Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Mỗi người sinh ra có một năng lực riêng nên phù hợp với một cái ghế nào đó. Cần phải học làm người và phải có kiến thức khoa học ở mức nào đó mới biết cái ghế nào mình nên ngồi và cái ghế nào mình không nên ngồi. Rất tiếc nước ta là một xã hội lộn ngược nên mọi việc đều lộn tùng phèo, tỷ lệ người ngồi nhầm ghế lớn lắm, nhất là nhầm ghế quan. Tôi cũng ngồi nhầm ghế, tự biết thế nên chỉ ngồi hờ hờ một nửa mông, còn một nửa mông khác thì ngồi ghé những chiếc ghế dường như phù hợp với mình.
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?
Nhiều người không biết GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - người vừa bị Bộ Công an khởi tố còn có một nickname Tuấn "tim". Tuấn "tim" - một nickname như sự thừa nhận một đôi tay vàng trong làng phẫu thuật tim.
Ông Nguyễn Quang Tuấn phát biểu góp ý cho báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016- 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ ngày 29-3-2021.
Bộ Y tế có thông báo chính thức về việc đình chỉ công tác ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, để ... Một bác sĩ giỏi, một nhà quản lý "tồi" và là một bị can trong vụ "thổi giá" thiết bị y tế.

Ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1967, ở Thanh Oai, Hà Nội). Ngay từ khi còn là cậu học trò cấp 3, ông đã thần tượng cố GS.Tôn Thất Tùng, cha đẻ của chuyên ngành Tim học Việt Nam - đồng thời ấp ủ mang lại hi vọng sống, được làm người bình thường cho các bệnh nhân tim. Từ hoài bão đó, ông sớm xác định con đường nghề nghiệp cho mình và quyết tâm thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội.

Nhưng chỉ ít ngày trước khi trở thành tân sinh viên trường Y, ông nhận được lệnh nhập ngũ lên biên giới phía Bắc. Phải mất hơn 3 năm trong quân ngũ, anh lính trẻ mới quay trở về giảng đường đại học vẫn với niềm háo hức và khát vọng tràn đầy...

Ông Tuấn chia sẻ, những năm tháng trong quân ngũ đã giúp ông có sự tự tin, dạn dày của một người đã từng ở rất gần lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, giúp ông nhìn cuộc sống thật hơn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, ông tiếp tục học bác sĩ nội trú chuyên ngành Tim mạch, sau đó đi tu nghiệp về tim mạch can thiệp tại Pháp.

Tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Toulouse (Pháp), BS Tuấn nhận được lời mời từ giáo sư của trường ở lại làm việc. Nhưng với mong muốn đem trí tuệ và tâm huyết cống hiến cho y học nước nhà, ông quyết định về Việt Nam vào năm 1997. Dù cho lúc ấy, trình độ kỹ thuật của Việt Nam còn non nớt, trang thiết bị y tế còn lạc hậu.

Năm 2005, BS Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội và 4 năm sau, năm 2009 ông được phong hàm Phó Giáo sư. Trong thời gian này, ông đã tham gia biên soạn, xuất bản nhiều sách và có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành Tim mạch.

Năm 2010, nhóm của ông Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ P.M.H được trao giải nhất Giải thưởng "Nhân tài đất Việt" trong lĩnh vực y tế cho đề tài "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông”.

Sau một thời gian công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, đến năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Năm 2016, ông Tuấn trúng cử Đại biểu Quốc hội. Ông là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ.

Ngày 5/3 /2018, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017.

Ngày 18/3/2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Tháng 5/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã chấp thuận đề nghị của Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội, cho rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khỏi danh sách bầu cử ĐBQH khóa XV.

Ngày 13/5, Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can để làm rõ về sai phạm liên quan đến việc đấu thầu thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Ngày 21/10, ông Tuấn bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Bộ Công an xác định, các bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội đã câu kết với nhà thầu, định giá làm tăng chi phí vật tư, thiết bị y tế tại 2 gói thầu, mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế gây thất thoát trên 40 tỉ đồng.
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Có nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam có một quan điểm “rất tệ”, đó là, nếu Giám đốc Bệnh viện tay nghề không giỏi, chuyên môn không cao, thì nhân viên không phục. Bởi giỏi chuyên môn, không đồng nghĩa với việc anh sẽ thành một nhà quản lý tốt, một lãnh đạo tài ba. Vì đó là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Và trong cơ chế tự chủ Bệnh viện chưa rõ ràng như hiện nay, trường hợp của GS.TS Nguyễn Quang Tuấn là một ví dụ điển hình.

Ông Tuấn là một bác sĩ giỏi, rất giỏi không chỉ của Bệnh viện Tim mà còn ở trong khu vực. Từng giành giải nhất Nhân tài đất Việt lĩnh vực y tế với đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”, biến Bệnh viện Tim thành cơ sở tầm cỡ của châu lục và thế giới. Với tâm huyết của người luôn lấy tính mạng người bệnh làm lẽ sống, GS.TS, bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn luôn tâm niệm: “Đứng trước người bệnh, người thầy thuốc chỉ có một sự lựa chọn là làm thế nào để mang tới niềm hạnh phúc cho họ, đó là khỏi bệnh, là kéo dài sự sống”.

Đáng nhẽ ông Tuấn chỉ nên dừng ở góc độ một chuyên gia, chứ đừng trở thành "nhà quản lí". Bởi vì là một bác sĩ giỏi sẽ rất khác một Giám đốc giỏi. Bác sĩ - anh chỉ cần đối mặt với vấn đề chuyên môn, còn Giám đốc - anh phải đối mặt với vô vàn thứ, từ chuyên môn đến đấu thầu, từ quản lý nhân sự đến quản lý tài sản công,... Và khi là đó, anh có đủ bản lĩnh để giữ cho tâm mình trong sạch, không tham lam, không nghĩ ra mưu hèn kế bẩn để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, thậm chí là tiền của bệnh nhân nghèo?

Có lẽ chẳng ai có thể vui mừng, khi một bác sĩ giỏi phải sống những tháng ngày còn lại ở trong tù. Nếu ở bên ngoài trại giam, anh ta đã có thể cứu được hàng trăm bệnh nhân nữa. Nhưng pháp luật là nghiêm minh, mọi sai lầm đều phải trả giá. Cho dù anh có đôi bàn tay vàng, có là bác sĩ đầu ngành, hay là Công dân ưu tú Thủ đô… thì với pháp luật, cũng đều bình đẳng mà thôi.

Nhưng điều gì đã khiến chúng ta mất đi một bác sĩ giỏi?

Quản Trọng Hải
https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/bac-si-nguyen-quang-tuan-co-pha-i-ong-da-ngo-i-sai-ghe-112798.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét