Hỏi - Đáp về những chính sách ngu một cách thuyết phục
1) Tại sao cách cấp giấy đi đường của Hà Nội rất ngu ?Vấn đề không phải là chính quyền Hà Nội không tìm được câu trả lời cấp giấy sao cho đúng, mà là chính quyền Hà Nội đã đặt sai câu hỏi. Lẽ ra phải hỏi: "Làm thế nào để người dân ra đường an toàn?" Thì câu hỏi lại thành: "Làm sao để người dân không ra đường?".
Trong khoa học cũng như trong điều hành chính sách hay bất kỳ hoạt động nào của người dân, người ta cũng đều phải tiến hành 3 bước: Đặt một câu hỏi (muốn gì), Chọn một phương pháp giải quyết (cách làm khoa học) và Rút ra một kết luận thuyết phục (phải làm gì). Chính vì chính quyền Hà Nội đặt câu hỏi không đúng nên đương nhiên mọi giải pháp đề ra đều có chung 1 kết quả là thất bại.
2) Quét QR code để làm gì?
Chính quyền Trung Quốc sử dụng QR Code làm giấy thông hành hơn 1 năm trước và đạt được những kết quả rất tích cực. Đó là vì Chính quyền Trung Quốc quét QR để xác định ai có QR Code về COVID (màu xanh) an toàn thì được di chuyển tự do...
Còn ở Việt Nam thì chúng ta quét QR code khắp nơi... cho vui, in QR code trên giấy đi đường chủ yếu để chốt kiểm soát nhìn và virus khiếp sợ, không cần biết người sở hữu có an toàn hay không.
Thực tế là thay vì kiểm tra điều kiện an toàn của những người di chuyển, chúng ta kiểm tra giấy tờ, thứ không thể xác định được người cầm nó có an toàn hay không.
Ví dụ, người đã từng mắc COVID hay người được tiêm vắc xin 2 mũi là những đối tượng an toàn hơn, nên để họ di chuyển (với điều kiện phải 5K). Nhưng làm thế nào để xác định điều đó? Khi mà các ứng dụng thì phập phù, lúc được lúc không, và có cả một rừng ứng dụng trên mobile, cơ quan chức năng không biết quét vào đâu để biết người này từng là F0, đã từng tiêm 2 mũi?
100 người ra đường mà không an toàn có hại hơn 10 lần so với 1.000 người ra đường an toàn. Do đó, ở Trung Quốc không có hiện tượng đại dịch lây lan, còn ở VN thì lây lan tùm lum không thể kiểm soát được.
Việc đi lại không gây ra dịch bệnh, việc đi lại thiếu an toàn mới làm lây lan COVID.
3) Tại sao tốc độ tiêm vắc xin của Hà Nội đang ở chế độ "slow-motion" (lăn từ từ) ?
Thời đại 4.0 mà vẫn giấy tờ hoá, hành chính hoá những thứ lẽ ra chỉ cần 1 ứng dụng duy nhất như #TraceTogether của Singapore là đủ. Ở VN thì có vô số loại ứng dụng. Đất nước mình lạ quá phải không?
Vấn đề quan trọng nữa của việc hạn chế di chuyển là nhằm mục tiêu: Sàng lọc ca nhiễm, tăng cường tiêm vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng, nhất là ưu tiên người cao tuổi...
Nhưng ở Hà Nội tốc độ tiêm vắc xin đang cài đặt chế độ "slow-motion". Đến nay HN mới tiêm chưa được 3 triệu liều vắc xin. Đừng nguỵ biện rằng "Hà Nội nhường vắc xin cho TP. HCM nên thiếu". Hà Nội vẫn còn gần 1 triệu liều được Bộ Y tế cấp, cần tiêm nhanh. Không tăng tốc thì sao được phân bổ vắc xin tiếp? Không đẩy nhanh phủ vắc xin thì sau 21/9, việc tăng cường giãn cách sẽ đạt được mục tiêu gì?
Muốn sống chung với COVID thì phải tìm cách vận hành xã hội 1 cách an toàn, phải tạo điều kiện cho nó hoạt động tiếp.
Nếu người dân thủ đô đáng lẽ được tự do "sống chung với COVID" như khắp nơi trên thế giới, nhưng buộc phải tìm cách "sống chung" với các chính sách thay đổi xoành xoạch, thì e rằng không chỉ kinh tế sụp đổ mà dân số cũng rơi tự do !
Nếu biết lắng nghe hãy bỏ ngay và luôn cái giấy đi đường. Phải bỏ ngay cái tư duy của công an: Tất cả những người ra đường là những kẻ có khả năng phạm pháp. Chính cái não trạng chỉ cho mình là trong sạch còn những người lao động ở các nghành nghề khác, những người dân chân đất mắt toét là tội phạm hết. Chính vì tư duy như thế nên họ đã chặn tất cả người dân để kiểm tra.
Chắc chắn trong chuyện nhiều chính sách rất ngu này phải có âm mưu gì đó, chứ người bình thường không thể ngu một cách thuyết phục thế này được huống hồ quan chức toàn là những người có bằng cấp cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét