Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Hà Nội cần tránh tư duy “say rượu” trong điều hành!

Có bạn bình luận trên trang của mình: "Cho đến chiều hôm qua cháu lên phường xin giấy đi đường mà anh Công An vẫn còn nói: "Nói thật đến bây giờ bọn anh cũng đang bối rối chưa biết làm giấy kiểu gì; mong em thông cảm"". Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói "ai không làm được thì đứng sang một bên". Vũ Đức Đam, Nguyễn Thành Phong... đã đứng sang một bên, chẳng lẽ Đinh Tiến Dũng và Chu Ngọc Anh vẫn gan lỳ chây ỳ đứng sai đội hình ?
Hà Nội cần tránh tư duy “say rượu” trong điều hành!
FB Nguyễn Như Phong - 8-9-2021 - 
Những sự thay đổi như “lật bàn tay” của chính quyền HN, có cảm tưởng như đang bị điều hành bởi một người… say rượu. Rất tùy hứng! Lúc thế này, lúc thế khác, khiến không ai biết đâu mà chuẩn bị, và cũng không có thời gian để chuẩn bị. Và Thủ tướng cũng đã phê bình Hà Nội rồi.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Quan điểm của người đứng đầu Chính phủ là hết sức dứt khoát, mạnh mẽ và quyết liệt: Cá nhân, tập thể nào làm tốt được khen thưởng; cá nhân, đơn vị nào làm sai phải ch»u trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật; "ai không làm được thì đứng sang một bên". Thực tế thời gian qua, có nhiều cán bộ các cấp bị xử lý kỷ luật, cách chức vì lơ là trong công tác phòng, chố‘ng dịch.'
Trước hết, xin được hoan nghênh chỉ đạo mới của Bí thư Thành Ủy Hà Nội về việc cấp và kiểm tra giấy đi đường, cùng với kế hoạch “xét nghiệm” toàn thành phố. Những đi đạo mới này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tại của Hà Nội và tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc của người dân.

Và có cảm giác rằng: Lần đầu tiên thấy lãnh đạo Hà Nội lắng nghe dư luận, nghe tiếng kêu của dân và có sự điều chỉnh thích hợp.

Tuy nhiên, phải nghiêm túc mà nhìn nhận rằng: Việc điều hành chống dịch của HN – đặc biệt là vai trò của Chủ tịch là “có vấn đề”.

Những quyết định về cấp giấy đi đường, những sự thay đổi đến chóng mặt về các loại thủ tục, đối tượng cấp giấy… không chỉ làm khổ các cơ quan chức năng mà còn khổ dân, và thực sự là không mang lại hiệu quả gì to lớn.

Không biết lãnh đạo Hà Nội có chứng kiến cảnh trong mấy ngày qua, công an các phường, quận, Thành phố phải làm việc 24/24h để cấp giấy đi đường theo mẫu mới hay không? Và không biết có ai dám phản ánh một sự thật là: Cấp giấy thì còn dễ, nhưng kiểm tra giấy thế nào để tránh ùn tắc thì lại quá nan giải?

Những sự thay đổi như “lật bàn tay” của chính quyền HN, có cảm tưởng như đang bị điều hành bởi một người… say rượu. Rất tùy hứng! Lúc thế này, lúc thế khác, khiến không ai biết đâu mà chuẩn bị, và cũng không có thời gian để chuẩn bị. Và Thủ tướng cũng đã phê bình Hà Nội rồi.

Đây là việc rất cần lãnh đạo Hà Nội rút kinh nghiệm – Đặc biệt là các cơ quan tham mưu cho lãnh đạo.

Hy vọng thời gian tới, HN sẽ chấm dứt được kiểu điều hành và ra những chỉ thị theo kiểu “giật đùng đùng” như vừa rồi.

***

FB Ann Đỗ: Vụ giấy đi đường là cái thòng lọng được nới lỏng hay là phát súng đầu tiên thử lửa

Nếu HN cố tình cách ly, test đại trà, tiêm vaccine đông người thì số ca nhiễm sẽ bùng nổ (cỡ SG hay không thì không rõ) và người già, bệnh nền sẽ chết đông. Vì đợt rồi thay vì nhìn bài học SG ưu tiên người già, bệnh nền, thì không, HN chỉ tiêm cho người lao động của các tập đoàn kinh tế (có tiền), người già mới chỉ được tiêm tuần này.

Chính sách của TP.HCM ban đầu cũng không khác mấy. Nhóm người già, bệnh nền chỉ được tiêm vaccine vào đợt thứ 5 sau khi số ca chết quá nhiều.

Trong khi các chính phủ nước ngoài lại ưu tiên chích người già trước, nhân viên chăm sóc sức khỏe cho người già, những người tuyến đầu, y bác sĩ chăm sóc các bệnh nhân nền. Tại sao HN bây giờ mới bắt đầu chiến dịch mà không trước hay cùng nhịp SG?

Một chi tiết đáng chú ý là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu người đang phụ trách Bệnh viện dã chiến ở Bình Dương cho biết ông được HN cử làm giám đốc Bệnh viện dã chiến ở Hoàng Mai, HN vừa mới khai trương cách đây vài ngày. Bệnh viện này quy mô 500 giường, được các nhà tài trợ là các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Hà Nội có dễ làm như ở SG không? Chắc chắn không dễ. Vụ giấy đi đường là cái thòng lọng được nới lỏng hay là phát súng đầu tiên thử lửa… wait and see!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét