TỜ CÔNG TRÁI
Bạn tôi là một giáo viên trung học ở thành phố. Cách đây hơn ba mươi năm, vào cái thời mà ta vẫn gọi là thời bao cấp, những người giáo viên như anh lúc đó đồng lương rất eo hẹp, cuộc sống vô cùng khó khăn trong cái khó khăn chung của đất nước.
Năm tháng qua đi, mặc dù sau đó anh cũng đã rất nhiều lần tiếp tục mua công trái xây dựng đất nước từ những đồng lương còm cõi của giáo viên, nhưng anh không thể nhớ mình đã mua hai tờ công trái cách đây đã hơn 20 năm. Cho đến một hôm, tình cờ khi sắp xếp lại tủ hồ sơ, bạn tôi đã phát hiện mình là “chủ sở hữu” của hai tờ công trái mệnh giá hai trăm đồng nhưng đã quá hạn thanh toán đến hơn 10 năm.
Và có ai biết là bạn tôi đã được nhận bao nhiêu tiền kể cả lãi suất cho việc đóng góp hai phần ba tháng lương cách đây hơn hai mươi năm không? Ba mươi mốt ngàn đồng. Số tiền này đủ cho một người ăn được tô phở bình dân hạng bét lúc ấy.
Đành rằng, anh có thể chắc lưỡi cho qua mọi chuyện. Nhưng điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi anh tiếp tục chắt bóp từ những đồng lương của mình để mua những tờ “công trái xây dựng tổ quốc”.
Giá như mà anh bạn tôi không tình cờ tìm thấy hai tờ công trái kia.
Hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, anh đã rất vui vẻ đóng góp những đồng lương mồ hôi nước mắt của mình để mua những tờ “công trái xây dựng tổ quốc”. Năm ấy là năm của cơn bão “giá, lương, tiền” quét trên đất nước Việt Nam.
Anh nhớ lúc ấy lương của một giáo viên có thâm niên năm năm trong nghề như như anh lãnh được 310 đồng (ba trăm mười đồng). Ba trăm mười đồng ở vào thời điểm ấy là một khoản tiền không nhỏ, đủ cho gia đình bạn tôi gồm hai vợ chồng và một đứa con sống dè xẻn được hơn nửa tháng.
Vậy mà bạn tôi đã không ngần ngại bỏ ra hai trăm đồng, tức là hai phần ba tháng lương để mua hai tờ công trái mỗi tờ mệnh giá một trăm đồng. Thời hạn thanh toán công trái là 10 năm với lãi suất là 2%/1 năm.
Năm tháng qua đi, mặc dù sau đó anh cũng đã rất nhiều lần tiếp tục mua công trái xây dựng đất nước từ những đồng lương còm cõi của giáo viên, nhưng anh không thể nhớ mình đã mua hai tờ công trái cách đây đã hơn 20 năm. Cho đến một hôm, tình cờ khi sắp xếp lại tủ hồ sơ, bạn tôi đã phát hiện mình là “chủ sở hữu” của hai tờ công trái mệnh giá hai trăm đồng nhưng đã quá hạn thanh toán đến hơn 10 năm.
Bạn tôi cầm hai tờ công trái đã phai màu theo năm tháng với tâm trạng nửa mừng nửa lo. Mừng là vì ở vào thời điểm khó khăn, anh đã đóng góp được chút gì đó cho đất nước và nay được nhà nước hoàn trả với một lãi suất nhất định. Lo là vì quá hạn đã hơn 10 năm không biết nhà nước có thanh toán không.
Hơn hai mươi lăm năm, đồng tiền liên tục mất giá, từ đơn vị đồng (đồng tiền có mệnh giá cao nhất lúc đó là một trăm đồng) nay đã là đơn vị hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn đồng.
Hơn hai mươi năm, từ lúc con trai anh còn ẳm ngữa, hiện đã là sinh viên đại học năm thứ tư. Mang tâm trạng ấy, anh đã giấu mọi người trong gia đình và đến kho bạc nhà nước xin thanh toán hai tờ công trái. Rất may là kho bạc nhà nước địa phương vẫn bố trí cán bộ thanh toán những tờ công trái quá hạn.
Và có ai biết là bạn tôi đã được nhận bao nhiêu tiền kể cả lãi suất cho việc đóng góp hai phần ba tháng lương cách đây hơn hai mươi năm không? Ba mươi mốt ngàn đồng. Số tiền này đủ cho một người ăn được tô phở bình dân hạng bét lúc ấy.
Đành rằng, anh có thể chắc lưỡi cho qua mọi chuyện. Nhưng điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi anh tiếp tục chắt bóp từ những đồng lương của mình để mua những tờ “công trái xây dựng tổ quốc”.
Giá như mà anh bạn tôi không tình cờ tìm thấy hai tờ công trái kia.
Nguồn: Trên mạng
O dau cung vay thoi CS hay CNTB dong tien theo nam thang cu mat gia dan---tot nhat mua cong trai qui ra vang--menh gia to cong trai nay vao thoi diem nay la bao nhieu vang .
Trả lờiXóa