần thay đổi cách làm, tư duy để có thể đào tạo được số lượng 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan các gian hàng của doanh nghiệp công nghệ tại diễn đàn. Ảnh: ĐỖ TRUNG

"Nhân định thắng thiên"

"Nhân định thắng thiên"

Kinh nghiệm của người cao tuổi trường thọ và của bản thân tôi (cho dù tôi mới bước vào tuổi già) cho thấy nên làm 5 điều và không nên làm 5 điều dưới đây thì sẽ tốt cho sức khỏe và lúc về già dù có yếu thì chúng ta vẫn sẽ không phải ân hận.
1. 5 điều nên làm
a) Nên ngủ đủ giấc mỗi đêm:
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nhiều lý do. Đặc biệt, giấc ngủ tốt là tín hiệu cho biết cơ thể bạn giải phóng đủ hormon và các hợp chất giúp nuôi dưỡng cơ thể, quản lý cơn thèm ăn, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ. Trung bình mỗi người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để có một sức khỏe dẻo dai và ít bệnh tật.

Cuộc sống đơn giản, tâm hồn thanh cao

Cuộc sống đơn giản, tâm hồn thanh cao
Rảnh rỗi đọc lại sách cổ, thấy người xưa thường nói: “Cuộc sống đơn giản và tâm hồn thanh cao là cảnh giới cao nhất của nhân sinh”. 
Khi trong lòng biết đủ chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, những người thường xuyên biết hài lòng, biết đủ là những người giàu có thực sự.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ cuộc sống là phải giầu sang phú quý, nên chúng ta ngày ngày đều theo đuổi những chiếc xe xa hoa, nhà cao cấp, công việc tốt, bằng cấp và chức vụ cao…

Người thông minh hiểu rằng nếu theo đuổi vật chất quá nhiều, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi và tâm trí sẽ càng mệt mỏi hơn; nếu biết giảm bớt ham muốn của mình một cách hợp lý, học cách biết đủ làm vui, 
mới có thể có cuộc đời ung dung, tự tại.

1. Chỉ cần các mối quan hệ đơn giản và chăm lo tốt cho cuộc sống của bản thân

Có một câu nói của người xưa cũng thành kinh điển: “Khi khả năng, địa vị và nguồn lực của bạn không xứng đáng với tham vọng xã hội của bạn, tất cả những gì bạn cố gắng làm đều không hiệu quả và vô ích”.

59% công nhân 'không một đồng tích lũy'

Đất nước đã bao giờ được như bây giờ: "59% công nhân không có khoản tích lũy và thu nhập giảm còn 5,9 thay vì 6,7 triệu đồng/tháng như thống kê quý III"; "38% công nhân tham gia khảo sát cho biết đang nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn, dễ sa vào tín dụng đen". "Tổng thu nhập bình quân của công nhân gồm tiền lương, tăng ca, phúc lợi khoảng 8,74 triệu mỗi tháng, nhưng mức chi tiêu khoảng 10,3 triệu đồng. Thu nhập chỉ đáp ứng được 83% chi tiêu". Nhiều công nhân chỉ được ăn 1 bữa trong ngày. "Công đoàn thành phố HCM lo ngại doanh nghiệp ồ ạt thải lao động trên 35 tuổi. Nhóm này rất khó quay lại thị trường bởi tuổi cao. Ngoài ra, 59% doanh nghiệp trên địa bàn có nợ bảo hiểm xã hội"... Toàn những tin kinh hoàng đối với người lao động, song cũng là tin vui với các ông chủ đầu tư nước ngoài, vì làm gì có nơi nào trên thế giới có nhân công làm việc chăm chỉ như nô lệ nhưng tiền lương lại rẻ mạt đến thế. Lương công nhân 5,9 triệu đồng còn như thế, hỏi lương giáo viên 3-4 triệu đồng / tháng thì họ sống thế nào ? Hoan hô ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, đã công khai vạch trần sự dối trá của bộ máy chính quyền khi phát biểu: ""Thống kê công bố CPI tăng chỉ 4% (11 tháng đầu năm chỉ 3,02%) nhưng giá các mặt hàng tiêu dùng tăng rất cao, cứ theo chân công nhân ra chợ thì biết". Khó khăn khắp nơi thế này mà chính quyền cứ dương dương tự đắc, tự hào tăng trưởng 8%, lạm phát 3-4%...; cái gì cũng vào loại tốt nhất thế giới, thì quá kỳ lạ.
Nhiều công nhân 'không một đồng tích lũy'
9/12/2022, Khảo sát cuối năm của công đoàn cho kết quả gần 59% công nhân không có khoản tích lũy và thu nhập giảm còn 5,9 thay vì 6,7 triệu đồng/tháng như thống kê quý III.

Ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Công nhân Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) công bố khảo sát đời sống công nhân trong bối cảnh doanh nghiệp bị mất đơn hàng tại tọa đàm chiều 8/12. Ảnh: Gia Đoàn

Trung Quốc đang khiêu khích để tạo ra chiến tranh ?

Trung Quốc đang khiêu khích để tạo ra chiến tranh ?
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tạo ra một cuộc đối đầu thảm khốc trong khu vực bằng cách tiến hành các cuộc tập trận khó lường nhằm xua đuổi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ khỏi khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông Ratner cho biết, nếu Bắc Kinh muốn bằng cách nào đó tác động đến Hoa Kỳ để Washington hành động trái với luật pháp quốc tế, thì nỗ lực đó sẽ thất bại. "Tuy nhiên, đó là hành vi rất liều lĩnh".
1) Trung Quốc đang liên tục khiêu khích
Ông Elie Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận áp sát gây nguy hiểm đến tính mạng của các phi công của họ, cũng như tính mạng của phi công Hoa Kỳ và các đồng minh.

Bắt đất đẻ thêm tiền

Mỗi lần nhìn thấy mặt lão Đặng Hùng Võ, mình đều thấy kinh tởm vì trông lão cứ bẩn bẩn thế nào ý. Người ta bảo các giáo sư tiến sĩ thường hay điên điên rồ rồ, nhưng mình ít khi thấy các giáo sư tiến sĩ công tác ở các trường, các viện như thế, mà thường chỉ thấy các giáo sư tiến sĩ làm ở cơ quan nhà nước như thế, nhất là loại giữ chức vụ cao, như lão Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Môi, là trường hợp điển hình. Trong bài dưới đây, lão ca ngợi mô hình "Bắt đất đẻ thêm tiền" của Đà Nẵng. Lão bảo "Từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền Đà Nẵng làm ba việc: một là đề nghị quân đội bàn giao bãi biển Mỹ Khê, tái định cư các làng chài ven biển để xây dựng trung tâm mới của thành phố, tạo giá trị đất đai tăng lên rất cao; hai là mở rộng các con phố nhỏ cũ thành đường phố lớn, làm giá trị đất đai hai bên đường cũng tăng cao hơn; và ba là sắp xếp lại các bất động sản (BĐS) công dôi dư để chuyển sang khu vực tư nhân làm kinh doanh. Cả ba việc đó đều thành công và tạo ra nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng nâng cấp thành phố mà không dùng bất kỳ nguồn ngân sách nhà nước hay vốn vay nào". Vậy xin hỏi lão có địa phương nào ở VN có được bãi biển dài, đẹp tuyệt vời và tắm an toàn như bãi biển Mỹ Khê không để có thể bắt chước mô hình Đà Nẵng ? Hai là để xóa bỏ các làng chài ven bãi biển Mỹ Khê lấy đất xây dựng trung tâm mới của thành phố, bao nhiêu gia đình Đà Nẵng đã phải khuynh gia bại sản, mất hết của cải ? Tương tự như thế, khi "mở rộng các con phố nhỏ cũ thành đường phố lớn" cũng có biết bao gia đình đã rơi vào cảnh tan cửa nát nhà mà tiền bồi thường chỉ có vài xu ? Ba là đất dọc bãi biển Mỹ Khê được phân lô cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê dài hạn rẻ mạt thì ai được lợi ? Chính lão cũng thừa nhận "Nhà nước không những không thu được giá trị đất đai tăng thêm do đầu tư hạ tầng của Nhà nước tạo ra, mà còn để giá trị tăng thêm đó rơi vào túi các nhà đầu tư dự án BĐS. Đây là một nhược điểm rất lớn trong hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam". Lối ra tắm biển của dân địa phương, lối ra đánh cá của dân làng chài mất hết, thì ai được lợi ? Mở rộng các con phố nhỏ cũ thành đường phố lớn thì ai được lợi nếu như không phải những người đang ở trong xóm tự nhiên được ra mặt đường lớn ? Bốn là lão viết khi thu hồi đất, "có nhiều ý kiến không đồng thuận, nhưng rồi chính quyền đã động viên người dân đồng lòng đóng góp vì tương lai thành phố". Làm gì có chính quyền nào biết động viên dân. Họ chỉ có ra lệnh, không chấp hành thì cưỡng chế. Thực tế chắc số người dân đồng lòng trao đất nhận tiền chỉ đếm được trên 10 đầu ngón tay. Chính lão cũng phải thừa nhận "Nếu bồi thường thỏa đáng cho dân thì giải pháp này không mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà nước (tức là làm gì có nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng nâng cấp thành phố - LVĐ). Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề bất ổn về xã hội hiện nay, thể hiện rõ ở tình trạng khiếu nại về đất đai vẫn chiếm tới 70% tổng lượng khiếu nại của dân". Năm là tỷ lệ thu ngân sách ở VN rất cao, vậy mà lão còn đề nghị tăng mạnh thuế đối với đất đai và tài sản đầu tư trên đất lên gấp 7-13 lần đề bằng Thái Lan hoặc Indonesia, để "Có như vậy, các địa phương mới có kinh phí để phát triển đô thị". Vậy thực chất đề nghị của lão là Nhà nước nên mạnh tay cướp tiền của dân hơn thì mới có tiền phát triển đô thị.
Bắt đất đẻ thêm tiền
1/12/2022, Đặng Hùng Võ, Chuyên gia Quản lý tài nguyên - Trong chiến tranh, Đà Nẵng là một thành phố quân sự, điều kiện sống rất kém. Nhà dân chủ yếu quây và lợp bằng tôn. Phố xá nhỏ hẹp. Từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng phát động “chiến dịch” xây dựng thành phố hiện đại.

Lúc đó, chính quyền làm ba việc: một là đề nghị quân đội bàn giao bãi biển Mỹ Khê, tái định cư các làng chài ven biển để xây dựng trung tâm mới của thành phố, tạo giá trị đất đai tăng lên rất cao; hai là mở rộng các con phố nhỏ cũ thành đường phố lớn, làm giá trị đất đai hai bên đường cũng tăng cao hơn; và ba là sắp xếp lại các bất động sản (BĐS) công dôi dư để chuyển sang khu vực tư nhân làm kinh doanh.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

Hà Nội ới, Hà Nội ơi, Hà Nội ơi…

Hà Nội ới, Hà Nội ơi, Hà Nội ơi…
FB Kim Văn Chính 8-12-2022 - N
hững người làm dự án đá hóa vỉa hè Hà Nộ là một lũ vô học và cẩu thả. Chúng cứ nghĩ đá là bền, là đẹp như các nước họ đã làm… Hỡi ôi, giờ thì nát bét hết cả vỉa hè Hà Nội rồi: Đá 70 năm thì 2 năm đã vỡ toác. Chỗ cần nhám (vỉa hè, gờ đường lên xuống xe máy) thì chúng lát đá trơn, ngã cứ oành oạch… Chỗ cần đá chẻ thì chúng lát đá phiến. Chỗ cần granit thì chúng lát marble. Chỗ cần marble thì chúng lát granit. Chỗ không được gắn vữa cứng thì chúng trét xi măng đóng cứng…

1. Đá tự nhiên không phải đá nào cũng làm được vật liệu xây dựng, dù chỉ là đá lát vỉa hè

"Tiếng Việt giàu mà không đẹp"

"Tiếng Việt giàu mà không đẹp" 
… Em sẽ kêu anh “Mình ơi!”
… Anh sẽ kêu em “Mình ơi!”
… Hai đứa kêu nhau “Mình ơi!”
(Lời nhạc bài "Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương" của Nhạc sĩ Minh Kỳ)
Những câu hát ấy nghe được trong một bài nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Minh Kỳ.
“Mình” là cách xưng hô trìu mến, âu yếm giữa hai người bạn đời, hoặc thân mật giữa bạn bè thân thiết, chẳng hạn, “Mình hiểu bạn hơn là hiểu mình.”

CA Bình Dương lý giải việc 'chi 469 tỷ lắp 421 camera'

Tôi không tin vào lý giải của công an Bình Dương khi thuyết minh cho một cái giá trên trời khi lắp đặt camera an ninh như trong bài này. Đất nước còn nghèo, tham nhũng còn rất khủng khiếp, thì càng nên tiết kiệm và thận trọng. Bên cạnh đó còn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Một là tại sao phải trang bị một hệ thống camera siêu hiện đại đến như vậy ở một tỉnh con con như Bình Dương. Bình Dương là tỉnh có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài; camera theo dõi họ đi lại suốt ngày như vậy có phản cảm và ảnh hưởng tới tâm lý của họ không ? Hai là camera quan sát xa tới 6km để làm gì và gắn ở đâu vì ở Bình Dương làm gì có đoạn đường thẳng nào dài quá 1-2 km mà không có khúc cua, nhất là trong các đường phố đô thị của tỉnh nơi dự định lắp đặt ? Ba là ở Việt Nam có vô số công ty chuyên lắp đặt camera giám sát, họ sẽ tham gia đấu thầu công khai và lắp cho công an theo đúng yêu cầu kỹ thuật của công an; chi phí do họ tính toán; công an không nên tham gia vào việc này vì chức năng của công an là quản lý an ninh nhờ sự hỗ trợ của camera chứ không phải làm dự toán kinh phí lắp đặt camera. UBND tỉnh Bình Dương cần xem xét và tham khảo thật cẩn trọng phương án tổ chức hệ thống camera và dự toán kinh phí lắp đặt camera an ninh chứ cứ giao hết cho ngành công an thì tôi tin chắc không thể tránh được lãng phí và thất thoát vì công an làm sao có chuyên môn sâu trong việc này. Đặc biệt với loại dự án kỹ thuật và có yếu tố an ninh này, cần tổ chức đấu thầu công khai, rộng rãi trên toàn quốc thì mới tránh được tình trạng lợi dụng bí mật để đưa quân xanh quân đỏ vào. Bốn là đất nước đang chuyển mọi thứ nổi xuống ngầm để đảm bảo thẩm mỹ và văn minh đô thị, ví dụ như cáp điện, viễn thông, truyền hình... đều đang chuyển xuống đi ngầm, nhưng ngành công an muốn treo lên đầu dân hàng loạt cọc và thanh camera như vậy có phải là hợp lý không ? Chẳng lẽ cứ phải dùng hình thức quay camera để phạt và không có cách nào khác khuyến khích người dân tôn trọng pháp luật à ? Tôi nghĩ thượng cứ sống tử tế thì hạ cũng sẽ sống tử tế; chẳng cần chăng nhiều camera như thế. Năm là cần lắp đặt camera kết hợp với tận dụng các hạ tầng kỹ thuật đang có... Tôi đang nghĩ bỏ ra gần 500 tỷ đồng trang bị hệ thống camera nhưng không biết đường đầy bụi, rồi mưa nắng như thế, thì chúng sẽ sống được mấy năm ?
Công an Bình Dương lý giải việc 'chi 469 tỷ lắp 421 camera'
7/12/2022 
Ngày 7/12, thượng tá Nguyễn Minh Thân, Phó phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Dương, thông tin về đề án lắp 421 camera với tổng kinh phí đầu tư 469 tỷ đồng tại 205 vị trí. Đại diện Công an tỉnh Bình Dương cho rằng kinh phí 469 tỷ đồng dành cho đề án lắp đặt camera gồm nhiều hạng mục, nếu tính phí lắp đặt mỗi camera hơn một tỷ đồng là chưa chuẩn xác.

Thượng tá Nguyễn Minh Thân, Phó phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Dương vừa trả lời báo chí ngày 7/12. Ảnh: Anh Nhàn.

Tại sao quốc gia nên dự trữ vàng ?

Tại sao quốc gia nên dự trữ vàng ?
1) Dự trữ vàng thế giới.
Trang Trading Economics thống kê lượng vàng dự trữ của tất cả các nước trên thế giới. Theo trang này, tổng dự trữ vàng trên thế giới tính đến cuối tháng 9 năm nay là 31925,19 tấn, trong đó dẫn đầu là Mỹ (8133 tấn), Đức (3355), Ý (2452), Pháp (2437) và Nga (2299). 
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đứng đầu (244 tấn), tiếp theo là Philippines (155), Singapore (154), Indonesia (78.57), Campuchia (50.45) và Malaysia (38.88), các nước còn lại trong khu vực này không có vàng dự trữ. Như vậy, Việt Nam  cũng không có vàng dự trữ; điều này đáng phải suy nghĩ, nhất là trong giai đoạn thế giới đang đi vào một thời kỳ bất ổn có khả năng kéo dài hàng thập kỷ.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Sắp xảy ra 'mẹ của tất cả' các cuộc khủng hoảng

Khiếp thật, từ sau Thế chiến thứ 2 (1945), thế giới chia làm 2 phe TBCN và XHCN đối lập nhau, dẫn tới chiến tranh lạnh, không bên nào dám nổi nóng với bên đối phương, vì nổi nóng là đôi bên cùng chết theo bom nguyên tử và nhiệt hạch. Thế nhưng từ khi khối Liên Xô sụp đổ (1991), Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, không còn phe đối lập nên Mỹ và EU độc tài lãnh đạo thế giới, qua đó tăng cường bóc lột thế giới. Độc quyền không có phản biện thì nhất định sẽ dẫn tới sai lầm. Hậu quả là khủng hoảng, đại khủng hoảng đã diễn ra liên miên. Và bây giờ chuyển sang một thời kỳ mới, với cấp độ cao hơn: thời kỳ "Mẹ của tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế". Đây là cụm từ được dùng làm tên gọi cho một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, nghiêm trọng nhất trong lịch sử loài người, với quy mô, mức độ tàn phá lớn hơn nhiều so với cuộc đại khủng hoảng trước đó.

Sắp xảy ra 'mẹ của tất cả' các cuộc khủng hoảng
Nhà kinh tế học nổi tiếng đã cảnh báo về viễn cảnh kinh tế tồi tệ mà thế giới sắp phải đối mặt, một cuộc khủng hoảng mà các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ không đối phó được.

1) Thực trạng nguy hiểm
Nhà kinh tế học Nouriel Roubini là người được mệnh danh là “Dr. Doom” (Tiến sĩ Diệt vong) vì đã đưa ra dự đoán u tối nhưng chính xác về cuộc khủng hoảng thị trường năm 2008.

Tại sao đại tham nhũng hoành hành ở Trung Quốc ?

Đọc bài này và so sánh với thực tế VN, nhất là thời kỳ 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (2006-2016) và 5 năm (2017-2022) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đốt lò để nướng quân của Dũng.
Tại sao đại tham nhũng hoành hành ở Trung Quốc ?
Nạn hồng thủy tham nhũng thời Giang Trạch Dân
​Tham nhũng là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó Trung Quốc là ví dụ hàng đầu. Dưới thời trị vì của Giang Trạch Dân, tham nhũng tại quốc gia này đã gia tăng trên cả quy mô và mức độ.
1) Chủ động xây dựng chế độ tham nhũng để tiếp tục cai trị
Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu làm cho thế giới tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản dưới dạng thức một hệ thống chính trị đã bị tiêu diệt. Cũng vào khoảng thời gian mà các quốc gia vệ tinh của chủ nghĩa cộng sản đang tháo gỡ xiềng xích ý thức hệ cộng sản, thì vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã xảy ra. 

Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc

Đoạn này hay, VN cũng như vậy: "Tuy các cuộc biểu tình chưa phải là “bước ngoặt lịch sử” (historical tipping point) nhưng nếu chính quyền dùng bạo lực đàn áp sẽ xô đẩy Trung Quốc đến bước ngoặt đó. Tập Cận Bình không phải là người dễ chấp nhận “sự phạm thượng” (lèse majesté) và chắc không bỏ qua. Các cuộc biểu tình cũng nhắc nhở chúng ta rằng người dân không chỉ cần ăn, mua sắm và giải trí, mà họ không muốn bị phong tỏa, kiểm soát, bắt nạt, và giam giữ".
Biểu tình giấy trắng: quả bom nổ chậm ở Trung Quốc
Nguyễn Quang Dy - Chỉ hơn một tháng sau ngày bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, một làn sóng biểu tình đã nổ ra tại Trung Quốc như một quả bom làm rung chuyển đất nước và chấn động thế giới. Xu hướng cực đoan và độc tài cá nhân của Tập Cận Bình, đặc biệt là chính sách “zero Covid”, đã kích hoạt quả bom nổ chậm. Tập Cận Bình đã bị đẩy vào thế lưỡng nan. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ nhân nhượng hay đàn áp phòng trào biểu tình “giấy trắng” như Thiên An Môn.

Giọt nước tràn ly
Đời sống người dân Trung Quốc nói chung và tầng lớp trung lưu nói riêng đã được cải thiện đáng kể do sự phát triển kinh tế thần kỳ trong mấy thập kỷ. Theo quy luật, đời sống vật chất cao hơn sẽ thúc đẩy người dân muốn có đời sống tinh thần tốt hơn. Tuy về chính trị chưa dân chủ hóa, nhưng người dân sẽ ủng hộ chính quyền nếu cuộc sống của họ được đảm bảo. Nhưng chính sách “zero Covid” của Tập Cận Bình đã làm “giọt nước tràn ly”.

Làm chủ hay làm thuê ?

Làm chủ hay làm thuê ?
Tối nay rảnh rỗi mình mở VTV1 trên máy tính xem thời sự 19h, vừa bật lên đã sốc vì thấy cảnh vợ chồng Tổng thống Hàn Quốc tiếp bác Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong phòng khách nhà Xanh và dẫn đi thăm khuôn viên dinh thự. Sốc vì bình thường bác Phúc đi nước ngoài toàn có vợ đi kèm, trông rất chướng mắt, nhưng sao lần này lại không có vợ bên cạnh nhỉ, nhất là khi Tổng thống Hàn Quốc đưa cả vợ ra tiếp bác. Vì sao nhỉ, chẳng lẽ vợ bác không được khỏe ? Hay là vì vụ....... ? 
Sốc nữa là khi đọc đoạn này: "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tập đoàn đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam và sẽ giao cho các Bộ, ngành nghiên cứu các chính sách hỗ trợ về thuế, hạ tầng, khuyến khích tiêu dùng xe điện tại Việt Nam. Chủ tịch nước mong muốn, Tập đoàn với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm của mình, đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một "căn cứ địa" khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô".
Vừa cách đây mấy hôm bác Chính Thủ tướng khi ra tận cảng Hải Phòng tiễn 999 chiếc xe điện Vinfast của anh Vượng Vin sang Mỹ đã dành những lời ca ngợi tột đỉnh cho anh Vượng Vin, và tin tưởng anh Vượng Vin sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa. Vậy mà bây giờ bác Phúc hoan nghênh tập đoàn Hàn sang đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam và sẽ có các chính sách hỗ trợ về thuế, hạ tầng, khuyến khích tiêu dùng xe điện tại Việt Nam". Như thế này có phải là hành vi cõng rắn về cắn gà nhà không ?
Nghe phát thanh viên VTV cao giọng ca ngợi Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam, đưa Việt Nam thành căn cứ sản xuất và kinh doanh ở Đông Nam Á và toàn cầu của các DN Hàn Quốc, đồng thời chuyển trụ sở Đông Nam Á về Việt Nam..., theo đề nghị của bác Phúc, mình thấy buồn. Đọc bài dưới đây thấy cái gì VN cũng muốn mời Hàn Quốc vào sản xuất ở VN. Họ vào làm khắp nơi thì người VN còn làm được gì nữa ? Tất cả rồi sẽ làm cu li cho Hàn Quốc, chủ bảo sao làm vậy, chẳng cần học hành, sáng tạo gì nữa. 
Bây giờ Hàn Quốc có 100 nghìn ông chủ ở VN và đang sử dụng hàng triệu cu li người VN trên đất Việt. Bên cạnh đó, người VN còn gửi thêm 100 nghìn người sang làm cu li bên Hàn Quốc. Cách đây khoảng 2 tháng, khi đi leo núi ở Tam Đảo, lúc đi ngang qua công ty ô tô Honda, tôi thấy ở cửa công ty trưng tấm biển đỏ to tướng: Honda tự hào có tiền lương trung bình của người lao động là 8 triệu đồng/tháng. Khoảng cách giữa lương lãnh đạo vào công nhân rất cao, nên tôi đoán lương công nhân chắc chỉ 6 triệu đồng. Hỏi thăm công nhân ra vào cửa, họ bảo ngày làm 10-12 tiếng là bình thường. Lao động như thế, tiền lương như thế, thì không hiểu công nhân sống và nuôi con thế nào nhỉ ? 
Lý thuyết kinh tế học và triết học, cũng như Kinh nghiệm thực tế khắp thế giới đều cho thấy đi làm thuê thì không chỉ mãi mãi nghèo mà còn làm người Việt ngày càng ngu đi, dần dần đi đến thoái hóa, đần độn, nửa người nửa ngợm.
Chủ tịch nước tiếp các Tập đoàn lớn Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam
05/12/2022 - (Dân trí) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Hàn Quốc, sáng 5/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Sohn Kyung Sik, Chủ tịch Tập đoàn CJ. (Ảnh: Thống Nhất- TTXVN)

Vì sao đại học lại cấp cao hơn trường đại học?

Hôm qua tôi đã bình luận về cách đặt tên rối rắm của ngành giáo dục nước ta, từ Trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, tự dưng biến thành Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông rất dài dòng và khó hiểu; rồi từ trường đại học biến thành đại học cũng rối rắm y như vậy. Đọc kỹ thì tôi cũng hiểu như cách của bài viết này là những ông có thế lực nhất trong ngành giáo dục muốn thể hiện "trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành. Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm nhiều trường đại học". Tuy nhiên, muốn vậy thì cũng có nhiều cách khác nhau để thể hiện chứ quá ngu khi đặt ra hai cấp là "trường đại học" và "đại học" vì theo ngôn ngữ tiếng Việt thì hai khái niệm này là một. Có mấy điều tôi chưa thông ở đây là: 1) Theo cách hiểu của ngành giáo dục thì lĩnh vực cao hơn, rộng hơn ngành, trong khi từ trước nay cán bộ nhà nước và người dân đều hiểu ngành và lĩnh vực ngang nhau, chứ có phải lĩnh vực bao trùm ngành. 2) Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu 4 quy định, là điều kiện đặc biệt khi chuyển trường đại học thành đại học. Cụ thể, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải có ít nhất 3 trường đại học trực thuộc. Vậy mà ngay sau khi được đôn lên thành "Đại học", Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định luôn "không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm "Một Bách khoa Hà Nội". Vậy có mâu thuẫn với Nghị định 99/2019/NĐ-CP không ?
Vì sao đại học lại cấp cao hơn trường đại học?
06/12/2022 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, đại học và trường đại học có gì khác nhau? Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Hà Thị Khuyên (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho cho biết: Tại Việt Nam, theo Luật Giáo dục 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định rường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: VNE

“Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả”

Roubini nói câu này làm mình phải suy nghĩ xem có nên ăn thịt nhiều không: "Tất cả lượng khí thải carbon của chúng ta đều quá lớn. Một phần đáng kể của tất cả các lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính đến từ chăn nuôi. Đó là lý do tại sao tôi trở thành một người từ bỏ thịt, bao gồm cả thịt gà". Bỏ ăn thịt liệu có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không ? Thay bằng cá có ảnh hưởng gì không ? Nouriel Roubini đã tiên đoán chính xác cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và trở nên vô cùng nổi tiếng. Đầu năm 2022, ông dự báo cơn suy thoái kéo dài và tồi tệ của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu sẽ xuất hiện vào cuối năm 2022 và kéo dài đến hết năm 2023. Cùng với viễn cảnh đó, ông cho rằng chỉ số S&P 500 (theo dõi cổ phiếu của 500 công ty đại chúng lớn nhất Mỹ) có thể giảm đến 40%. Trong cuốn sách mới của mình, có tựa đề “Megathreats”, Roubini đã nhận diện 10 cú sốc nguồn cung tiêu cực trong trung hạn làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng do chi phí sản xuất tăng, bao gồm đảo ngược toàn cầu hóa, tăng chủ nghĩa bảo hộ, làn sóng chuyển địa điểm sản xuất từ ​​Trung Quốc và châu Á sang châu Âu và Mỹ, già hóa dân số ở các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi, hạn chế di cư, tách rời nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, biến đổi khí hậu toàn cầu và các đại dịch tái diễn. Lời khuyên của ông dành cho các nhà đầu tư và mỗi chúng ta là: “Phải giảm nắm giữ cổ phiếu và tăng tích trữ nhiều tiền mặt hơn”. Ông nói dù tiền mặt bị xói mòn giá trị do lạm phát, nhưng giá trị danh nghĩa của nó vẫn được giữ nguyên, trong khi đó, giá cổ phiếu và các tài sản khác có thể giảm 10-40%. Đối với tài sản có thu nhập cố định, ông khuyến nghị tránh xa các trái phiếu có kỳ hạn dài và tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ có kỳ hạn ngắn hoặc các trái phiếu chính phủ chống lạm phát (TIPS), có vốn gốc tăng giảm theo tỷ lệ tăng của lạm phát.
“Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả”
Tim Bartz và David Böcking thực hiện, Đỗ Kim Thêm dịch, 5-12-2022. Der Spiegel phỏng vấn nhà kinh tế nổi danh Nouriel Roubini về cuộc khủng hoảng toàn cầu.Nouriel Roubini tại New York: “Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó đang có”. Nguồn: Emmy Park / The Mega Agency
Sự nóng lên trên toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 “mối đe dọa nghiêm trọng” mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó.

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!
Thái Hạo - 6-12-2022 Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?
Ảnh chụp màn hình bài đăng trên báo Thanh Niên

Chuyện đi chùa

Chuyện đi chùa
Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói:
- Bạch Thầy, Từ nay con sẽ không đi chùa nữa thầy ạ !
Vị Thầy hỏi:
– Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?

Người nữ cư sĩ trả lời:
– A Di Đà Phật, vì ở đây ngày nào con cũng thấy cô này nói xấu cô kia; anh nọ đọc kinh sai; các Phật tử đi chùa chia rẽ, người kia hành xử thiếu văn hóa với phụ nữ; còn có nhiều người đi chùa không lạy Phật mà chỉ chăm chăm nhìn điện thoại, đó là không nói đến khi vừa rời khỏi chùa, họ đã nói năng làm lộ nguyên hình là những người ích kỷ, cao ngạo…

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Phân biệt Đại học với Trường Đại học là thất sách

Hai hôm nay đọc tin trường Đại học Bách Khoa được Thủ tướng ra quyết định đổi tên thành Đại học Bách Khoa, mình thấy có vẻ rất không ổn. Nghe tên gọi mới, đọc đi đọc lại vài lần vẫn cứ thấy lùng bùng lỗ tai, trường Đại học và Đại học thì khác gì nhau ? Học ở đâu chả là ở trường ? Trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, cao đẳng, đại học,... hay cả mầm non nữa không là trường thì là thứ gì ? Mà tại sao không giữ cách gọi từ xưa đến cách đây 20 năm là trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học... có phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phân biệt cấp học không ? Khi đó vừa được nói ngắn dễ hiểu, vừa tốn ít giấy mực khi in ấn. Tại sao cứ phải đổi thành tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho dài dòng và phức tạp ? Giờ lại thêm cặp "trường đại học" và "đại học" gây đau đầu nữa ? Giá như việc đổi cách gọi mà làm nền giáo dục nước nhà vỗ cánh bay lên sánh vai với nền giáo dục của các nước phát triển về chất lượng thì tôi cũng ủng hộ việc đổi, còn chỉ thay tên gọi trong khi chất lượng vẫn đứng cuối bảng xếp hạng thì đổi để làm gì? Về mặt cấu trúc từ thì từ "đại học" nằm trong cụm từ "trường đại học" nên theo cách hiểu thông thường, "đại học" nhỏ hơn "trường đại học". Điều này giống như "công ty" nằm trong "tổng công ty" nên công ty nhỏ hơn tổng công ty... Nhưng tổng là tích hợp nhiều công ty lại thành tổng công ty; còn trường có phải là tích hợp các đại học đâu. Thêm nữa, theo cách hiểu thông thường thì "đại học" nhỏ hơn "trường đại học", nhưng ở đây Bộ Giáo dục lại đảo ngược thành "trường đại học" nhỏ hơn "đại học". Quá rối rắm và phi lô gíc. Trong tiếng Anh có phân biệt hai từ University (Đại học hay Trường đại học) và College (Học viện / Trường về lĩnh vực nào đó và không kèm theo cụm từ "đại học", ví dụ đơn giản là trường kinh tế Hà Nội, trường du lịch Đà Nẵng). Tuy nhiên, hầu hết các trường (College) đều trực thuộc một trường đại học (University) và tính thống nhất trong các University rất cao. Sinh viên học ở các trường (College) đều quan niệm mình là sinh viên của Trường đại học (University), khi có ai hỏi chi tiết về ngành học thì mới sinh viên mới nói tới tên trường (College) hay tên khoa (Department) hoặc tên viện (Institute) nơi mình học cụ thể. Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là dù học ở trường nào thì bằng tốt nghiệp vẫn đều do University ký và cấp. Tôi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Centre d'Etudes et de Recherches sur le Développement International (CERDI) của Pháp; đây là một Trung tâm nghiên cứu tương đương với 1 khoa (Department hay Faculty, cũng là trường) của trường đại học Clermont Auvergne (Université Clermont Auvergne - a French university). Dĩ nhiên, bằng đại học thì do Université Clermont Auvergne cấp. Tóm lại, tôi cho rằng ngành giáo dục VN nên tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, phương pháp dạy và học, nhất là cải cách nội dung chương trình học (bỏ hầu hết những môn chính trị lạc hậu và vô bổ đi), chứ không phải cứ lo thay đổi tên đổi họ bên ngoài mà không thay đổi bản chất bên trong... Có như thế mới đào tạo ra được những con người VN mới có kiến thức toàn diện, có trí tuệ cao, giỏi tay nghề, tốt về đạo đức và được thế giới tôn trọng.
Chuyên gia ngôn ngữ học: Phân biệt Đại học với Trường Đại học là thất sách
PGS-TS NGUYỄN HỒNG CỔN - 05/12/2022 Ở Việt Nam, khi lập các trường đại học đa lĩnh vực, đa ngành, người ta dùng 2 (cụm) từ Đại học và Trường Đại học để phân biệt University với School/College trong tiếng Anh. Ý tưởng này tưởng là hay, nhưng hoá ra thất sách.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa có quyết định chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Những khối u đang chén hết 'dưỡng chất' của nền kinh tế Việt

Đọc bài này thấy kết luận thì mạnh, nhưng số liệu của những khối u (doanh nghiệp thua lỗ, phá sản) thấp quá; nếu những số liệu này đúng thì nền kinh tế Việt vẫn chưa rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Những khối u đang chén hết 'dưỡng chất' của nền kinh tế Việt
Cũng như một cơ thể sống, nếu các khối ung nhọt của nền kinh tế tồn tại, phình to, dòng tiền của nền kinh tế như các mạch máu sẽ phải dành một nguồn lực đáng kể nuôi các khối u không tạo ra giá trị gia tăng này. Khi tiền trở thành nợ xấu, tài sản xấu mắc kẹt ở đây thì tiền càng bơm ra nhiều, lạm phát càng cao, nền kinh tế càng ốm yếu. Nhận diện và khu trú các khối u kinh tế đã, sẽ luôn là vấn đề cấp bách.

Cả hệ thống ngân hàng rơi vào trạng thái kẹt thanh khoản tồi tệ (chạy đua tăng lãi suất huy động, doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng,...) khi lạm phát chưa bùng phát, thương mại thặng dư, GDP tăng trưởng khá. Vậy tiền của hệ thống ngân hàng đang bị 'kẹt' ở đâu?

GẶP GỠ KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY 18-12-2018

 Bài này mình đăng trên FB hôm 4/12/2022, giờ copy lưu ở đây.
FB Lê Việt Đức - Chỉ còn đúng 2 tuần nữa là anh em chúng tôi lại kỷ niệm ngày lập trạm xả, đóng làn, chặn xe không cho cướp thu phí ở trạm BOT Bẩn Bắc Thăng Long - Nội Bài. Để giúp các bạn ôn lại những tháng ngày sôi động này, tôi xin đăng lại bài phát biểu của tôi dưới đây.

BÀI PHÁT BIỂU TẠI BUỔI GẶP GỠ KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY 18-12-2018
tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài ngày 18-12-2019
Kính thưa tất cả các bạn, những anh chị em đã và đang tham gia hoặc ủng hộ phong trào đấu tranh phản đối BOT Bẩn trên toàn quốc,

Kính thưa đại diện các hội lái xe và đại diện các trang mạng đã và đang tham gia hoặc ủng hộ trạm xả Bắc Thăng Long - Nội Bài và phong trào phản đối BOT Bẩn trong suốt thời gian vừa qua.
Thưa tất cả các anh chị em đang có mặt tại đây.

Nhớ đến ngày lập trạm xả, đóng làn 18/12/2018

Bài này mình đăng trên FB hôm 4/12/2022, giờ copy lưu ở đây.
Nhớ đến ngày lập trạm xả, đóng làn 18/12/2018
FB Lê Việt Đức - Tối qua mình vừa đọc và chỉnh sửa xong một bản báo cáo tổng hợp dài hơn 1000 trang về quy hoạch phát triển một đô thị lớn giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, kết thúc một tháng 11 làm việc vất vả, vừa lo dạy và tổ chức thi, chấm thi cho 6 lớp ở trường, vừa lo hoàn thành các việc cuối năm ở Hội và ở Viện. Mệt nhưng hạnh phúc vì dù sao cũng tự hào thấy mình dù già rồi nhưng vẫn làm được vài việc có ích cho xã hội.

Tháng 12 này mình không bận như tháng 11, do đó hôm nay chủ nhật 4/12 mình quyết định nghỉ ngơi, đọc sách quy hoạch đô thị giải trí và đi thăm bè bạn.

VASEAN: 14 năm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Asean

VASEAN: 14 năm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Asean
Sáng nay 6/12 Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) vừa tổ chức chương trình tổng kết 14 năm hoạt động. Hội này do 5 người gồm Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Thứ trưởng Lại Quang Thực, 2 đồng chí Vụ trưởng và tôi sáng lập ngày 6/5/2008.
Lúc đầu chúng tôi định thành lập Câu lạc bộ để tránh những thủ tục hành chính phức tạp, nhưng khi báo cáo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, bác chỉ đạo thành lập hẳn Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.

Sau đó chúng tôi sang báo cáo bác Trương Tấn Sang, thường trực Ban bí thư. Bác Sang bảo trước mắt cứ như ý bác Phúc, nhưng sau vài năm phải nâng lên thành Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN, sau đó phát triển tiếp thành Hội Phát triển hợp tác kinh tế ASEAN - Châu Phi. 

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025

Vượt qua đại dương bão tố: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025 
T.S. Đinh Trường Hinh và T.S. Nguyễn Tiến Hưng 
Tóm tắt. Các dự báo toàn cầu ảm đạm trong vài năm tới đặt Việt Nam vào một hoàn cảnh rất khó khăn, đòi hỏi chính phủ phải có cách quản lý và phối hợp tốt đẹp hơn về các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Về kinh tế vĩ mô, ưu tiên trước hết là giảm tác động của các cú sốc bên ngoài (do tăng trưởng quốc tế chậm lại, lạm phát và lãi suất cao hơn) đối với nền kinh tế trong nước. Điều này đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời và uyển chuyển các công cụ của chính sách vĩ mô. 
Tuy nhiên, ba mục tiêu quan trọng trong một nền kinh tế mở lại thường xung đột nhau: ổn định tỷ giá, để dòng vốn quốc tế (capital flows) ra vào tự do, và giữ được chính sách tiền tệ độc lập (tức là khả năng điều hành lãi suất trong nước). Kinh tế học gọi là “bộ ba chính sách bất khả thi.” 

Công nhân ‘hùn’ tiền ăn chia tay ngay trên vỉa hè...

Buồn cho công nhân quá, còn gì buồn hơn khi bị mất việc vào lúc cuối năm, lúc ai cũng cần tiền lo cho gia đình. Rất mong báo chí và dư luận quan tâm, phản ánh nhiều hơn, thường xuyên hơn tới cuộc sống, việc làm và thu nhập của công nhân, nhất là công nhân nghèo, công nhân thất nghiệp, để thức tỉnh đội ngũ công chức nhà nước đang mơ ngủ, để họ đừng mơ tưởng đất nước đang tươi đẹp lắm, đang chưa bao giờ được như bây giờ... Nhớ lại thời Civid-19 công nhân ùn ùn lũ lượt về quê trong đói rách, khốn cùng thấy rất xót xa. Bây giờ không còn dịch bệnh như năm trước, nhưng công việc cũng không còn thì biết đâu cũng sẽ lại có tình trạng công nhân ùn ùn lũ lượt về quê. Ngẫm lại công nhân ở đâu trên dải đất chữ S này cũng khổ. Thế nên cứ phải đua nhau vào đại học; vào đại học không phải để học mà để kiếm được cái bằng cử nhân cho có đủ hồ sơ rồi từ đó tìm cách chen chân vào bộ máy nhà nước và kiếm bổng lộc.
Công nhân ‘hùn’ tiền ăn chia tay ngay trên vỉa hè khi công ty cho nghỉ việc hàng loạt
30/11/2022 TTO - Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của khoảng 1.200 công nhân Công ty may mặc T.H tại quận Bình Tân, TP.HCM, sau khi công ty ra thông báo chấm dứt hợp đồng với họ vì thiếu đơn hàng.

Một nhóm công nhân ăn liên hoan chia tay ngay trên vỉa hè gần công ty - Ảnh: VŨ THỦY

Mấy thằng thường xuyên lên tivi ca ngợi kinh tế VN

Mấy thằng thường xuyên lên tivi ca ngợi kinh tế VN
Đây là mấy thằng thường xuyên lên tivi ca ngợi kinh tế VN phát triển thần kỳ, giá cả ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện...
Hôm qua chúng ca ngợi thượng đế điều hành rất tài tình nên giá cả ở xứ thiên đường trong 11 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng nhõn 3,02%, có lẽ là mức tăng vào loại thấp nhất thế giới.
Nhìn cái mặt chúng nó tôi chỉ muốn...

Về thói khôn vặt của chúng ta

Về thói khôn vặt của chúng ta
FB Trà Đoá 4-12-2022 - Có lẽ khôn vặt, láu cá,… là “bản sắc thực sự” của dân tộc ta, hay ít ra, đó cũng là tập quán trong tư duy của phần đông dân ta. Nói như vậy không phải để miệt thị, mà cốt để xới xuống tận đáy tâm thức lưu cữu của chúng ta, để rồi hy vọng có thể đổi thay.
Tâm thức của một dân tộc chứa đựng trong các khía cạnh văn hóa của dân tộc ấy, đặc biệt là trong ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. Trong bài viết này tôi thử phân tích một vài câu ngạn ngữ nổi tiếng trong kho tàng dân gian để thấy được cái tâm thức đó.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

‘3 điều không hỏi, 3 thứ không sờ’

‘3 điều không hỏi, 3 thứ không sờ’
Người Việt chúng ta thời nay ít được dạy về văn hóa ứng xử nên phạm rất nhiều lỗi văn hóa khi giao tiếp. Lời dạy 
“3 không hỏi, 3 không sờ” của người xưa dưới đây sẽ giúp bạn hành xử đúng trong giao tiếp để thể hiện mình là con người có tu dưỡng, đáng để kết giao. Các mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở lên tốt đẹp hơn.

1) 3 điều không hỏi

a) Tuổi

Hỏi tuổi là điều cấm kỵ nhất. Không chỉ người nước ngoài mà người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ đều rất kỵ khi bị hỏi về tuổi cua họ. Bạn sẽ bị xem là bất lịch sự khi bạn hỏi tuổi một ai đó. Khi mới lần đầu gặp mặt, chưa hiểu về nhau thì bạn không nên hỏi những câu hỏi quá riêng tư về đối phương, đặc biệt là những câu hỏi liên quan tới ngoại hình.

Tầng lớp trung lưu, nền tảng của nước Mỹ, sắp biến mất

"Tầng lớp trung lưu ở Mỹ đang dần biến mất. Tài sản và thu nhập được tập trung vào nhóm thượng lưu, trong khi nhóm còn lại ngày càng nghèo đi. Ngay cả với mức nợ tăng vọt, người dân Mỹ cũng đang không đủ tiền để trang trải cuộc sống". Ở Mỹ thì như vậy, còn ở VN thì sao nhỉ ? Có giống thế không ? Giá cả tăng vùn vụt, nhưng nhà nước luôn khẳng định lạm phát chỉ vài ba phần trăm nên từ năm 2019 đến nay không tăng lương để bù đắp thiệt hại cho người lao động. Bây giờ đi đâu cũng thấy dân kêu khó khăn, đời sống giảm sút; chỉ có báo cáo của các cơ quan nhà nước là toàn mầu hồng thôi.
Tầng lớp trung lưu, nền tảng của nước Mỹ, sắp biến mất
Có nhiều yếu tố khiến tầng lớp trung lưu Mỹ đang dần biến mất. Tài sản và thu nhập được tập trung vào nhóm thượng lưu, trong khi nhóm còn lại ngày càng nghèo đi. Ngay cả với mức nợ tăng vọt, người dân Mỹ cũng đang không đủ tiền để trang trải cuộc sống.

1) T
ầng lớp trung lưu Mỹ đang dần biến mất
Tầng lớp trung lưu được xem là nền tảng quan trọng của nền kinh tế Mỹ. Đây là tầng lớp đóng góp nhiều cho tiêu dùng, là động lực phát triển kinh tế, cung cấp và đáp ứng công ăn việc làm, giúp nền kinh tế trở nên độc lập.