Quân đội Trung Quốc thực tế yếu như thế nào?
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang nỗ lực để đưa quân sự nước này dẫn đầu thế giới vào năm 2049. Tuy nhiên, khả năng mà ĐCSTQ có thể thực hiện được mục tiêu ấy còn là một dấu hỏi lớn. Giới phân tích nhận định, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đã lộ rõ nhiều yếu kém về cả con người lẫn trang thiết bị.Các binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tham gia huấn luyện quân sự tại dãy núi Pamir ở Kashgar, Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, chụp ngày 4/1/2021. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2021 của Trung Quốc tăng 6,8% so với năm 2020, lên 209 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp nước này tăng chi tiêu quân sự. Nhưng xem ra, thực lực của quân đội Trung Quốc hiện tại không tương xứng với mức đầu tư này.
Quân nhân Trung Quốc ‘yếu’ từ trên xuống dưới
Tham nhũng ở cấp quản lý
Giáo sư Jin Yinan, cựu giám đốc viện nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng của PLA, tiết lộ rằng nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội Trung Quốc dành phần lớn thời gian và sức lực vào việc xây dựng các mối quan hệ, trong khi chỉ dành 10% thời gian cho huấn luyện và nâng cao kỹ năng chiến đấu. Do vậy, các sĩ quan PLA được thăng chức không phải nhờ vào các chiến công, mà chủ yếu là do sự nâng đỡ của cấp trên. Việc mua quan bán chức này đã trở thành thông lệ, khiến cả hệ thống lãnh đạo không có thực lực mà vẫn thăng tiến.
Ví dụ điển hình là Thiếu tướng Cao Tiểu Yên, nữ tướng đầu tiên của PLA bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giáo sư Jin Yinan, cựu giám đốc viện nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng của PLA, tiết lộ rằng nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội Trung Quốc dành phần lớn thời gian và sức lực vào việc xây dựng các mối quan hệ, trong khi chỉ dành 10% thời gian cho huấn luyện và nâng cao kỹ năng chiến đấu. Do vậy, các sĩ quan PLA được thăng chức không phải nhờ vào các chiến công, mà chủ yếu là do sự nâng đỡ của cấp trên. Việc mua quan bán chức này đã trở thành thông lệ, khiến cả hệ thống lãnh đạo không có thực lực mà vẫn thăng tiến.
Ví dụ điển hình là Thiếu tướng Cao Tiểu Yên, nữ tướng đầu tiên của PLA bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thiếu tướng Cao Tiểu Yên, nữ tướng đầu tiên của PLA bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Sina)
Bà Cao bị bắt do nhận hối lộ, tham gia vào việc rút ruột công trình xây dựng nhà ở cho cán bộ của viện Quân y 309. Các căn hộ này ngay sau đó đã xuống cấp nghiêm trọng.
Việc bắt giữ bà Cao còn liên quan đến vụ án tham nhũng lớn khác của một viên tướng quyền lực trong PLA - ông Cốc Tuấn Sơn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, hàm Trung tướng. Theo đó, bà Cao đã nảy sinh mối quan hệ bất chính với ông Cốc khi ông này về viện Quân y 309 thị sát tình hình. Chưa hết, để lên được quân hàm Thiếu tướng, bà Cao thậm chí ‘lên giường’ với Thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương - người cũng bị bắt vì tham nhũng nhưng sau đó chết vì ung thư.
Giáo sư Jin Yinan còn nêu ra một vấn đề khác, đó là là các sĩ quan cấp cao của PLA có thể phê duyệt ngân sách mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào. Ông Jin dẫn lời một Đại tá cấp cao của PLA đã nghỉ hưu cho biết: “Khi tôi phục vụ trong một đơn vị quân đội ở Trùng Khánh vào năm 1990, tôi đã chứng kiến một sĩ quan hậu cần cấp cao của Bộ chỉ huy quân sự Thành Đô lúc bấy giờ ra lệnh cho một Thiếu tá trong nhóm của chúng tôi uống rượu, nói rằng ông ta sẽ phê duyệt tài trợ cho chúng tôi dựa trên số lượng rượu mà người Thiếu tá đó có thể uống”.
Theo tờ Quân đội Nhân dân Nhật báo, hơn 13.000 quan chức quân đội Trung Quốc đã bị xử lý trong cuộc chiến chống tham nhũng từ năm 2012-2017.
Bà Cao bị bắt do nhận hối lộ, tham gia vào việc rút ruột công trình xây dựng nhà ở cho cán bộ của viện Quân y 309. Các căn hộ này ngay sau đó đã xuống cấp nghiêm trọng.
Việc bắt giữ bà Cao còn liên quan đến vụ án tham nhũng lớn khác của một viên tướng quyền lực trong PLA - ông Cốc Tuấn Sơn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, hàm Trung tướng. Theo đó, bà Cao đã nảy sinh mối quan hệ bất chính với ông Cốc khi ông này về viện Quân y 309 thị sát tình hình. Chưa hết, để lên được quân hàm Thiếu tướng, bà Cao thậm chí ‘lên giường’ với Thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương - người cũng bị bắt vì tham nhũng nhưng sau đó chết vì ung thư.
Giáo sư Jin Yinan còn nêu ra một vấn đề khác, đó là là các sĩ quan cấp cao của PLA có thể phê duyệt ngân sách mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào. Ông Jin dẫn lời một Đại tá cấp cao của PLA đã nghỉ hưu cho biết: “Khi tôi phục vụ trong một đơn vị quân đội ở Trùng Khánh vào năm 1990, tôi đã chứng kiến một sĩ quan hậu cần cấp cao của Bộ chỉ huy quân sự Thành Đô lúc bấy giờ ra lệnh cho một Thiếu tá trong nhóm của chúng tôi uống rượu, nói rằng ông ta sẽ phê duyệt tài trợ cho chúng tôi dựa trên số lượng rượu mà người Thiếu tá đó có thể uống”.
Theo tờ Quân đội Nhân dân Nhật báo, hơn 13.000 quan chức quân đội Trung Quốc đã bị xử lý trong cuộc chiến chống tham nhũng từ năm 2012-2017.
Đội quân ‘con một’
Tờ Nikkei Asia dẫn lời ông Kinichi Nishimura - chuyên gia phân tích quân sự của Tình báo Quốc phòng của Nhật Bản cho biết: “Hơn 70% quân nhân Trung Quốc là con một”.
Hơn 30 năm qua, Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có duy nhất một người con. Do đó, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay (từ trên 18 đến 20) đều thuộc loại ‘con độc nhất’. Những cậu ấm này dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay nhà nghèo cũng đều được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” bởi 6 người lớn: bố mẹ, ông bà nội, và ông bà ngoại. Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu và khả năng chịu khổ của những cậu ấm nói chung rất kém. Đây chính là điểm yếu chí mạng của quân đội Trung Quốc.
Các tân binh PLA tập chống đẩy tại một căn cứ huấn luyện quân sự vào ngày 20/12/2007 ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: China Photos / Getty Images)
Nikkei cũng đề cập đến hành động đáng xấu hổ của một tàu ngầm Trung Quốc vào tháng 1/2018. Theo đó, khi chiếc tàu ngầm này di chuyển dưới đáy biển gần quần đảo Senkaku đã nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện. Chẳng mấy chốc, tàu ngầm Trung Quốc đã nổi lên và giương cờ của ĐCSTQ. Điều này không khác gì vẫy cờ trắng đầu hàng. Ắt hẳn là thủy thủ đoàn đã lo lắng rằng tàu của họ sẽ bị Nhật Bản tấn công bằng bom sâu dưới nước.
Một vấn đề khác của PLA là tình trạng khó tuyển dụng quân sĩ. Người dân Trung Quốc qua nhiều thế hệ đều nhận ảnh hưởng sâu sắc của đạo lý Nho gia. Các gia đình rất chú trọng đạo hiếu nghĩa và việc nối dõi. Do vậy, các bậc cha mẹ luôn muốn con cái sống gần mình để được chăm sóc lúc về già, và đặc biệt không muốn con mình tử trận.
Ông Nishimura nói với Nikkei rằng: “Vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu, nhưng tỷ lệ hoạt động của họ không cao, dường như họ không thể đào tạo đủ số lượng binh sĩ để bảo dưỡng và sửa chữa phần cứng công nghệ cao”.
Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến những năm gần đây, quân đội Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo. Số lượng tên lửa đạn đạo mà ĐCSTQ triển khai đã tăng lên nhanh chóng.
Nikkei cũng đề cập đến hành động đáng xấu hổ của một tàu ngầm Trung Quốc vào tháng 1/2018. Theo đó, khi chiếc tàu ngầm này di chuyển dưới đáy biển gần quần đảo Senkaku đã nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện. Chẳng mấy chốc, tàu ngầm Trung Quốc đã nổi lên và giương cờ của ĐCSTQ. Điều này không khác gì vẫy cờ trắng đầu hàng. Ắt hẳn là thủy thủ đoàn đã lo lắng rằng tàu của họ sẽ bị Nhật Bản tấn công bằng bom sâu dưới nước.
Một vấn đề khác của PLA là tình trạng khó tuyển dụng quân sĩ. Người dân Trung Quốc qua nhiều thế hệ đều nhận ảnh hưởng sâu sắc của đạo lý Nho gia. Các gia đình rất chú trọng đạo hiếu nghĩa và việc nối dõi. Do vậy, các bậc cha mẹ luôn muốn con cái sống gần mình để được chăm sóc lúc về già, và đặc biệt không muốn con mình tử trận.
Ông Nishimura nói với Nikkei rằng: “Vài năm trước, quân đội Trung Quốc đã tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu, nhưng tỷ lệ hoạt động của họ không cao, dường như họ không thể đào tạo đủ số lượng binh sĩ để bảo dưỡng và sửa chữa phần cứng công nghệ cao”.
Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến những năm gần đây, quân đội Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo. Số lượng tên lửa đạn đạo mà ĐCSTQ triển khai đã tăng lên nhanh chóng.
Thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế
Một thách thức lớn đối với PLA là sự thiếu vắng kinh nghiệm tác chiến. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, kể từ năm 1949, PLA mới chỉ 3 lần tham gia vào “chiến tranh toàn diện”, đó là: Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ (1962), và chiến tranh Việt Nam (1979). Nói cách khác, PLA chưa từng tham gia vào một cuộc chiến thật sự nào kể từ năm 1979 đến nay. Điều này có khả năng làm giảm đi tính hiệu quả của quá trình hiện đại hóa và tái cấu trúc đang diễn ra trong PLA.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) mới đây đã công bố một báo cáo cho thấy: Các quan chức PLA đang rất lo lắng về ‘căn bệnh hòa bình’ phổ biến trong lực lượng. Những binh lính chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu sẽ trở nên tự mãn và rất khó khăn trong việc duy trì trạng thái sẵn sàng.
Ông Michael Beckley, giáo sư đại học Tufts, một người hay theo dõi các báo cáo và tạp chí của quân đội Trung Quốc cho hay: “Các phi công Trung Quốc bay ít hơn 100 - 150 giờ so với các phi công Mỹ và chỉ bắt đầu huấn luyện trên tàu sân bay từ năm 2012”, và “quân đội Trung Quốc dành 20 đến 30% thời gian của họ để nghiên cứu hệ tư tưởng cộng sản”.
Ảnh minh họa các cuộc tập trận của PLA thường mang tính kịch bản cao. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Ngoài ra, theo ông Beckley, các cuộc tập trận của PLA có rất ít tương đồng với những thách thức mà đội quân này sẽ phải đối mặt trong một cuộc xung đột thực sự giữa các cường quốc. Trên thực tế, các cuộc tập trận của PLA mang tính kịch bản cao (đội đỏ hầu như luôn thắng)… Hầu hết các cuộc tập trận chỉ liên quan đến một đơn vị, vì vậy quân đội thiếu khả năng tiến hành các hoạt động phối hợp. Ngoài ra, các đánh giá thường chỉ là “đánh giá chủ quan dựa trên quan sát trực quan hơn là dữ liệu được định lượng chi tiết”, và việc chấm điểm “chỉ đơn giản dựa trên việc một chương trình đào tạo đã được thực hiện hay chưa, chứ không phải là các mục tiêu của chương trình đó đã đạt được hay chưa”.
Khí tài Trung Quốc chưa thể vượt mặt các cường quốc
Nhiều nguồn tin quân sự cho biết, nguyên nhân Trung Quốc đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa quân đội là từ một vụ việc ‘đáng xấu hổ’ xảy ra vào năm 1996. Khi đó, Trung Quốc tiến hành phóng thử tên lửa gần lộ trình mà hạm đội hải quân Mỹ đang đi qua ở eo biển Đài Loan. Cuộc thử nghiệm đã thất bại với ít nhất 2 quả tên lửa biến mất khỏi hệ thống theo dõi. Một số nhà phân tích nhận định rằng, chính Mỹ đã ngắt Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) có chức năng dẫn đường cho 2 quả tên lửa trên. Vụ việc đó đã buộc Bắc Kinh phải tự phát triển hệ thống định vị toàn cầu riêng, nhằm tránh việc các hệ thống dẫn đường bị đối phương làm tê liệt khi tác chiến.
Tuy nhiên, dù đã đầu tư rất lớn vào quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân, PLA vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đau đầu liên quan đến khí tài và trang thiết bị.
Tàu sân bay Trung Quốc tác chiến yếu kém
Hai chiếc tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Hải quân Trung Quốc đều có thiết kế lỗi thời, vốn dựa trên thiết kế của tàu sân bay Kuznetsov (Xô-Viết) với điểm yếu là đường cất cánh, theo Business Insider.
Đường cất cánh của 2 tàu sân bay này yêu cầu máy bay phải có trọng lượng nhẹ, khiến các máy bay sẽ chỉ mang được một lượng tên lửa và nhiên liệu hạn chế. Trong khi đó, các tàu sân bay của Mỹ được trang bị hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước và bằng điện từ, cho phép máy bay có thể có trọng tải lớn.
Tàu sân bay Liêu Ninh đang ra khơi trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương ngày 24/12/2016. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Tàu sân bay của Mỹ có thể phóng máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay giám sát và kiểm soát trên không, thậm chí cả máy bay vận tải nhỏ. Trong khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có thể phóng các máy bay chiến đấu với sức chiến đấu hạn chế.
Tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có thể phóng từng máy bay một, nhưng của Mỹ lại có thể phóng 2 chiếc trong vài giây.
Nhắc đến tàu sân bay thì không thể không nhắc đến máy bay chiến đấu J-15 Flying Shark phục vụ cho Hải quân Trung Quốc. Giống như tàu sân bay, chiếc J-15 cũng được chế tạo dựa trên thiết kế của Xô-Viết. Do không thể mua các máy bay chiến đấu Su-33 dành cho tàu sân bay trực tiếp từ Nga, Trung Quốc đã mua một mẫu chưa hoàn thiện của Ukraine và chế tạo lại nó. Kết quả là máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề. Một trong số đó là vấn đề động cơ. Trung Quốc đã phải sử dụng các động cơ nội địa vẫn còn nhiều thiếu sót. Đây cũng là một trong các lý do dẫn đến các vụ tai nạn máy bay của Trung Quốc. Chiếc J-15 cũng có trọng lượng rất nặng, làm cho cho việc cất cánh tiềm tàng nhiều rủi ro.
Tất cả những điều này khiến giới quan sát nghi ngờ khả năng tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông.
Tàu sân bay của Mỹ có thể phóng máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay giám sát và kiểm soát trên không, thậm chí cả máy bay vận tải nhỏ. Trong khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có thể phóng các máy bay chiến đấu với sức chiến đấu hạn chế.
Tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có thể phóng từng máy bay một, nhưng của Mỹ lại có thể phóng 2 chiếc trong vài giây.
Nhắc đến tàu sân bay thì không thể không nhắc đến máy bay chiến đấu J-15 Flying Shark phục vụ cho Hải quân Trung Quốc. Giống như tàu sân bay, chiếc J-15 cũng được chế tạo dựa trên thiết kế của Xô-Viết. Do không thể mua các máy bay chiến đấu Su-33 dành cho tàu sân bay trực tiếp từ Nga, Trung Quốc đã mua một mẫu chưa hoàn thiện của Ukraine và chế tạo lại nó. Kết quả là máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề. Một trong số đó là vấn đề động cơ. Trung Quốc đã phải sử dụng các động cơ nội địa vẫn còn nhiều thiếu sót. Đây cũng là một trong các lý do dẫn đến các vụ tai nạn máy bay của Trung Quốc. Chiếc J-15 cũng có trọng lượng rất nặng, làm cho cho việc cất cánh tiềm tàng nhiều rủi ro.
Tất cả những điều này khiến giới quan sát nghi ngờ khả năng tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc ‘kén chọn’ thời tiết
Trong 13 ngày liên tiếp cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm nay, khi Đài Loan có mưa lớn thì các chiến cơ Trung Quốc cũng bỗng dưng vắng bóng. Khi thời tiết quang đãng trở lại vào ngày 11/8, vùng nhận dạng Phòng không của Đài Loan lại bị chiến đấu cơ Trung Quốc tới quấy rối.
Nhà bình luận thời sự Hoàng Sáng Hạ cho hay, có lẽ là "chiến đấu cơ của Trung Quốc không thể chịu được thời tiết mưa gió”. Ông nói thêm, ngay cả “bay trong mưa" mà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho chiến đấu cơ Trung Quốc, thì ta có thể thấy rằng lực lượng không quân nước này có quá nhiều lỗ hổng chí tử, theo Secret China.
Trong khi đó, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vô tình tiết lộ, máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc phải bảo dưỡng và làm sạch bằng cách dùng bọt biển để "rửa khô" khi hoạt động trong điều kiện mưa gió, nếu không nước sẽ thấm vào và gây rỉ sét các bộ phận.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc chỉ hoạt động được trong điều kiện thời tiết khô ráo. (Ảnh: JOHANNES EISELE/AFP qua Getty Images)
Dù Trung Quốc đã nỗ lực chế tạo động cơ WS-10, là biến thể sao chép từ dòng Saturn AL-31F của Nga, nhưng dòng động cơ nội địa này vẫn chưa được tin tưởng nên phần lớn tiêm kích J-10 vẫn phải nhập động cơ của Nga. Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình cho rằng, sự cố động cơ và hệ thống điều khiển là nguyên nhân chính trong hàng loạt tai nạn chết người của chiến đấu cơ Trung Quốc trong những năm gần đây.
Một mặt khác, theo truyền thông Trung Quốc, số giờ tập luyện thường xuyên hằng năm của phi công lái tiêm kích thế hệ 4 như J-10 hay J-11 đã đạt con số 300 giờ bay, thay vì chỉ gần 100 giờ như trước, tức là ngang hàng với những cường quốc như Mỹ hay châu Âu.
Tuy nhiên, với tần suất bay như vậy thì tiêm kích J-10 hay J-11 do chính Trung Quốc sản xuất có thể trụ vững trong bao lâu? Hiện nay, độ bền khung thân của tiêm kích do Mỹ, NATO sản xuất dao động trong khoảng 6.000 - 8.000 giờ bay. Nhưng tiêm kích Trung Quốc ngoài điểm yếu về tuổi thọ động cơ, thì tuổi khung thân của J-10 và J-11 là chỉ khoảng 1.500 - 2.000 giờ bay.
Tức là một tiêm kích mới sản xuất, với tần suất luyện tập dày đặc của phi công thì chỉ sau 5 - 7 năm là hết thời gian khai thác, phải đại tu sửa chữa hoặc bị loại biên. Còn đối với những chiếc J-10 hay J-11 đã bay vài năm thì số giờ hoạt động còn lại sẽ ít hơn nữa. Như vậy, có thể thấy hàng loạt tiêm kích của Trung Quốc sẽ sớm phải về vườn.
Ngoài ra, theo ông Zhou Chenming - chuyên gia quân sự Trung Quốc - thì "Mỹ có máy bay ném bom chiến lược đường dài B-52 để tấn công các mục tiêu ở xa, Nga có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160. So với họ, Trung Quốc thiếu khả năng tấn công tầm xa, điều này cản trở mục tiêu trở nên 'chiến lược' của không quân nước này. Thêm vào đó, Trung Quốc không có máy bay vận tải có khả năng vận tải vòng quanh thế giới, trong khi Mỹ có 4 loại vận tải cơ như C-17 hay C-4130", tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
Dù Trung Quốc đã nỗ lực chế tạo động cơ WS-10, là biến thể sao chép từ dòng Saturn AL-31F của Nga, nhưng dòng động cơ nội địa này vẫn chưa được tin tưởng nên phần lớn tiêm kích J-10 vẫn phải nhập động cơ của Nga. Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình cho rằng, sự cố động cơ và hệ thống điều khiển là nguyên nhân chính trong hàng loạt tai nạn chết người của chiến đấu cơ Trung Quốc trong những năm gần đây.
Một mặt khác, theo truyền thông Trung Quốc, số giờ tập luyện thường xuyên hằng năm của phi công lái tiêm kích thế hệ 4 như J-10 hay J-11 đã đạt con số 300 giờ bay, thay vì chỉ gần 100 giờ như trước, tức là ngang hàng với những cường quốc như Mỹ hay châu Âu.
Tuy nhiên, với tần suất bay như vậy thì tiêm kích J-10 hay J-11 do chính Trung Quốc sản xuất có thể trụ vững trong bao lâu? Hiện nay, độ bền khung thân của tiêm kích do Mỹ, NATO sản xuất dao động trong khoảng 6.000 - 8.000 giờ bay. Nhưng tiêm kích Trung Quốc ngoài điểm yếu về tuổi thọ động cơ, thì tuổi khung thân của J-10 và J-11 là chỉ khoảng 1.500 - 2.000 giờ bay.
Tức là một tiêm kích mới sản xuất, với tần suất luyện tập dày đặc của phi công thì chỉ sau 5 - 7 năm là hết thời gian khai thác, phải đại tu sửa chữa hoặc bị loại biên. Còn đối với những chiếc J-10 hay J-11 đã bay vài năm thì số giờ hoạt động còn lại sẽ ít hơn nữa. Như vậy, có thể thấy hàng loạt tiêm kích của Trung Quốc sẽ sớm phải về vườn.
Ngoài ra, theo ông Zhou Chenming - chuyên gia quân sự Trung Quốc - thì "Mỹ có máy bay ném bom chiến lược đường dài B-52 để tấn công các mục tiêu ở xa, Nga có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160. So với họ, Trung Quốc thiếu khả năng tấn công tầm xa, điều này cản trở mục tiêu trở nên 'chiến lược' của không quân nước này. Thêm vào đó, Trung Quốc không có máy bay vận tải có khả năng vận tải vòng quanh thế giới, trong khi Mỹ có 4 loại vận tải cơ như C-17 hay C-4130", tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét